Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 đến 16 - Võ Mạnh Hùng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 đến 16 - Võ Mạnh Hùng

Tập đọc: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

 I\Mục tiêu:

 1) Đọc lưu loát toàn bài. Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.

 2) Hiểu từ ngữ trong bài.

 -Hiểu ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

 3) GDHS biết bảo vệ rừng ngập mặn.

II\Đồ dùng dạy học:

 -Bức tranh về những khu rừng ngập mặn

 

doc 91 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 đến 16 - Võ Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008
Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I\ Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc rõ ràng mạch lạc.
 2) Hiểu: -Được từ ngữ trong bài.
 -Hiểu được ý chính của bài: ca ngợi sự thông minh dũng cảm của cậu bé gác rừng tí hon trong việc bảo vệ rừng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.
II\Đồ dùng dạy học:
 -Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong sgk.
 -Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III\Các hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
H; Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ?
-Ong rong rủi trăm miền. Ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa
1’
11’
9’
7’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: HĐ1 : GV đọc
- GV cả bài một lượt: đọc to, rõ. Đọc nhanh, mạnh ở đoạn bắt bọn trộm gỗ. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động : bành bạch, chộp, lao ra, hộc lên, văng ra, lao tới 
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn
- Luyện đọc từ khó : lửa đốt, bành bạch, cuộn 
HĐ3: Cho HS đọc cả bài
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài:
*Đoạn1: Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Khi đi tuần rừng thay cha, bạn nhỏ đã phát hịên được điều gì?
Đoạn2: Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
H: Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh.
H: Kể những việc làm cho thấy bạn là người dũng cảm
* Phần còn lại : Cho HS đọc
H: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
H: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
d) Đọc diễn cảm: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
-GV đưa ra bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS cách đọc.
- Cho HS đọc cả bài.
HS lắng nghe
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài
- 1 đến 2 HS đọc cả bài
- 1HS đọc chú giải
- 2HS giải nghĩa từ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-Bạn nhỏ đã phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Em thấy hai gã trộm
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-Những việc làm đó là : “chộp lấy cuộn dây thừnglao ra văng ra”
-Thấy Sáu Bơ lao ra khỏi buồng lái, bỏ chạy, em đã dồn hết sưc xô ngã tên trộm.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS trao đổi nhóm, có thể trả lời :
+Vì bạn muốn góp phần vào việc bảo vệ rừng
- Học được sự thông minh, dũng cảm
- Yêu rừng , yêu thiên nhiên
- Một vài HS đọc
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV
- 1 HS đọc cả bài
2’
3) Củng cố :
H: Em học được điều gì qua bài tập đọc này?
-Bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả cộng đồng
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc + về nhà đọc trước bài Trồng rừng ngập mặn
 __________________________________________________________
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I\Mục tiêu:
Giúp HS: 
 -Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân của các số thập phân.
 -Bước đầu biết nhân một tổmh các số thập phân với một số thập phân.
II\Đồ dùng dạy học:
 -Kẽ sẵn bảng bài 4 a)
III\Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
5/
1/
28/
3/
2/
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu t/c kết hợp của phép cộng các số TP?
 - Nhận xét, sửa chữa.
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
Bài1: Đặt tính rồi tính :
-Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp giải vào vở.
-Nhận xét, sửa chữa.
-Nêu cách cộng, trừ, nhân số TP?
Bài 2 :Tính nhẩm :
-Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng kết quả.
-Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3:-Cho HS đọc đề.
-Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp giải vào vở.
-Nhận xét, sửa chữa.
Bài 4a) Treo bảng phụ kẽ sẵn bảng.
-Cho HS tính giá trị của (a+b) xc và axb+bxc rồi điền vào bảng.
-Rút ra nhận xét.
b) Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài, đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, sửa chữa.
4– Củng cố :
- Muốn nhân 1 tổng các số TP với 1số TP ta làm thế nào?
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
- Hát 
- HS lên bảng.
- HS nghe.
-HS làm bài.
a) 375,86 b) 80,475 c) 48,16
 29,05 26,827 3,4
 14448
- HS nêu.
- HS làm rồi nêu miệng Kquả.
- HS giải :
 Giá tiền 1kg đường là : 
 38 500 : 5 = 77 000 (đồng) 
 Số tiền mua 3,5 kg đường là : 
 77 00 x 3,5 = 26950 (đồng) .
 Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường cùng loại là :
 38 500 – 26950 = 11550 (đồng )
 ĐS: 11550 đồng.
- (a + b) x c = a x c + b x c.
-HS làm bài :
+ 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3)
 = 9,3 x 10 = 93 .
+7,8 x 0,35 + 0,35x 2,2 = 0,35 x(7,8 + 2,2)
 = 0,35 x 10 = 3,5
- HS nêu.
- HS nghe.
 _________________________________________________________
Đạo đức: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2)
Tg 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
9’
9’
11’
4’
HĐ1: Đóng vai (Bài tập 2SGK).
-GV chia học sinh thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
-Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống; đóng vai.
-Cho ba nhóm đại diện lên thể hiện; lớp thảo luận, nhận xét.
-GV kết luận :
HĐ2: Làm bài tập 3-4, SGK.
-GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS làm bài tập 3-4
-Cho đại diện các nhóm lên trình bày.
-GV kết luận: +Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1tháng10 hằng năm.
+Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
+Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi.
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh., Sao Nhi đồng.
HĐ3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính Già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.
-Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-Gv kết luận: a) Về các phong tục, tập quán kính Già, yêu trẻ của địa phương.
HĐ nối tiếp: Về nhà sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ VN. 
-HS đóng vai theo nhóm.
-3nhóm đại diện thể hiện, lớp thảo luận nhận xét.
-HS lắng nghe.
- Từng nhóm làm bài tập 3-4.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
 Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008
Tập đọc: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
 I\Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát toàn bài. Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.
 2) Hiểu từ ngữ trong bài.
 -Hiểu ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
 3) GDHS biết bảo vệ rừng ngập mặn. 
II\Đồ dùng dạy học:
 -Bức tranh về những khu rừng ngập mặn 
III\Các hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
H: Khi đi tuần rừng thay cha, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
-GV nhận xét và ghi điểm.
- Bạn nhỏ đã phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất. Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Em thấy hai gã trộm.
1
11’
9’
7’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện đọc:
 HĐ1: Gọi 1 HS đọc cả bài
 HĐ2: GV chia đoạn: 3 Đoạn
 * Đoạn1: Từ đầu  sóng lớn.
 * Đoạn2: Mấy năm qua  Nam Định.
 * Đoạn3: Còn lại.
 - Cho HS đọc đoạn nối tiếp
 - Cho HS đọc các từ ngữ khó: ngập mặn, xói lở, vững chắc,
 -Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ.
 HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
 Đoạn1: Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
Đoạn 2: Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
 Đoạn3: Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
H: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? 
d) Đọc diễn cảm: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 
 - HS lắng nghe.
 - Cả lớp đọc thầm
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn 
- HS luyện đọc từ.
- 1HS đọc chú giải
- Cả lớp theo dõi
 -1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
-Nguyên nhân: Chiến tranh, các quá trình quai đê, lấn biển làm đầm nuôi tôm.
- Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nên đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu ro õtác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. 
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Rừng có tác dụng bảo vệ đê điều, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng thu hoạch hải sản tăng, các loài chim nước trở nên phong phú. 
-HS đọc theo hướng dẫn của GV.
-HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
2’
3) Củng cố :
H: Nguyên nhân nào ta phải bảo vệ rừng ngập mặn? 
-Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thầnh tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc nhiều lần.
- Về nhà đọc trươ ... ởng điều khiển nhóm mình thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hànhTr.67 SGK. 
- Đai diện từng nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình 
- HS nghe.
- HS đọc kĩ các thông tin Tr.67 SGK
- Một số HS chữa bài tập. 
- HS trả lời. 
 - HS lắng nghe.
- Xem bài trước 
Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn: LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I / Mục đích yêu cầu:
 -Học sinh nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc.
 -Biết làm biên bản một vụ việc.	
II / Đồ dùng dạy học: 2 tờ giấy khổ to cho HS viết biên bản.
III / Hoạt động dạy và học:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A / Kiểm tra bài cũ : 
 HS luyện đọc đoạn văn tả hoạt động của 1 em bé đã được viết lại.
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
2 / Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc đề bài, đọc bài tham khảo, chú giải.
-GV: + Các em chú ý bố cục bài văn tham khảo (phần đầu, phần nội dung chính, phần cuối).
 + Chú ý cách trình bày biên bản 
-GV cho HS hoạt động nhóm để tả lời câu hỏi về nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác nhau với biên bản cuộc họp.
-Cho HS các nhóm trình bày kết quả.
-GV nhận xét, bổ sung và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: 
-GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV nhắc: + Các em đọc lại bài Thầy cúng đi viện.
 +Đóng vai bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện, em lập biên bản về vụ việc cụ Ún trốn viện.
-Cho HS làm bài , trình bày bài làm ( GV phát 2 tờ giấy khổ to để HS làm bài vào phiếu )
-GV nhận xét và khen những HS biết cách lập biên bản về 1 vụ việc cụ thể.
5 / Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà hoàn thiện bài viết vào vở biên bản đã làm ở lớp 
-Tiết sau: ôn tập văn viết đơn.
-2 HS lần lượt đọc đoạn văn mình viết lại.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS trao đổi theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
- HS các nhóm trình bày kết quả.
-1 số HS phát biểu, lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân .1 vài HS đọc biên bản mình làm trước lớp.
-2 HS dán bài làm lên bảng .Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
 ___________________________________________________________
Luyện từ và câu:	TỔNG KẾT VỐN TỪ	(tt)
I\Mục tiêu:
 -HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm đồng nghĩa đã cho.
 -Tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình.
II\Đồ dùng dạy học:
 -Chuẩn bị 6 tờ phiếu phô-tô-cô-pi phóng to BT1.
III\Các hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra 2 HS
-GV nhận xét+ cho điểm.
2 HS tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ nhân hậu, trung thực, cần cù.
1’
9’
8’
9’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập1
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập1.
 *Xếp các tiếng: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son thành những nhóm đồng nghĩa.
*Chọn các tiếng: đen, thâm, mun, huyền, đen (thui), ô, mực vào chỗ trống trong các dòng đã cho sao cho đúng.
- Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho các nhóm làm bài) 
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
a/Các nhóm đó là:
đỏ-điều-son ; trắng-bạch; xanh-biếc-lục; hồng-đào
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 
-Cho HS đọc toàn văn BT2.
*Mỗi em đọc thầm lại bài văn.
 -Cho HS làm việc.
-GV chốt lại:
+Nhà văn Phạm Hổ đã đưa ra một kết thúc rất quan trọng: không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới tiến đến cái mới, cái riêng trong tư tưởng, tình cảm.
+Khi viết bài văn miêu tả, các em cần ghi nhớ những điểm sau đây:
*Không viết rập khuôn, bài phải có cái riêng, cái mới.
*Phải biết quan sát để tìm ra cái riêng, cái mới
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3 
-Cho HS đọc lại yêu cầu của BT3
-GV giao việc:
*Các em cần dựa vào gợi ý ở đoạn văn trên BT2.
*Cần đặt câu miêu tả theo lối so sánh hay nhân hoá.
-Cho HS làm bài +đọc những câu văn mình đặt.
-GV nhận xét + khen những HS đặt câu có cái mới, cái riêng của mình.
- HS lắng nghe.
 -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Các nhóm trao đổi, tìm kết quả, ghi vào phiếu.
-Đại diện nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-2HS đọc nối tiếp BT2+3
-Lớp chăm chú nghe.
-HS đọc thầm lại đoạn văn.
-1HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS đặt câu, ghi ra nháp.
-HS lần lượt đọc câu mình đặt.
-Lớp nhận xét.
4’
3) Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
 _________________________________________________________________
Toán: LUYỆN TẬP
I\Mục tiêu:
 Giúp HS: 
 -Ôn lại ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phân trăm: 
 -Tính tỉ số phần trăm của hai số; Tìm một số phần trăm của một số.
 -Tính một số biết một số phần trăm của nó.
II\Đồ dùng dạy học:
III\Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/
5/
1/
28/
3/
2/
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
-Muốn tìm 1 số khi biết giá trị 1 số phần trăm của nó ta làm thế nào?
 - Nhận xét.
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
 Bài 1:
-Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào?
-Gọi 2 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
-Muốn tìm giá trị một số phần trăm của số đã cho ta làm thế nào?
-Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề.
-Cho HS thảo luận theo cặp, đại diện 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
-GV thu 1 số vở chấm.
-Nhận xét, sửa chữa.
-Muốn tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó ta làm thế nào?
4– Củng cố :
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số?
-Nêu cách tìm 1 số phần trăm của một số?
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
- HS lên bảng.
- HS nghe.
- HS nghe.
-Trả lời
-HS làm bài.
a) 37 : 42 = 0,8809 ; 0,8809 x 100 = 88,09 %
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là :
 126 : 1200 = 0,105 ; 0,105 = 10,5 %
 ĐS : 10,5%
-HS nhận xét.
-Ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100.
-HS làm bài.
a) 97 x 30 : 100 = 29,1 
b) Số tiền lãi là :
 6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng )
 ĐS: 900000đồng.
- HS nhận xét.
-Từng cặp thảo luận, 1 HS trình bày.
a) 72 x 100 : 30 = 240 
b) Số gạo của cửa hàng sau khi bán là :
 420x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn.
 ĐS: 4tấn.
- 1 số HS nộp vở.
- HS nhận xét.
Ta lấy số đó nhân với 100rồi chia cho số phần trăm hoặc lấy số đó chia cho số phần trăm rồi nhân với 100.
-HS nêu.
-HS nghe.
 _____________________________________________________________________
Lịch sử: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 
A\Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: 
 -Mối quan hệ giữa tiền tuyến & hậu phương trong kháng chiến.
 -Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B\Đồ dùng dạy học:
 -Aûnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới.
C\Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
 27’
8’
 19’
2’
1’
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 “ 
 -Vì sao ta quyết định mơ ûchiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
 -Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
 Nhận xét K.T bài cũ.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Hậu phương sau những năm chiến dịch Biên giới “
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 -GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó.
 -Gọi 1 HS kể lại.
 b) HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
 -N.1: + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào?
 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? 
 _ N.2: + Đại hội chiến sĩ thi đua & cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
 + Việc tuyên dương những tập thể & cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?
 _ N.3: +Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua: kinh tế, văn hoa, giáo dục như thế nào?
 + Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
V – Củng cố: Gọi HS đọc nội dung chính của bài.
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài sau :” Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “
- HS trả lời.
- HS nghe.
 - 1 HS kể lại .
- N.1: + Tháng 2-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp.
 + Đại hội chỉ rõ ràng: Đẻ đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đát cho nông dân.
- N.2 : + Đại hội chiến sĩ thi đua & cán bộ gương mẫu toàn quốc diển ra trong 
 + Đại hội có tác dụng đã cổ vũ quân & dân ta tiến lên giành thắng lợi.
- N.3: + Về kinh tế ta tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Về văn hoa, giáo dục phong trào thi đua học tập ở các trường phổ thông được đẩy mạnh.
 + Hậu phương ngày càng vững mạnh tạo thế & lực mới cho cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Xem bài trước.
 ============================= O===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_13_den_16_vo_manh_hung.doc