Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Phan Thị Lệ Huyền

Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Phan Thị Lệ Huyền

CHUỖI NGỌC LAM

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1 - Đọc lưư loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài

- Đọc phân biệt được lờid dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Pi – e; Gioan; người thiếu nữ)

- Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tâm trạng của bé Gioan trước vẽ đẹp của chuỗi ngọc lam

2 - Hiểu được các từ ngữ trong bài

- Hiểu được nội dung chính của bài: Ca ngợi tình cảm gắn bó giữa chị em bé Gioan và tấm lòng biết trân trọng tình cảm của Pi – e

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

- Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Phan Thị Lệ Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ 2 ngày 1 tháng 12 năm 2008
TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1 - Đọc lưư loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài
- Đọc phân biệt được lờid dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Pi – e; Gioan; người thiếu nữ)
- Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tâm trạng của bé Gioan trước vẽ đẹp của chuỗi ngọc lam
2 - Hiểu được các từ ngữ trong bài
- Hiểu được nội dung chính của bài: Ca ngợi tình cảm gắn bó giữa chị em bé Gioan và tấm lòng biết trân trọng tình cảm của Pi – e
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Trồng rừng ngập mặn
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện đọc
Cho 1 HS đọc cả bài
Cho HS đọc nối tiếp đoạn
Cho HS luyện đọc từ ngữ khó: áp trán, kiếm, chuỗi, Nô – en, Gioan, Pi – e, rạng rỡ
Cho HS luyện đọc theo cặp
Cho đại diện HS trình bày
GV đọc mẫu toàn bài
1 HS đọc, lớp nghe
HS đọc nối tiếp đoạn
HS đọc từ khó
HS đọc theo cặp
HS trình bày
HS lắng nghe
Tìm hiểu bài
Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? ( Để tặng chị gái nhân ngày Nô – en, Mẹ mất chị đã thay mẹ nuôi cô bé)
+ Em bé đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó? ( Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam. Thể hiện qua chi tiết : Cô bé mở khăn ra đổ lên bảng một nắm tiền xu . Pi – e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền)
Cho HS đọc phần càn lại và trả lời câu hỏi:
+ Chi của cô bé tìm gặp Pi – e để làm gì? ( Chị gặp Pi – e để xem có đúng em gái mình đã mua chuỗi ngọc lam ở tiệm của Pi – e không - Chị biết em chị không có tiền)
+ Vì sao Pi – e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? ( Vì Pi – e thấy tấm lòng của em đối với chị gái . Vì Pi – e là người rất tôn trọng tình cảm)
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? ( Rất yêu quí và cảm động trước tình cảm của 3 nhân vật : - Bé Gioan yêu thương kính trọng, biêt sơn chị, và chị đã thay mẹ nuôi mình - Chị gái bé Gioan thật thà trung thực ; Pi – e nhân hậu quý trọng tình cảm)
HS đọc và trả lời câu hỏi
HSđọc và trả lời câu hỏi
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học 
Dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TOÁN
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
Hiểu được qui tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự nhiên
Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự nhiên
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS làm bài tập 2c, d
HS thực hiện
Giới thiệu bài 
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
- GV nêu VD1 rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán 
- Cho HS thực hiện các phép chia theo các bước( SGK)
- Chú ý HS bước viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào bên phải số bị chia để chia tiếp 
- GV nêu VD2 - Đặt câu hỏi : Phép chia 43 : 52 có thực hiện được tương tự như phép chia 27 : 4 không? Tại sao?
- Hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43 : 53 thành phép chia quen thuộc 43,0 : 52 và chia như SGK
- GV nêu qui tắc như SGK và giải thích kĩ các bước thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
- Cho HS nhắc lại qui tắc 
HS nêu phép tính giải bài toán
HS thực hiện phép tính chia
HS theo dõi
HS theo dõi
HS thực hiện
HS theo dõi
HS nhắc lại qui tắc
Hoạt động 2
Thực hành
Bài 1: Cho 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính chia: 12 : 5 và 882 : 36 – Cho cả lớp làm vào vở
Tiến hành tương tự với các phép tính còn lại
Kết quả: a/ 2,4 ; 5,75 ; 24,5 b/ 1,875 ; 2,65 ; 20,25
Bài 2: - Cho 1 HS đọc đề bài toán
GV ghi tóm tắt lên bảng 
Cho cả lớp làm bài vào vở
Gọi 1 HS lên bảng chữa bài
Tóm tắt: 25 bộ hết: 70 m
 6 bộ hết ? m
Bài giải:
Số vải để may 1 bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 ( m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 x 6 = 16,8 ( m)
Đáp số: 16,8 m
HS thực hiện
HS thực hiện tương tự 
HS đọc đè bài
HS làm bài vào vở
HS chữa bài
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: CHUỖI NGỌC LAM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng chính tả. Trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc: Chuỗi ngọc lam
- Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr/ch và âm cuối o/u
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to
2 tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS bài học hôm trước
HS thực hiện
Giiơí thiệu bài 
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng 
HS lắng nghe
Viết chính tả
GV đọc toàn bài chính tả một lượt 
Hỏi: Theo em, đoạn chính tả nói gì? ( Niềm hạnh phúc sung sướng vô hạn của be Gioan và tấm lòng nhân hậu của Pi – e)
Cho HS luyện viết những từ ngữ khó: lúi húi, Gioan, rạng rỡ...
GV đọc từng câu hoặc vế câu cho HS viết
GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lỗi
GV chấm 5 – 7 bài
GV nhận xét và cho điểm
HS lắng nghe
HS luyện viết từ khó
HS viết chính tả
HS soát lỗi
HS đổi vở chấm lỗi
Làm bài tập
Bài 2: 
Cho HS đọc yêu cầu BT2
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài ( GV dán 4 tờ giấy khổ to lên bảng cho HS chơi trò chơi: Thi tiếp sức
Theo lệnh của GV mỗi nhóm tìm từ ngữ chứa tiếng của một cặp từ. Hết thời gian nhóm nào tìm nhiều từ là thắng cuộc
GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ HS tìm đúng 
Bài 3: 
Cho HS đọc bài tập 3
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài – 2 HS làm vào phiếu trên bảng
GV nhận xét và chốt lại từ cần điền:
+ Thứ tự ô số 1 cần điền: đảo, hào, dao, trong, tàu, vào
+ Thứ tự ô số 2 cần điền: trước, tường, vào, chở, trả
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
HS đọc yêu cầu
HS thực hiện
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 3 ngày 2 tháng 12 năm 2008
KHOA HỌC
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Kể tên một số đồ gốm
Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ 
Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng
Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 56,57 SGK
Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng
Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các hoạt động
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS bài : Đá vôi
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Thảo luận
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to
- Cho các nhóm treo sản phẩm lên bảng và trình bày
- Cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác đồ sành sứ ở điểm nào?
- Cho HS trình bày
- GV kết luận ( SGK)
HSthực hiện
HS trình bày
HS thảo luận
HS trình bày
Hoạt động 2
Quan sát 
- Cho các nhóm làm bài tập ở mục quan sát trang 56, 57 SGK. Ghi kết quả quan sát vào giấy 
- Sau đó cho nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi: Để lợp mái nhà ở H5, H6 người ta sử dụng loại ngói nào ở H4
- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng 
HS quan sát và làm bài tập
HS thảo luận
diện nhóm trình bày
Hoạt động 3
Thực hành
 - Cho HS làm việc theo nhóm:
+ Quan sát kĩ một viên gạch hoặc một viên ngói rồi nhận xét ( Thấy có rất nhiều lỗ nhỏ li ti)
+ Làm thực hành: Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó . ( HS dễ dàng nhận thấy có vô số bọt nhỏtừ viên gạch hoặc viên ngói thoat sra nổi lên trên mặt nước . Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhỏ li ti của viên gạch hoặc ngói, đẩy không khí ra taoh thành các bọt khí)
- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành và giải thích hiện tượng 
- Sau đó GV nêu câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói
+ Nêu tính chất của gạch , ngói
- GV kết luận như SGK
HS làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày
HS trả lời câu hỏi
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố qui tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS làm bài tập 3
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện tập
Bài 1:
Cho 2 HS lên bảng làm
 a/ Kết quả: 16,01
 c/ Kết quả: 1,67
 Gọi một số HS đọc kết quả phần b ( 1,89) d( 4,38)
Cho HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 2:
Cho 1 HS lên bảng tính : 8,3 x 0,4 đồng thời 1 HS lên bảng tính 8,3 x 10 : 25
Gọi 1 HS nhận xét kết quả
GV giải thích lí do vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia ( do 8,3 x10 khi tính nhẩm có kết quả là 83)
Cho HS làm rồi chữa bài tương tự đối với b, c
Bài 3: 
Cho HS làm bài rồi chữa bài . Chẳng hạn:
Bài giải:
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 x = 9,6 ( m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(24 + 9,6) x 2 = 67,2 ( m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 9,6 = 230,4( m2)
Đáp số: 67,2 m và 230,4 m2
Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữ bài
Đáp số: 20,5 km
HS thực hiện
HS nhắc lại cách thực hiện
HS thực hiện
HS nhận xét
HS thực hiện
HS làm bài và chữa bài
HS tự làm bài và chữa bài
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ôn tập những kiến thức đã học về từ loại: danh từ, tính từ
Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút dạ và giấy khôt to để HS làm bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS 
HS1: Đặt một câu có cặp QHT: Vì .... nên....
HS2: Đặt một câu có cặp QHT: Nếu ... thì...
GV nhận xét
HS thực hiện 
Giới thiệu bài 
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động  ...  4 tháng 12 năm 2008
ĐỊA LÍ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS :
Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách 
Nêu được một vài đặt điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta 
Xác định được trên bản đồ giao thông VN một số tuyến đường giao thông , các sân bay quốc tế và cảng biển lớn
Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ giao thông Việt Nam
Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các hoạt động 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
KTBC
Kiểm tra 2 HS bài : Công nghiệp
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Các loại hình giao thông vận tải
Cho HS trả lời câu hỏi ở mục 1 SGK
Cho HS trình bày kết quả , giúp HS hoàn thành câu hỏi
GV kết luận:
+ Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải : đường ô tô, đường sắt , đường sông, đường biển, đường hàng không
+ Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển chuyên chở hàng hóa và hành khách 
- Cho HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng ( ứng với các loại hình giao thông)
HS đọc SGK
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2
Phân bố một số loại hình giao thông
Cho HS làm bài tập 2 SGK
Cho HS trình bày kết quả
GV kết luận
HS làm bài
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS làm BT3
GV nhận xét
HS thgực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi 2 HS lên bảng lần lượt thực hiện 2 phép tính :
 5 : 0,5 = 10 3 : 0,2 = 15
 5 x2 = 10 5 x 5 = 15
- Cho cả lớp làm các trường hợp còn lại vào vở
Kết quả: 52 : 0,5 = 104 18 : 0,25 = 72
 52 x 2 = 104 18 x 4 = 72
- GV nhận xét bài làm của HS và nêu qui tắc nhân nhẩm khi ta chia cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25 lần lượt là:
 + Ta nhân số đó với 2
 + Ta nhân số đó với 5 
 + Ta nhận số đó với 4
Bài 2:
Cho 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở
GV nhận xét và chốt lại ý đúng:
a/ x x 8,6 = 387 9,5 x x = 399
 x = 387 : 8,6 x = 399 : 9,5
 x = 45 x = 42
Bài 3:
Cho HS đọc đề bài toán
GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng
Cho 1 HS lên bảng giải sau đó GV nhận xét
Bài giải:
Số dầu ở cả hai thùng là: 21 + 15 = 36 ( lít)
Số chai dầu là: 36 : 0,75 = 48 ( chai)
Đáp số: 48 chai
Bài 4:
Cho HS làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Diện tích hình vuông ( cũng là diện tích thửa ruộng hình chữ nhật) là:
25 x 25 = 625 ( m2)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
625 : 12,5 = 50 ( m)
Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
( 50 + 12,5) x2 = 125 ( m)
Đáp số: 125 m
HS thực hiện
HS làm bài vào vở
HS theo dõi
HS thực hiện
HS đọc đề bài
HS làm bài và chữa bài
HS làm bài và chữa bài
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TẬP LÀM VĂN
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp ; nội dung, tác dụng của biên bản
Bước đầu làm được biên bản một cuộc họp tổ hoặc họp lớp 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bảng cuộc họp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Các bước 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
KTBC 
Kiểm tra vở của HS cả lớp về nhà viết lại dàn ý bài văn tả một người em thường gặp
GV nhận xét
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng 
HS lắng nghe
Nhận xét
 - Cho HS đọc phần yêu cầu và toàn văn biên bản họp chi đội
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài và trả lời 3 câu hỏi 
GV nhận xét và chốt lại:
a/ Chi đội lớp 5a ghi biên bản để lưu lại toàn bộ nội dung của đại hội chi đội
b/ Cách mở đầu biên bản giống và khác với cách viết đơn ở chỗ:
+ Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, tên biên bản
+ Khác: Biên bản cuộc họp có tên đơn vị, đoàn thể, tổ chức cuộc họp
c/ Tóm tắt những việc cần ghi vào biên bản:
+ Thời gian , địa điểm họp
+ Thành phần tham dự
+ Chủ tọa, thư kí cuộc họp
+ Chủ đề cuộc họp, diễn biến cuộc họp
+ Kết luận cuộc họp
+ Chũ kí của chủ tọa, thư kí
1 HS đọc to, lớp nghe
HS thảo luận cặp và một số phát biểuý kiến
Ghi nhớ
Cho HS đọc lại phần ghi nhớ 
Cho vài HS nhắc lại ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ 
Luyện tập
Bài 1:
Cho HS đọc yêu cầu BT1
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài
Cho HS trình bày
GV nhận xét và khen những HS chọn đúng, lí giải lí do rõ ràng
Bài 2:
Tiến hành tương tự bài 1
GV chốt lại và khen những HS đặt tên đúng
VD: BIÊN BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐỘI
 BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN 
HSđọc yêu cầu
HS làm bài theo cặp
HS trình bày
HS thực hiện tương tự 
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
KHOA HỌC
XI MĂNG
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết
Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng
Nêu tính chất và công dụng của xi măng
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình và thông tin trang 58, 59 SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Các hoạt động 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS bài: Gốm xây dựng: gạch , ngói
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Thảo luận
Cho HS thảo luận câu hỏi :
+ Ở địa phương bạn , xi măng được dùng làm gì?
+ Kể tên một số nhf máy xi măng ở nước ta
Cho HS trình bày
GV nhận xét
HS thảo luận nhóm
HS trình bày
Hoạt động 2
Thực hành xử lí thông tin
Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi trong SGK
Cho đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi trang 59 SGK
GV kết luận như SGK
HS thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI ( TIẾP THEO)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ôn lại những kếi thức đã học về động từ, danh từ, tính từ, quan hệ từ
Biết thực hành sử dụng những kiến thức đã học để viết một đoạn văn ngắn 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC 
GV viết lên bảng 2 câu văn , cho HS tìm danh từ chung , danh từ riêng trong 2 câu văn đó
GV nhận xét cho điểm
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Luyện tập
Bài 1:
Cho HS đọc yêu cầu BT1
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài ( 2 HS làm vào phiếu)
Cho HS trình bày kết quả
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Động từ
Tính từ
Q. hệ từ
Đại từ
Trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
Xa, vời vợi, lớn
Qua, ở, với
nó
Bài 2:
Cho HS đọc BT2
GV nhắc lại yêu cầu
Cho HS làm bài cá nhân
Cho HS trình bày kết quả
GV nhận xét + Tuyên dương HS
Động từ: đổ, nấu, chết, nổi, chịu, ngoi, lội, cấy, đội, cúi, phơi, chứa
Tính từ: nóng, bồng bềnh, nắng, chang chang, đỏ bừng, ướt đẫm, vất vả
Quan hệ từ: ở, như, trên, còn, thế nào, giữa, dưới, mà, của
HS đọc yêu cầu
HS làm bài cá nhân
HS trình bày
HS đọc yêu cầu
HS làm bài
HS trình bày
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Thứ 6 ngày 5 tháng 12 năm 2008
TOÁN
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS biết
Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân
Vận dụng giải cac sbài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Các bước
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 2 HS làm bài 3
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Hình thành qui tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
a/ GV nêu bài toán ở VD1
Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán 
Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia STP cho một số tự nhiên ( như SGK) rồi thực hiện phép chia: 235,6 : 62 ( như SGK)
Cho HS nêu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2
GV ghi tóm tắt các bước làm lên bảng
b/ GV nêu phép chia ở VD2
Cho HS vận dụng cách làm ở VD1 để thực hiện phép chia 
Cho HS nêu qui tắc cho một STP
Gọi HS đọc qui tắc (SGK)
HS nêu phép tính
HS thực hiện
HS nêu cách thực hiện
HS thực hiện
HS nêu qui tắc
Hoạt động 2
Thực hành 
Bài 1: GV ghi phép chia 19,72 : 5,8 lên bảng
Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở
Cho HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số , trong phần thập phân của số chia có hai chữ số , Chẳng hạn phần d/ 17,4 : 1,45. GV hướng dẫn theo qui tắc đưa về thực hiện phép chia 1740 : 145
Kết quả các phép tính là:
a/ 3,4 ; b/ 1,58 ; c/ 51,52 ; d/ 12
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đè bài toán 
GV tóm tắt lên bảng 
Cho cả lớp ghi lời giải vào vở 
Bài giải:
1 lít dầu hỏa cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 ( kg)
8 lít dầu hỏa cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 ( kg)
Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài . Chẳng hạn:
Ta có 429,5 : 2,8 = 153 ( dư 1,1)
Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhát là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1 m
Đáp số 153 bộ quần áo; thừa 1,1 m
HS làm bài
HS thảo luận
HS đọc đề bài
HS làm bài
HS làm bài và chữa bài
Củng cố, dặn dò
GV nhậ xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I/ MỤC TIÊU:
HS biết dựa vào những kiến thức đã học về biên bản một cuộc họp để làm được một biên bản về cuộc họp tổ hặc lớp , họp chi đội
Biết trình bày một biên bản đúng qui định 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản một cuộc họp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Các bước 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
KTBC
Kiểm tra 3 HS : Nhắc lại 3 phần chính của biên bản một cuộc họp
GV nhận xét , cho điểm
HS thực hiện
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
HS lắng nghe
HS làm bài
Cho HS đọc yêu cầu của đề bài
GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài:
Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội
Cho HS đọc gợi ý trong SGK
Cho HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp ( GV đưa bảng phụ lên cho HS đọc)
Cho HS làm bài 
Cho HS trình bày
GV nhận xét và khen những HS làm bài tốt
HS đọc đề bài
HS đọc gợi ý
HS đọc
HS làm bài
HS đọc bài làm của mình
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_14_phan_thi_le_huyen.doc