I-Mục tiêu:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành . ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3 SGK ).
II-Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích trong bài Hạt gạo làng ta.
2. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài.
HĐ2:Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc:
- Một HS đọc toàn bài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn
Đoạn 1:Từ đầu.dành cho khách quý.
Đoạn 2:Từ Y Hoa. sau khi chém nhát dao.
Đoạn 3:Từ Già Rok. xem cái chữ nào.
Đoạn 4:Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
Tuần 15 Thứ 2 ngày 12 tháng 12 năm 2011 Chào cờ - - - - - - - - * * * - - - - - - - - Tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo. I-Mục tiêu: - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành . ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3 SGK ). II-Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III-Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - HS đọc thuộc lòng những khổ thơ em yêu thích trong bài Hạt gạo làng ta. 2. Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài. HĐ2:Luyện đọc và tìm hiểu bài. a.Luyện đọc: - Một HS đọc toàn bài. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn Đoạn 1:Từ đầu...dành cho khách quý. Đoạn 2:Từ Y Hoa... sau khi chém nhát dao. Đoạn 3:Từ Già Rok... xem cái chữ nào. Đoạn 4:Phần còn lại. - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài văn. b..Tìm hiểu bài: - HS đọc bài thảo luận trả lời các câu hỏi: + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? - HS khá, giỏi trả lời thêm câu hỏi: + Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo,với cái chữ nói lên điều gì? c..Đọc diễn cảm. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm -Thi đọc diễn cảm đoạn 3. 3.Củng cố,dặn dò: - HS nhắc lại nội dung chính của bài. - GV nhận xét tiết học. - - - - - - - - - - - - - * * *- - - - - - - - - - - - Toán. Luyện tập. I-Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. - Bài tập cần làm: bài 1(a,b,c); bài 2a; bài 3. - HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 1,2,3,4. II-Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - Một HS làm bài 3. - HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phânvà thực hiện phép chia:19,72:5,8 = 2.Bài mới: HĐ 1: HS làm bài tập 1(a,b,c);2a,3 vào vở HĐ 2: Chữa bài: Bài 1:- HS lên thực hiện phép chia trên bảng. - HS thử lại phép chia bằng phép nhân. Bài 2a: HS nêu yêu cầu bài tập - GV hỏi các thành phần chưa biết trong phép tính,cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính. - HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 2. - GV và cả lớp chữa bài. Bài 3: Gọi HS đọc bài toán - GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài toán - GV và cả lps chữa bài Bài giải 1 lít dầu hoả cân nặng là: 3,952: 5,2 = 0,76(kg) 5,32 kg thì có số lít dầu là: 5,32: 0,76 = 7(lít) Đ/s: 7 lít - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 4 Bài 4:HS thực hiện phép chia rồi tìm số dư. Số dư là: 0,033 3.Củng cố,dặn dò: - Ôn lại cách chia một STP cho STP. - - - - - - - - * * * - - - - - - - - Lịch sử: Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950. I-Mục tiêu : Sau bài học,HS : - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới . + Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, cũng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. + Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịch Biên giới thắng lợi , Căn cứ địa Việt Bắc được cũng cố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứtcánh tay để tiếp tục chiến đấu. II-Đồ dùng: - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. - Hình minh họa trong SGK. III-Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: -Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? - Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu-đông năm 1947 2.Bài mới: HĐ1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu-đông 1950. - GV dùng bản đồ VN giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc -Từ 1948 đến giữa năm 1950,ta mở một loạt chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi to lớn.Trước tình hình đó,thực dân Pháp âm mưu cô lập Việt Bắc: +Chúng khóa chặt biên giới Việt Trung +Tập trung lực lượng lớn ở Đông Bắc. - Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt Trung,sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? - Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? HĐ 2: Diễn biến,kết quả của chiến dịch: - HS làm việc theo nhóm,cùng đọc SGK,sử dụng lược đồ để kể lại một số sự kiện của chiến dịch. -Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận đánh nào?Hãy thuật lại trận đánh đó? - Sau khi mất Đông Khê,địch làm gì?Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? HĐ3: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950;Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. - HS làm việc cá nhân nói rõ suy nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới. - Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. - Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? 3.Củng cố,dặn dò: - GV tổng kết bài,nhận xét tiết học. - Sưu tầm tư liệuvề 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc. - - - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - Thể dục Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi:”Thỏ nhảy” I-Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. II-Địa điểm: - Trên sân trường,chuẩn bị một còi,kẻ sân chơi trò chơi. III-Hoạt động dạy học: 1.Phần mở đầu: - GV phổ biến y/c tiết học. - Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập. - Khởi động các khớp. 2.Phần cơ bản: - ôn bài thể dục phát triển chung - Thi tập bài thể dục theo tổ. - Chơi trò chơi ‘Thỏ nhảy’ 3.Phần kết thúc: - HS tập động tác thả lỏng. - GV nhận xét,đánh giá kết quả buổi tập - Về nhà ôn lại bài thể dục. - - - - - - - - * * * - - - - - - - - Thứ 3 ngày 14 tháng 12 năm 2010 Toán Luyện tập chung. I-Mục tiêu: - Giúp HS thực hiện các phép tính với số thập phân. - So sánh các số thập phân - Vận dụng để tìm x. - Bài tập cần làm: bài 1(a,b); bài 2(cột 1); bài 4 - HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 1( trừ câu c),2,3(a,b) và 4 II-Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên chữa bài 2. -HS nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. -HS chữa bài làm thêm. 2. Bài mới: HĐ1: HS làm bài tập 1(a,b);2(cột 1);4. HĐ2: Chữa bài: Bài 1: Dành cho HS cả lớp. HS không làm câu c. HS thảo luận theo nhóm đôi để làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài Lưu ý: - Hướng dẫn HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân rồi tính. - Không nên thực hiện phép cộng một số tự nhiên với một phân số. Bài 2(cột 1): - GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh hai số thập phân. VD: 4 4,6 và 4,6> 4,35. Vậy 4 > 4,35. - HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 2 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3(a,b) Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi. - GV hỏi cách tính các thành phần chưa biết trong phép tính. - HS giải trên bảng lớp. 3. Củng cố,dặn dò: - ôn lại các quy tắc chia số thập phân. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc. I-Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc(BT1).Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc(BT2) - Xác định được các yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc. II-Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to. -Từ điển. III-Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa. 2.Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1:HS làm bài cá nhân Hạnh phúc:trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Bài 2:HS làm việc theo nhóm.,đại diện nhóm báo cáo kết quả - Đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng,may mắn... -Trái nghĩa với hạnh phúc:bất hạnh,khốn khổ,cực khổ... Bài 4:- HS trao đổi trong nhóm,sau đó tham gia tranh luận trước lớp - GV tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS,song h/d cả lớp đi đến kết luận chung 3.Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Ghi nhớ những từ đồng nghĩa,trái nghĩa với từ hạnh phúc,những từ ngữ chứa tiếng phúc. - Có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - Khoa học. Thủy tinh. I-Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được một số tính chất của thủy tinh. - Nêu được công dụng của thủy tinh . - Nêu được một số cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh. II-Đồ dùng: - Hình minh họa trang 60,61 SGK. - Một số đồ dùng bằng thủy tinh. III-Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng? - Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống? 2.Bài mới: HĐ1:Những đồ dùng làm bằng thủy tinh. - Hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thủy tinh mà em biết? - Dựa vào kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đò thủy tinh,em thấy thủy tinh có những tính chất gì? HĐ2:Các loại thủy tinh và tính chất của chúng: - HS hoạt động nhóm:Quan sát vật thật,đọc thông tin trong SGK trang 61xác định xem vật nào là thủy tinh thường,vật nào là thủy tinh chất lượng cao. Thủy tinh thường Thủy tinh chất lượng cao Ví dụ:Bóng điện... -Trong suốt,không rỉ,cứng,dễ vở. -Không cháy,không hút ẩm,không bị a xít ăn mòn Ví dụ:Lọ hoa,dụng cụ thí nghiệm... -Rất trong -Chịu được nóng,lạnh. -Bền,khó vỡ. - Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh thường và thủy tinh chất lượng cao? - Em có biết người ta chế tạo thủy tinh bằng cách nào không? 3.Củng cố,dặn dò: - Chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thủy tinh? - Nhận xét tiết học. - Học thuộc bảng thông tin về thủy tinh -Tìm hiểu về cao su. - - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - Thứ 4 ngày 15 tháng 12 năm 2011 Toán Luyện tập chung. I-Mục tiêu: - Rèn luỵên cho HS kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân. - Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn. - Bài tập cần làm: bài 1(a,b,c); bài 2a; bài 3 - HS khá, giỏi làm toàn bộ bài tập 1,2,3,4. II-Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - HS chữa bài làm thêm 2.Bài mới: HĐ1: HS làm bài tập.1(a,b,c); 2a; 3 ở SGK. HĐ2: Chữa bài: Bài 1: HS lên bảng đặt tính rồi tính. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài tập 2a vào vở GV hỏi về thứ tự thực hiện phép tính trong biẻu thức số. - HS khá, giỏi làm thêm phần b. Bài 3: HS đọc đề toán ... án vào bảng Đ/a : 1 – b ; 2- c ; 3- a HĐ3: Quan sát và thảo luận HS quan sát các hình SGK và nói về sự chuyển thể của nước. Cho HS đọc VD mục bạn cần biết- SGK GV kết luận: khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là sự biến đổi lí học HĐ4: TC “ Ai nhanh, ai đúng” - GV hướng dẫn cách chơi - GV chia lớp thành 4 nhóm , phát phiếu cho các nhóm làm việc. - Hết thời gian các nhóm dán phiếu lên bảng. - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc. IV. Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - Thứ 4 ngày 5 tháng 1 năm 2012 Toán Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, cũng cố về: - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân. - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Làm các phép tính với số thập phân. - Viết số đo đại lượng dưới số thập phân. - Bài tập cần làm: phần 1; phần 2: bài 1,2. - HS khá, giỏi làm thêm bài 3 phần 2. II.Các hoạt động dạy học 1.Bài cũ: Gọi HS làm lại BT2 tiết trước 2.Bài mới: - GV hướng dẫn gợi ý HS làm bài tập Phần1: HS tự làm bài rồi chữa bài Phần2: Bài 1:Cho HS tự đặt tính rồi tính. Gọi HS lên bảng làm bài. Bài 2:HS làm bài rồi chữa bài. - HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3 Bài 3: Cho HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài Bài giải Chiều rộng của hình chữ nhật là 15 + 25 = 40(cm) Chiều dài hình chữ nhật là 2400 : 40 = 60(cm) Diện tích của hình tam giác ADC là 60 x 25 : 2 = 750(cm2) Đ/s: 750 cm2 - GV chấm chữa bài cho HS Bài 4: HS làm bài rồi chữa bài X= 4 ; x = 3,91 3. Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về xem lại các bài tập đã - - - - - - - * * * - - - - - - - - - Tiếng Việt Ôn tập học kì 1(T3) I-Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.Mức độ yêu cầu như tiết 1. - Biết lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - HS khá, giỏi nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ , bài văn. II. Đồ dùng: Phiếu ghi nội dung các bài TĐ- HTL. Phiếu khổ to. III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Kiểm tra tập đọc,học thuộc lòng. - Thực hiện tương tự như T1 HĐ2: Làm bài tập. Bài 2: - HS đọc y/c bài tập. - GV hướng dẫn HS nắm vững y/c bài tập . -HS làm bài theo nhóm trên phiếu khổ to và trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. IV. Cũng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Những HS chưa kiểm tra tập đọc,HTL về nhà tiếp tục ôn tập - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - Âm nhạc GV chuyên dạy - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - Tiếng Việt Ôn nội dung tiết 4 SGK. I-Mục tiêu: -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.Yêu cầu như tiết 1 - Nghe - viết đúng chính tả; viết đúng tên riêng phiên âm nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài: Chợ Ta- sken.Tốc độ khoảng 95 chữ/ 15 phút. II. Đồ dùng: Phiếu ghi nội dung các bài TĐ- HTL. III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Kiểm tra tập đọc+ HTL: Thực hiện như tiết 1. *HĐ2: Hướng dẫn HS nghe viết chính tả - Cho HS đọc bài, luyện viết các từ khó. - GV đọc cho HS viết bài vào vở. - GV chấm bài cho HS IV-Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau. - - - - - - - - * * * - - - - - - - Thứ 5 ngày 6 tháng 1 năm 2012 Toán Kiểm tra định kì - lần 2 I. Mục tiêu: - Kiểm tra một số kiến thức mà HS đã học trong học kì I II. Đề kiểm tra: Bài 1: Đặt tính rồi tính a,286,43+ 521,45 b, 516,4 – 350,28 c, 25,04x 3,5 d, 45,54: 1,8 Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chổ chấm a, 8kg375g = .......kg b,7m28dm2= ......m2 c, 53dm 4cm= .......dm Bài 3:Một trường học có 700 học sinh. Trong đó số học sinh giỏi chiếm 20%.Hỏi trường đó có bao nhiêu em học sinh giỏi? Bài 4:Tính diện tích tam giác ABC. Biết diện tích tamgiác ABM bằng 30 m2, cạnh BM = 6cm. - HS làm bài vào giấy. - GV thu bài về chấm. - - - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - - Tiếng Việt Ôn tập cuối kì 1(T5) I.Mục tiêu: Biết viết một lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần, đủ nội dung cần thiết. KNS: + Đặt mục tiêu. II.Đồ dùng: - Giấy viết thư III. Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài. 2.Viết thư Cho HS đọc y/c của bài GV ghi đề bài lên bảng. Gv nhắc nhở HS trước lúc làm bài. HS viết thư HS tiếp nối nhau đọc bài viết Lớp và GV nhận xét ghi điểm. 3.Cũng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - Tiếng Việt ôn tập học kì 1(T6) I-Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.Yêu cầu như tiết 1. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2. II. Đồ dùng: Phiếu ghi nội dung các bài TĐ- HTL. Phiếu khổ to. III-Hoạt động dạy học: *HĐ1: Kiểm tra tập đọc,học thuộc lòng. - Thực hiện tương tự như T1 HĐ2: Làm bài tập. Bài 2: - HS đọc y/c bài tập. - GV hướng dẫn HS nắm vững y/c bài tập . -HS làm bài theo nhóm trên phiếu khổ to và trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại ý đúng. IV. Cũng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết vào vở - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - Tiếng Việt Kiểm tra I. Mục tiêu - Kiểm tra kỉ năng đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI theo yêu cầu như tiết 1. II. Đề ra Đề như SGK, GV phô tô và phát cho HS. III. Nhận xét, dặn dò GV thu bài về chấm. Dặn HS chuẩn bị bài cho HS . - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - Thứ 6 ngày 7 tháng 1 năm 2012 Tiếng Việt Kiểm tra định kì - lần 2 I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả( tốc độ khoảng 95 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ(văn xuôi). - Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. II.Đề bài 1.Viết chính tả - GV đọc cho HS viết bài ca dao thứ 3 trong bài ca dao về lao động sản xuất 2. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em - HS làm bài vào giấy - Gv thu bài về chấm. III. Nhận xét, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - Toán Hình thang I.Mục tiêu: Giúp HS Hình thành được biểu tượng về hình thang. Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được với hình thang với một số hình đã học. Nhận biết vẽ hình thang vuông. Bài tập cần làm: 1,2,4. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3. II.Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán 5 III.Các hoạt động dạy học: 1.Hình thang , biểu tượng về hình thang. Cho HS quan sát hình vẽ cái thang- SGK, nhận ra những hình ảnh của cái thang. HS quan sát hình vẽ ABCD – SGK và trên bảng. 2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang . - Cho HS q/s mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang trả lời câu hỏi: + hình thang có mấy cạnh? + Có 2 cạnh nào song song với nhau? Hs tự rút ra nhận xét Gv nhận xét kết luận . Cho HS quan sát hình thang ABCD, GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang. Cho HS nhận xét về đường cao. GV kết luận về đặc điểm của hình thang. Gọi 1 số HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhấ lại đặc điểm đặc điểm của hình thang. 3.Thực hành GV hướng dẫn gợi ý HS làm bài tập 1,2,4- SGK. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3. HS làm bài rồi chữa bài. Gọi 1 số HS lên bảng làm bài. GV và cả lớp chữa bài, nhận xét. 4. Nhận xét, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - Khoa học Hỗn hợp I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng; ...). - KNS: + Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết ấn đề(tạo hỗn hợp và tách các chất ẻa khỏi hỗn hợp). II.Đồ dùng: Hình SGK. Các nhóm chuẩn bị : muối tinh, mì chính, hạt tiêu, chén nhỏ, thìa nhỏ, cát trắng, nước, dầu ăn, ...... III. Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng, khí? 2. Bài mới: HĐ1: Thực hành “ Tạo một hỗn hợp gia vị” Cho HS làm việc theo nhóm toạ ra một hỗn hợp gia vị . Sau khi HS thực hành xong cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? + Hỗn hợp là gì? Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị GV nhận xét kết luận HĐ2: Thảo luận HS làm việc cá nhân thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Theo bạn không khí là một chất hay một hỗn hợp? + Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết? HS trả lời, GV nhận xét, kết luận HĐ3: TC “ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” GV đọc câu hỏi ứng với mỗi hình các nhóm thảo luận ghi đáp án vào bảng Kq: H1: Làm lắng H2: Sảy H3: Lọc HĐ4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp Cho HS thực hành theo nhóm thực hiện các bước như SGK Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại ý đúng. IV.Cũng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - Đạo đức Thực hành HKI - - - - - - - - - - * * * - - - - - - - - - - - Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần. I. Mục tiêu: - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 18 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 19 II:. Hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Nhận xét tuần 18. - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ sung. * Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vỡ, dồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài... * Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản... * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 19. - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: * Về học tập. * Về lao động. * Về hoạt động khác. - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. * Kết thúc tiết học: Địa lí Kiểm tra học kì 1 I.Mục tiêu: Kiểm tra việc nắmkiến thức về phân môn địa lí của HS trong học kì 1. II.Đề bài: Câu 1: Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? Câu 2: Nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta? Câu 3: Nêu 1 số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta? Câu 4: Nêu 1 số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta? III.Nhận xét, dặn dò: GV thu bài về chấm.
Tài liệu đính kèm: