Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 Biết thực hiện các phép tình với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

II/Đồ dùng dạy-học:

• GV: Bảng phụ

• HS: SGK, Nháp

III/Các hoạt động dạy -học chủ yếu:

1-Kiểm tra bài cũ:

-Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

-Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?

2-Bài mới:

2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

2.2-Luyện tập:

*Bài tập 1 a (79): Tính

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 12 tháng 12năm 2011
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TẬP ĐỌC: ( Tuần 17 - Tiết 33)
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I/ Mục tiêu:
1.Biết đọc diễn cảm bài văn.
2. Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn . (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Liên hệ: GD bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường.
II/ Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng phụ
HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
 -Y/c: 2HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Thầy cúng đi bệnh viện.
 - GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
- Cho HS chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ câu(Lần 1) và giải nghĩa từ khó( Lần 2).
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1 đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm đoạn 1:
+Ông Lìn làm thế nào để đưa nước vềthôn?
+) Rút ý 1:
-Cho HS đọc thầm đoạn 2:
+Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc thầm đoạn 3:
+Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+)Rút ý3:
 -Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 3 HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HSG đọc toàn bài.
+Đoạn 1: Từ đầu ....đất hoang trồng lúa.
+Đoạn 2: Tiếp cho đến như trước nữa.
+Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần
- HS đọc trong nhóm 3.
Hs đọc toàn bài 
Hs đọc thầm 
-Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ 
=) ý1:Ông Lìn đào mương dẫn nước từ rừng về.
-Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước ; không làm nương nên không còn hịên tượng
=)ý2:Tập quán canh tác và cuộc sống của người dân ở thôn Phìn Ngan thay đổi.
-Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
-Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu
=)ý3:Trồng cây thảo quả để bảo vệ nguồn nước.
ND: Ca ngợi ông Lìn cần cự, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
-HS đọc.
HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 3-Củng cố, dặn dò: 
* Liên hệ: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.
 - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc lại bài và học bài sau.
Tiết 3: TOÁN: ( Tuần 17 – Tiết 81)
LUYỆN TẬP CHUNG (TR.79)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 Biết thực hiện các phép tình với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/Đồ dùng dạy-học:
GV: Bảng phụ
HS: SGK, Nháp 
III/Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
-Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 a (79): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. - HS nêu y/c của bài.
-GV hướng dẫn HS cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng chữa bài.
-GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 2 a (79): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (79):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS làm bài vào bảng phụ, chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
5,16
- HS nêu y/c của bài.
 *Bài giải:
(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
- HS nêu y/c của bài.
 *Bài giải:
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 –15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6% ; 
 b) 16129 người
3-Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
 - Làm BTVBT.
Tiết 4: CHÍNH TẢ: ( Tuần 17- Tiết 17) 
 NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON (Nghe- viết)
 I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.( BT1).
- Làm được BT 2.
II/ Đồ dùng daỵ học:
GV : Bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần bài tập 2.
HS : SGK, vở CT
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ : KTVBTVN của HS.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV Đọc bài viết.
+Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. 
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (166):
a) Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
-GV cho HS làm bài vào vở, 2HS làm bài trên bảng.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b) Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 4. 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8.
-Cho 1-2 HS nhắc lại.
- HS nêu y/c.
-HS làm bài vào vở.
-HS làm bài.
-HS nhận xét.
*Lời giải:
Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
 	-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem sửa lại những lỗi mình hay viết sai.
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: TOÁN: ( Tuần 17- Tiết 82)
 LUYỆN TẬP CHUNG (TR.80)
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
 Biết thực hiện các phép tình với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/Đồ dùng dạy-học:
*GV: Bảng phụ
*HS : SGK, nháp
III/Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân?
-Nêu cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (80): Viết các hỗn số sau thành số thập phân
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp + 3h/s lên bảng . 
-GV cùng nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 2 (80): Tìm x
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (80):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
-Mời 1 HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
- 1 HS nêu yêu cầu.
0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
(Kết quả phần a: x = 0,09)
- 1 HS nêu yêu cầu. 
 *Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ. 
3-Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 2: KỂ CHUYỆN: ( Tuần 17- Tiết 17)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích, yêu cầu:
 Chọn được một truyện nói về những người biêt sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phuc cho người khác và kể lại được rõ ràng , đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số truyện, sách, báo liên quan.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
	HS kể lại chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- GV gợi ý kể những câu chuyện biết BVMT “ trồng cây gây rừng, quét dọn VS đường làng ngõ xóm,” ; chống lại hành vi phá hoại môI trường “ phá rừng, đốt rừng”. Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất.
 3- Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
__________________________________________________
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ( Tuần 17 - Tiết 33)
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I/ Mục đích, yêu cầu:
 Tìm và phân loại ... iác.
 2.3-Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng):
-GV GT hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.
-Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì?
-Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.
 3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (86): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào vở. 
-Chữa bài.
*Bài tập 2 (86): 
- GV cho h/s làm miệng- n. xét, chữa bài.
-HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+Hình tam giác có 3 góc nhọn
+Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn
+Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông)
-Gọi là đường cao.
-HS dùng e ke để nhận biết.
- HS đọc y/c của bài.
 *Lời giải:
-Tên 3 góc là: A, B, C ; D, E, G ; M, K, N.
-Tên 3 cạnh là: AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; MK, MN, KN.
- HS đọc y/c của bài.
*Lời giải: 
 +) Đáy AB, đường cao CH.
 +) Đáy EG, đường cao DK.
 +) Đáy PQ, đường cao MN.
4-Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 2: KHOA HỌC: (Tuần 17- Tiết 34)
 Kiểm tra GHKI(Nhà trường ra đề)
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: ( Tuần 17 - Tiết 34)
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết , cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Một số em diễn đạt tốt.
+Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 2.3-Hướng dẫn HS chữa lỗi:
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
-Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
-HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
-HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
-HS đổi bài soát lỗi.
 - HS tìm lỗi trong bài viết.
 - Đổi bài- soát lỗi
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
3- Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. 
 - Dặn HS về ôn tập.
Tiết 4: ĐỊA LÍ : ( Tuần 17- Tiết 17)
ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I/ Mục tiêu: 
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nớc ta
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên nh địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo nước ta trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy -học: 
GV: -Phiếu học tập, bảng nhóm. Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy- học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16.
2-Bài mới:
2.1-Giới thệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2.2-Ôn tập:
-Vị trí và giới hạn của nước ta?
 ( Kết hợp GV chỉ bản đồ)
-Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
-Tìm hiểu về các dân tộc của nước ta.
-Tìm hiểu về ngành trồng trọt, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của nước ta.Cho VD?
-Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
-Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
-Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
 H: .
-Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á.
-Phần đất liền giáp với Lào, Trung Quốc, Thái Lan.
-Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
-Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
 - ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. VD: luyện kim, góm sứ Bát Tràng,..
- Trồng , B.vệ rừng và khai thác lâm sản
-Đường bộ, sắt, biển, sông, hàng không.
-Gồm có hoạt động nội thương và ngoại thương. Thương mại có vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
3-Cñng cè, dÆn dß:
 GV nhËn xÐt giê häc. Nh¾c häc sinh vÒ häc bµi ®Ó giê sau kiÓm tra.
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT TRONG TUẦN 17
I. Yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 17.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Có ý thức tự quản tương đối tốt.
	- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
	- Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại : .
..
.
2/ Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho vài học sinh viết ẩu 
- Luyện viết chữ đẹp . ( Chiều T3, 5)
Tiết 1: THỂ DỤC: ( Tuần 17- Tiết 34)
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn động tác đi đều vòng phải vòng trái.Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “Chạy tiếp sưc theo vòng tròn ”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Kết bạn”
2.Phần cơ bản.
*Ôn đi đềuvòng phải vòng trái.
- Chia tổ tập luyện
* Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của GV.
*Học trò chơi: “ Chạy tiếp sưc theo vòng tròn”
-GV cho HS khởi động .
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà: Ôn các đọng tác đội hình đội ngũ.
Định lượng
6-10 phút
18-22 phút
4-5 phút
 Phương pháp tổ chức 
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: 
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTC:
-ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 3: MĨ THUẬT: ( Tuần 17 – Tiết 17)
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I/ Mục tiêu.	
 -HS tiếp xúc ,làm quen với tác phẩm : Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
 - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. 
 - HS cảm nhận được vẻ đẹp của phẩm . Giúp HS biết: Đó là việc làm nhằm bảo vệ đất nước, giữ gìn thiên nhiên, môi trường Việt Nam.
II/ Chuẩn bị.
 - Sưu tầm tranh Du kích tập bắn và một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
III/ Các hoạt động dạy –học.
 1.Kiểm tra:
 -GV kiểm tra bài tuần trước của những HS còn chưa hoàn chỉnh.
 2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
-GV giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung 
+ Tiểu sử: Vài nét sơ lược về cuộc đòi của hoạ sĩ
+Sư nghiệp.
+Các tác phẩm nổi tiếng.
- HS và nghe giới thiệu về hoạ sĩ
 Nguyễn Đỗ Cung.
 c. Hoạt động 2: Xem tranh : Du kích tập bắn.
-GV cho HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi.
? Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
? Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
? Có những màu chính nào trong tranh ? 
- GV khai thác ND của tranh, giúp HS biết: Đó là việc làm nhằm bảo vệ đất nước, quê hương và giữ gìn thiên nhiên, môi trường Việt Nam.
- GV nhận xét và bổ sung Kết luận : Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.
- buổi tập bắn có 5 nhân vật .
- Nhà , cây, núi, bầu trời .
- Vàng, xanh, trắng bạc, với nhiều cấp độ đậm nhạt.
 - HS nêu những hiểu biết của mình.
 3 Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 1: THỂ DỤC: ( Tuần 17 - Tiết 33)
TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn đi đều vòng phải vòng trái.Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “Chạy tiếp sưc theo vòng tròn ”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy vòng tròn quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Kết bạn”
2.Phần cơ bản.
*Ôn đi đềuvòng phải vòng trái.
- Chia tổ tập luyện
*Học trò chơi: “ Chạy tiếp sưc theo vòng tròn”
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinh tập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống ND bài
-GV nhận xét tiết học Giao bài tập về nhà.
Định lượng
6-10 phút
18-22 phút
4-5 phút
Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: 
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTC:
-ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc