Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 10

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 10

TUẦN 10

 Ngày soạn: 6/11/2005

 Ngày dạy :Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2005

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP (Tiết 1)

I.Mục đích yêu cầu:

 - Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. HS đọc thành tiếng trôi chảy, phát âm rõ , tốc độ khoảng 120 chữ/phút . Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm tư . Đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.

 - HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu đại ý của bài đọc. Viết được những điểm cần ghi nhớ về : tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật của bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.

 - HS có ý thức học tập, rèn đọc nâng cao vốn từ Tiếng Việt.

II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

 - Phiếu kẻ sẵn các bài tập đọc ở bài tập 2.

III.Các hoạt động dạy –học:

1.Ổn định: Nề nếp

2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3.Bài mới: Giới thiệu bài kiểm tra.

HĐ1: Kiểm tra tập đọc

- GV nêu hình thức kiểm tra.

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.

- Cho điểm từng HS.

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Ngày soạn: 6/11/2005
 Ngày dạy :Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2005
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 1)
I.Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. HS đọc thành tiếng trôi chảy, phát âm rõ , tốc độ khoảng 120 chữ/phút . Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm tư . Đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
 - HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu đại ý của bài đọc. Viết được những điểm cần ghi nhớ về : tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật của bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 3.Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
 - HS có ý thức học tập, rèn đọc nâng cao vốn từ Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy-học: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
 - Phiếu kẻ sẵn các bài tập đọc ở bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy –học:
1.Ổn định: Nề nếp 
2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài kiểm tra.
HĐ1: Kiểm tra tập đọc
- GV nêu hình thức kiểm tra.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm từng HS. 
HĐ2: Làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu, yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
H: Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc thuộc chủ điểm “Thương người như thể thong thân”(nói rõ số trang)
- GV ghi lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn chỉnh phiếu. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv kết luận về lời giải đúng.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 Tô Hoài
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực.
Dế Mèn, Nhà Trò và bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc-ghê-nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lào ăn xin.
Tôi (chú bé), ông lão ăn xin.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.Tìm đoạn văn như yêu cầu.
+Tìm đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến? 
+Tìm đoạn văn có giọng đọc thảm thiết?
+Tìm đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe?
4.Củng cố-Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc. Tiết sau kiểm tra tiếp.
-Về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
 ***************************
KHOA HỌC
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I.Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ. Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng của Bộ Y tế.
 - Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn đuối nước. Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 - Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh tai nạn, bệnh tật.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Phiếu đã hoàn thành các mô hình rau quả, con giống. Ô chữ phần thưởng.
III.Các hoạt động dạy –học:
1.Ổn định: chuyển tiết 
2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ 1: Tổ chức trò chơi “ Ôchữ kỳ diệu”
* GV phổ biến luật chơi:
- Ô chữ gồm 15 chữ hàng ngang và 1 chữ hàng dọc về kiến thức đã học.
- Nhóm phất cờ giành quyền trả lời.
- Mỗi câu trả lời đúng 10 điểm.
-Tìm được hàng dọc 20 điểm.
- Nhóm thắng là nhiều điểm nhất.
- Kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra.
*Tổ chức chơi:
1. Ở trường ngoài hoạt động học tập các em còn có hoạt động này?
2. Nhóm thức ăn này rất giầu năng lượng và giúp đỡ cơ thể hấp thụ các vi-ta-min:A, D, E, K?
3. Con người và sinh vật đều cần hỗn hợp này để sống?
4. Một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài bằng đường tiểu tiện ?
5. Loại da cầm nuôi lấy trứng lấy thịt?
6. Là một chất lỏng, con người rất cần trong quá trình sống có nhiều trong gạo, ngô, khoai?
7. Đây là một trong 4 nhóm thức ăn có nhiều trong gạo, ngô khoai cung cấp năng lượng cho cơ thể?
8. Chất không tham gia trực tiếp vào việc cung cấp năng lượng nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh?
9. Tình trạng thức ăn không chứa chất bẩn hoặc yếu tố gay hại do được sử lý theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh?
10. Từ đồng nghĩa với từ dùng?
11. Là một căn bệnh do ăn thiếu i-ốt?
12. Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp khi bị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ?
13. Trạng thái cơ thể cảm thấy sảng khoái, dễ chịu?
14. Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống thou này để chống mất nước?
15. Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước?
HĐ2:Tổ chức trò chơi “Ai chọn thức ăn hợp lý”
GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp.
4.Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 2 em đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý. Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mỗi em vẽ một bức tranh để nói với mọi người thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng.
-Về học thuộc các bài để chuẩn bị kiểm tra.
 *******************************
ĐẠO ĐỨC
Luyện tập – Thực hành
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I.Mục tiêu:
 - Củng cố những hành vi đạo đức đã học về nội dung “tiết kiệm thời giờ “.
 Biết vận dụng những hành vi đạo đức đã học về “ tiết kiệm thời giờ” để xử lí một số tình huống nhanh , đúng.
 - Các em rèn luyện thói quen luôn luôn chú trọng đến thời gian và biết tiết kiệm thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
 - Mỗi em có ý thức tiết kiệm thời giờ thể hiện qua việc đi học đúng giờ, tích cực học bài, làm bài đúng thời gian quy định.
II.Đồ dùng dạy-học: -Tranh vẽ, bảng phụ.
 - Mỗi HS có giấy màu, giấy viết, bút.
III.Các hoạt động dạy –học:
1.Ổn định: Chuyển tiết 
2.Bài cũ: “ Tiết 1”.
H : Mi- chi – a có thói quen dùng thời giờ như thế nào? Sự việc gì đã làm cho Mi- chi – a hiểu là cần phải quý từng giờ, từng phút ?
H: Vì sao phải tiết kiệm thời giờ ?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
3.Bài mới: Giới thiệu bài- ghi bảng
HĐ1 : Liên hệ thực tế 
- Yêu cầu các em trình bày ( theo từng bàn ) thơiø gian biểu của mình .
- Yêu cầu đại diện một số em trình bày.
- Giáo viên theo dõi, chốt và giáo dục các em cần thưc hiện đúng thời gian biểu.
HĐ2 :Xử lý tình huống.
- Treo bảng phụ có ghi các tình huống 
- Yêu cầu nhóm 3 em thảo luận với nội dung các tình huống và đưa ra cách xử lý.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
* Tình huống 1 :
Bạn An đi học buổi chiều và sáng nào mãi 9 giờ An mới trở dậy, uể oải đánh răng , rửa mặt rồi chần chừ mới ngồi vào bàn học bài. Bạn chưa học được bao lâu thì đã đến giờ ăn cơm trưa và chuẩn bị đi học.
 Nếu em là An , em có ngủ dậy muộn như thế không? Và em phải làm gì?
* Tình huống 2: 
Trong buổi làm bài tập toán ở nhà , Bình cứ nấn ná mang truyện ra đọc, cuối cùng đã đến giờ đi học mà bài tập vẫn chưa làm xong. Bình gấp sách lại và tự nhủ “ Tối nay sẽ làm vậy”.
 Em có chắc tối nay Bình sẽ làm tốt không ?
* Tình huống 3 :
Trong buổi lao động thu dọn đống gạch vụn, tổ của bạn Toàn đúng 7 giờ đã có mặt đông đủ và bắt tay làm ngay.Trong khi làm không có bạn nào chơi , nên chỉ một giờ sau là đống gạch đã được dọn sạch.
 Tổ của bạn Tâm mãi 8 giờ mới tới và 15 phút sau mới bắt đầu làm, nhiều bạn hay đùa và cứ 20 phút là ngồi tán chuyện nên mãi 11 giờ vẫn chưa làm xong.
 Các em có nhận xét gì về 2 tổ trên?
- Gv kết hợp giáo dục học sinh biết quý trọng thời gian.
 HĐ3: Hướng dẫn HS làm Bài tập 
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS giơ thẻ như đã qui định ở tiết trước.
- Cho lớp trưởng đọc câu hỏi, mỗi cá nhân suy nghĩ và giơ thẻ nhanh theo ý hiểu của mình. GV giám sát và chốt kết quả đúng.
1. Thời giờ là thứ ai cũng có, không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
2.Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày không làm việc gì khác.
3. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc một lúc.
4. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lý, có hiệu quả.
Bài tập 4: - Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thảo luận trao đổi về bản thân đã sử dụng thời gian như thế nào 
- Gọi một vài HS trình bày. Nhậnxét, khen ngợi những em biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
HĐ4: Trình bày tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. 
- Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- GV khen ngợi các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
Kết luận chung:
- Thời giờ là thứ quí nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc số câu ca dao, tục ngữ mà mình đã sưu tầm được. 
 - Gọi HS đọc ghi nhớ trong sách/15
 - Giáo viên nhận xét tiết học. ... -Hình thức kiểm tra như tiết trước. HS bốc được bài nào thì đọc bài đó và GV nêu câu hỏi của bài đó cho HS trả lời.
-GV nhận xét, cho điểm HS.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2: H: Nêu yêu cầu của bài? 
H: Đọc tên bài tập đọc ở tuần 4, 5, 6, đọc cả số trang?
-Phát phiếu cho HS, yêu cầu thảo luận nhóm đôi để hoàn thành phiếu. 
-Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc đã tìm đúng. 
-Nhận xét, tuyên dương những em đọc tốt. 
- Sửa theo phiếu đúng :
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc.
1. Một người chính trực
- Truyện ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành. 
-Tô Hiến Thành.
-Đỗ thái hậu. 
- Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành. 
2. Những hạt thóc giống. 
- Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu. 
-Cậu bé Chôm. 
-Nhà vua. 
- Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc. 
3. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. 
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân. 
-An-đrây-ca. 
-Mẹ An-đrây-ca. 
- Trầm, buồn, xúc động. 
4.Chị em tôi. 
- Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ. 
-Cô chị.
-Cô em.
- Người cha. 
- Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm, buồn. Lời cô chị lúc lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
H: Những truyện kể vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ chúng ta điều gì? 
- Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học ôn chuẩn bị tiết sau. 
 **************************************
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục Tiêu: Giúp HS củng cố về : 
	- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có nhiều chữ số. 
	+ Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. Vẽ được hình vuông và hình chữ nhật; giải bài toán dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó thành thạo bằng nhiều cách.
	- Các em có ý thức tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. 
II. Chuẩn bị: Thước có vạch chia xăng-ti-mét và êke. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
2413 – 196 x 2 4520 + 387 x 3
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1:Củng cố kiến thức. 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, yêu cầu tự làm vào vở. 
- Lần lượt lên bảng làm. Lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp. Yêu cầu sửa bài nếu sai.Đáp án:
	386259	726485
 + 260837	 - 452936
	647096	273549 
	528946	435260
 + 73529	 - 92753	602475	342507	 
Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu BT.
H: Các em áp dụng những tính chất nào để tính? 
-Yêu cầu HS làm vào vở. Gọi 2 em lên bảng. 
- GV sửa theo đáp án : 
a. 6257 + 989 + 743	 b. 5798 + 322 + 4678
= (6257 + 743) + 989 = 5798 + (322 + 4678)
= 7000 + 989	 = 5798 + 5000
= 7989	 = 10 798 
Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề.
- Vẽ hình và trình bày.
H: Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào? 
H: Vậy độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu? 
-Yêu cầu lên vẽ hình vuông BIHC và nêu cách vẽ. 
H:Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào? 
H: Tính chu vi hình chữ nhật AIHD? 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn ở bảng.
- GV sửa theo đáp án : 
Chiều dài hình chữ nhật AIHD là:
3 x 2 = 6(cm)
Chu vi hình chữ nhật AIHD là:
(6 + 3) x 2 = 18(cm)
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc đề, 2 em tìm hiểu đề.
Gợi ý:
H: Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật ta phải biết được gì?
H: Tìm chiều dài và chiều rộng là ở dạng toán nào? 
- Yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học làm vào vở. 
- GV nhận xét, sửa theo đáp án: 
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
(16 - 4) : 2 = 6(cm) 
Chiều dài hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10(cm) 
Diện tích hình chữ nhật là: 
10 x 6 = 60(cm2)
Đáp số : 60 cm2. 
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Chấm một số bài, nhận xét. Nhấn mạnh chỗ HS hay sai. Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài ở vở bài tập. Chuẩn bị bài sau.
 ******************************
BÀI 19: ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP -TRÒ CHƠI “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI
I- MỤC TIÊU : 
 -Ôn tập 4 động tác vươn thở tay chân và lưng - bụng của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác , nắm tên được động tác .
	- Học động tác phối hợp .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác , thuộc động tác và biết được chỗ sai của động tác .
 - Trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời “.Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động , nhiệt tình .
-Có thái độ và kỉ luật trong lúc tập luyện , tinh thần tự giác , tập thể cao .
II, ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIÊN : 
 -Trên sân trường .Vệ sinh an toàn nơi tập .thoáng mát bằng phẳng , kẻ sân chơi, còi, 4 cờ nhỏ .
 -Hs : quần áo ,giầy dép gọn gàng .
III , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 
MỞ Đầu
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giời học (1').
3/ Khởi động :
Xoay các khớp, cổ chân cổ tay khớp gối hông vai . (1-2').
-Cho học sinh chạy chậm xung quanh sân trường sau đó cho chuyển thành vòng tròn vung tay và hít thở sâu .
- Trò chơi : Làm theo hiệu lệnh . (1-2')
Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 học sinh lên thực hiện 2 trong 4 động tác đã học .
Cơ Bản 
+ Bài thể dục phát triển chung : 
- Ôn động tác vươn thở , tay chân và lưng - bụng ( 2-3 lần ) .
Động tác vươn thở, tay , chân và lườn -bụng . Thực hiện theo sự điều khiển và thực hiện cùng của giáo viên 1 lần sau đó lớp trưởng hô cho học sinh thực hiện 1 lần .
Lần 3 giáoi viên hô cho học sinh thực hiện .
- Học động tác phối hợp : ( 4-5 lần ) .
Giáo viên thực hiện mẫu động tác ,nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu ý . Lần 2 thực hiện và cho học sinh thực hiện theo. 
*Tâp phối hợp cả 4 động tác : 1-2 lần Điều khiển cho cán sự lớp hô .
 - Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời “ (5-6’)
Giáo viên cho học sinh nêutên trò chơi và giải thích cách chơi và luật chơi .
Trong khi chơi giáo viên nhắc nhở học thực hiện đúng quy định của trò chơi . 
Các tổ thi với nhau .
Kết Thúc
-Cho lớp thực hiện một số động tác thả lỏng : 1-2'.
-Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại giờ học .Đánh giá nhận xét .
 Giao bài tập về nha øthực hiện các nội dung vưà ôn và học .
 **************************
Ngày soạn 8 / 11 / 2005
Ngày dạy : Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2005
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP ( Tiết 4)
I.Mục đích yêu cầu:
 - Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
 +Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
 - HS vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập đúng, chính xác.
 - Các em có ý thức trình bày sạch , đẹp.
II.Đồ dùng dạy học - Phiếu kẻ sẵn nội dung1 và bút dạ.
 - Phiếu ghi sẵn các câu thành ngữ, tục ngữ.
III.Các họat động dạy –học:
1.Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ: “ Ôn tập”.
- Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1:Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài1:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu Hs nhắc lại các bài MRVT trong các tiết LTVC ở mỗi chủ điểm. GV ghi nhanh lên bảng. Phát phiếu cho HS 
-Yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm 6 em 
- Các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được. HS nhận xét 
- GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ nhất và các nhóm tìm được những từ không có trong SGK.
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ 
Từ cùng nghĩa: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa,..
Từ cùng nghĩa: trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, ngya thật, chân thật,..
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước monh, mong ước, ước vọng, mơ ước, mơ tưởng.
Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, tàn ác, tàn bạo, ác nghiệt, 
Từ trái nghĩa: gian dối, dối trá, gian lận, lừa bịp lừa đảo,..
Bài 2:-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc các câu thành ngữ, tục ngữ .
- Dán phiếu ghi các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.
- Nhận xét, sửa chữa tùng câu cho HS.
* Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lớp chúng em đã quyên góp được nhiều sách vở.
* Chú em tính tình thẳng như ruột ngựa.
* Cậu không nên đứng núi này, trông núi nọ.
Bài 3:
-Gọi Hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm và lấy ví dụ về tác dụng của chúng. 
- Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
Ví dụ:
* Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”.
* Bố tôi hỏi:
- Hôm nay con có đi học võ không?
* Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
* Mẹ thường gọi em tôi là “cục cưng” của mẹ.
4.Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà học thuộc các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa học. Làm VBT, chuẩn bị “ Ôân tập tiếp”.
 ***************************
TOÁN
KIỂM TRA GIỮA KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc