Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trần Hữu Lương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trần Hữu Lương

I. MỤC TIÊU:

- HS hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- HS biết vận dụng các công thức về diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải 1 số bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, phấn màu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 30 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trần Hữu Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Luật tục xưa của người Ê- đê
I- Mục đích – yêu cầu:
*.Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn, bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, rõ ràng, rành mạch, trang trọng *.Hiểu đúng các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê Đê.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng; xã hội nào cũng có luật lệ, luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật lệ của cộng đồng, luật pháp của Nhà nước. 
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc bài Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
2-Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*)Luyện đọc:
 Đoạn 1: Về các hình phạt,
 Đoạn 2: Về các tang chứng.
 Đoạn 3: (Về các tội trạng)- Tội không hỏi mẹ cha.
 Đoạn 4: Tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội
 Đoạn 5: Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
 - GV ghi bảng từ khó đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
*)Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? 
( - Người xưa đặt ra luật tục để tất cả mọi người phải tuân theo.
- Phải có luật tục để mọi người tuân theo mới gìn giữ và bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng, cộng đồng)
Câu hỏi 2: Kể những việc mà người Ê Đê xem là có tội?
( Tội không hỏi cha mẹ, người lớn – Tội ăn cắp – Tội giúp kẻ có tội, đồng loã với kẻ phạm tội – Tội chỉ đường cho giặc. )
Câu hỏi 3: Tìm những dẫn chứng trong bài cho thấy đồng bào Ê Đê quy định xử phạt rất công bằng? 
 Gv giảng thêm: Ngay từ ngày xưa, người Ê Đê đã có quan niệm rất rạch ròi, nghiêm minh, đã phân định rõ từng loại tội trạng, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. 
Câu hỏi 4: Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết? 
- GV mở bảng phụ viết sẵn tên một vài bộ luật, luật ở nước ta: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Lao động; .....
Nội dung: Như mục I. 
c)Đọc diễn cảm:
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luỵên đọc bài.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần, trả lời câu hỏi sau bài đọc.
+ HS khác nhận xét. 
- 1 HS đọc cả bài. HS cả lớp đọc thầm theo.
- Chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn cho đến hết bài. 
- HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
- đọc phần chú giải từ mới. HS nêu thêm những từ các em chưa hiểu. 
- HS nêu từ khó đọc.
- 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn, cả bài; trao đổi, thảo luận về các câu hỏi.
- 1 HS đọc câu hỏi 1. Cả lớp đọc thầm lại bài văn, trao đổi thảo luận về các câu hỏi.
+ 1 HS nêu câu hỏi 2. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm 1: Về các hình phạt, 
- Nhóm 2:Về tang chứng,
- Nhóm 3: Về các tội trạng 
 Đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi. 
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm làm việc, đại diện nhóm trình bày. 
Cả lớp và GV nhận xét kết luận.
-1 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS nêu nội dung của bài. 
+ 2 HS đọc mẫu đoạn văn.
+ Nhiều HS đọc diễn cảm câu, đoạn văn.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ( theo tổ ) 
+ Từng cặp 3 HS nối nhau đọc cả bài.
Toán :
Tiết 116: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- HS hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS biết vận dụng các công thức về diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải 1 số bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, phấn màu
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1 Kiểm tra bài cũ:
- GV đánh giá, cho điểm.
2 Bài mới:
Bài 1:
a) Diện tích một mặt của hình lập phương là:
 2,5 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
 6,25 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích của hình lập phương là: 
 2,5 2,5 2,5 = 15, 625 (cm3)
Bài 2:
Chiều dài
11cm
0,4m
dm
Chiều rộng
10cm
0,25m
dm
Chiều cao
6cm
0,9m
dm
S mặt đáy
110 cm2
0,1 m2
 dm2
Sxq
252 cm2
1,17 m2
 dm2
Thể tích
660 cm3
0,09 m3
 dm3
Bài 3:
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 6 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương bị cắt đi là:
 4 4 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 - 64 = 206 (cm3)
 ĐS: 206 cm3
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- 1HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích HHCN.
- 1HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích HLP
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài.
- Đổi vở - Chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài.
- HS khác nhận xét.
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương; quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
lịch sử:
Đường Trường Sơn
I-Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết: 
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,.... cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
 - Vận dụng kiến thức để kể về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- Khâm phục tinh thần dũng cảm quên mình của bộ đội, thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Tự hào về ý chí độc lập của dân tộc và thống nhất Tổ quốc của ông cha.
II-Đồ dùng dạy - học: 
 - Một số ảnh tư liệu trong SGK.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn).
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
2: Bài mới:
*Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu và ghi đầu bài.
a.Những nét chính về đường Trường Sơn:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
- Giáo viên treo bản đồ.
-Trong kháng chiến chống Pháp, trên dãy núi Trường Sơn hình thành con đường nào, để làm gì?
-Tại sao ta quyết định mở đường Trường Sơn?
- Đường Trường Sơn nằm ở đâu?
- GV nhấn mạnh: đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường ( chỉ bản đồ). (1)
- Tại sao đường Trường Sơn còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh?
b.Những tấm gương tiêu biểu trên tuyến đường Trường Sơn:
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: 
- Tính đến ngày đất nước thống nhất ( 30- 4-1975 ) thì đường Trường Sơn đã tồn tại được bao nhiêu ngày đêm?
- Nếu như không có đường Trường Sơn thì gần 6000 ngày đêm chống Mĩ chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
- Trong thời gian ấy, trên đường Trường Sơn đã từng diễn ra những gì?
*Hoạt động 3: Làm việc nhóm 5:
- Hãy kể về tấm gương anh Nguyễn Viết Sinh, những tấm gương của bộ đội lái xe, thanh niên xung phong,... trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa.
*Hoạt động 4: Làm việc cả lớp:
- GV treo ảnh hình 2 trong SGK.
-Ròng ra 16 năm địch đã trút xuống đường Trường Sơn những gì? 
- Quan sát hình 2 ( chỉ tranh), hình 2 gợi cho em suy nghĩ gì?
c.ý nghĩa của con đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước:
-Nêu ý nghĩa của con đường Trường Sơn năm xưa đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
-So sánh 2 bức ảnh hình 1 và hình 3, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử?
- GV chốt lại và ghi bảng:
+ Là con đường thực hiện ý chí độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
3- Củng cố – Dặn dò: 
- GV cho học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài.
- Sưu tầm những bài hát, bài thơ về đường Trường Sơn.
- 2 học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá điểm.
* HS đọc SGK, trả lời câu hỏi:
- HS quan sát bản đồ và tranh ảnh SGK.
-Trong kháng chiến chống Pháp, trên dãy núi Trường Sơn hình thành "Đường dây giao liên Bắc - Nam" để giữ vững liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc.
- Miền Nam đòi hỏi sự chi viện của hậu phương miền Bắc ngày càng nhiều, càng lớn. Ta quyết định mở đường Trường Sơn để làm đường vận chuyển vũ khí, lương thực,... và để bộ đội ta hành quân vào chiến trường miền Nam. 
- Đường Trường Sơn nằm dọc theo rừng núi ( dãy Trường Sơn), chạy dài từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ ( chỉ bản đồ)
-Dựa vào rừng núi hiểm chở để che mắt quân thù (2)
- Vì đường Trường Sơn ra đời vào đúng ngày sinh nhật Bác: 19 - 5- 1959.
- 2,3 học sinh nhắc lại những nét chính về đường Trường Sơn kết hợp chỉ bản đồ.
*Học sinh đọc SGK đoạn từ " Tính đến ngày...........thì thầm", trả lời câu hỏi:
- Gần 6000 ngày đêm.
- Miền Nam thiếu lương thực, vũ khí,.....
- ...đã từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
* HS đọc SGK, lần lượt từng bạn tập kể trong nhóm cho các bạn còn lại nghe nhận xét, bổ sung. Cử đại diện kể chuyện trước lớp.
*HS đọc SGK đoạn từ " ròng rã.......... thống nhất đất nước", trả lời câu hỏi:
- Ròng ra 16 năm địch đã trút xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc hoá học. 
- Đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm vẫn vận chuyển hàng tiếp tế cho quân giải phóng.
*HS đọc SGK, thảo luận nhóm 2 theo bàn, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời.
- Đường Trường Sơn là con đường chiến lược, là mạch máu giao thông nối liền 2 miền Bắc Nam.
- Đường Trường Sơn- đường mòn Hồ Chí Minh - là con đường thực hiện ý chí độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
- 2,3 HS trả lời: 
- 2-3 HS đọc phần tóm tắt cuối bài.
Kĩ thuật
Lắp xe ben
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
- GV nêu tác dụng của xe ben trong thực t ... ợc một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
*Cách tiến hành:
-Bớc 1: Làm việc theo nhóm.
-GV cho HS làm việc theo nhóm 4:
+Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật.
+Khi ở trường và ở nhà bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
-Bớc 2:Làm việc cả lớp
+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+GV nhận xét, bổ sung: SGV – Trang 159.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
3-Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
 *Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm.
HS làm việc theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK. 
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn).
+GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: SGV – trang 159.
4-Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện.
*Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
*Cách tiến hành: 
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi :
+Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
-Mời một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
-HS liên với việc sử dụng điện ở nhà.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010 
toán
Tiết 120: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
GV mời 3 em nêu
Lớp nhận xét cho điểm
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Luyện tập:
*Bài tập 1 (128): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (128): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm vào vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
-Mời HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 3 (128): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
-Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
HS nêu quy tắc Sxq, Stp, V của hình lập phương và hình hộp chữ nhật 
- Học sinh ghi bài
*Bài giải:
 1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
 (10 + 5) 2 6 = 180 (dm2)
 Diện tích đáy của bể cá là:
 10 5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính dùng làm bể cá là:
 180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là:
 10 5 6 = 300 (dm3)
c) Thể tích nước trong bể kính là:
 300 : 4 3 = 225 (dm3)
 Đáp số: a) 230 dm2 ; b) 300 dm3 ; 
 c) 225 dm3.
*Bài giải:
a) Diện tích xung quanh của HLP là:
 1,5 1,5 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của HLP là:
 1,5 1,5 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của HLP là:
 1,5 1,5 1,5 = 3,375 (m3)
 Đáp số: a) 9 m2 ; b) 13,5 m2 ; c) 3,375 m3.
*Bài giải:
a) Diện tích toàn phần của:
Hình N là: a a 6 
Hình M là: (a 3) (a 3) 6 
= (a a 6) (3 3) = (a a 6) 9
Vậy Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
b) Thể tích của:
Hình N là: a a a
Hình M là: (a 3) (a 3) (a 3) 
= (a a a) (3 3 3) = (a a a) 27. Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I- Mục đích – yêu cầu:
- HS nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.	
- Biết tạo câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn ở phần 1.1 
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra nội dung bài trước.
+ GV đánh giá, cho điểm.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 + GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học, ghi tên bài.
b.Phần nhận xét:
Bài 1: 	
(Lời giải :
Câu ghép: “Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.” do 2 vế câu tạo thành.
Vế 1: Buổi chiều, nắng / vừa nhạt, 
	 C	 V
Vế 2: sơng / đã buông nhanh xuống mặt 
 C V
biển.
Câu ghép: “Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.” do 2 vế câu tạo thành.
Vế 1: Chúng tôi / đi đến đâu,
 C V
Vế 2: rừng / rào rào chuyển động đến đấy.
 C V
Bài 2 : (Lời giải :
ý a: Các từ vừa. đã .., đâu. đấy, trong 2 câu văn trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
 ý b: Nếu ta bỏ các từ vừa. đã, đâu đấy, thì:
+ Quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước nữa. 
+ Có khi câu văn trở nên không hoàn chỉnh ( câu b ).
Bài 3: (Lời giải :
Ngoài 2 cặp từ hô ứng vừa đã., đâu .. đấy., ta còn có thể sử dụng các cặp từ hô ứng như: 
a) vừa đã., chưa đã., mới đã., vừa vừa., càng càng.,
b) đâu . đấy., chỗ nào. chỗ ấy )
c. Phần ghi nhớ:
d. Phần luyện tập:
Bài tập 1: (Lời giải :
Gạch một gạch chéo phân cách hai vế câu, khoanh tròn (hoặc gạch dưới) cặp từ hô ứng nối hai vế câu.
- Câu a: chưa... đã 
- Câu b: vừa ...đã
-Câu c: càng ...càng
Bài tập 2:
 a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh. 
 b) 
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT2 
+ 2 HS làm lại bài BT 2 của tiết mở rộng vốn từ Trật tự, an ninh 
+ HS nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ sau đó phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích đã cho.
- HS phát biểu ý kiến, GV mở bảng phụ đã viết 1 câu ghép tìm được, phân tích cấu tạo của câu ghép theo lời phát biểu của HS – gạch dới các vế câu, bộ phận C, V trong mỗi vế câu. (Hoặc gọi 2 HS khá, giỏi lên phân tích câu văn).
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
+ HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại 2 câu văn ở bài 1, suy nghĩ trả lời từng ý của câu hỏi 2. 
+ HS phát biểu ý kiến.
+ GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ thay thế cặp từ hô ứng được in đậm ở BT 1 bằng những từ khác.
- HS suy nghĩ, trả lời nhanh câu hỏi. GV chốt lại lời giải đúng.
- HS đọc nội dung ghi nhớ. 
- 1, 2 HS nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ của bài học bằng cách nêu ví dụ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm việc cá nhân, gạch một gạch phân cách hai vế câu, gạch 2 gạch dới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu 
- GV dán 3, 4 tờ phiếu đã viết nội dung BT1. 3, 4 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc cá nhân.
- 3,4 HS lên bảng làm bài tập trên phiếu.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I/ Mục tiêu:
Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của của bài văn tả đồ vật.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – Trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh một số vật dụng.
-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
GV nhận xét về cách dùng từ viết câu
2-Dạy bài mới:
 a-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- GV gợi ý: Các em cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách TV 5 tập hai
-Mời 5 HS làm vào bảng nhóm treo bảng nhóm và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. 
*Bài tập 2:
-GV nêu yêu cầu: từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm 4.
- GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Đại diện các nhóm lên thi trình bày.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày dàn ý hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
- GV cho HS đọc lại đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật quen thuộc
- Học sinh ghi bài
--Mời HS đọc yêu cầu của bài.
2 HS đọc.
-Mời 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK
-HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. 5 HS làm 5 đề khác nhau vào bảng nhóm.
-HS lắng nghe.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và gợi ý 2. 
-HS lập dàn ý vào nháp và bảng nhóm.
- 1 HS đọc lại yêu cầu và gợi ý.
-HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
-HS thi trình bày dàn ý trước lớp.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I- mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần.
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập, tinh thần xây dựng lớp.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
 Giáo viên nhận xét, đánh giá chung- Sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp
*Nề nếp:- ổn định tốt sác hoạt động nề nếp 
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
*Học tập:- Duy trì nề nếp học tập trong giờ học và giờ truy bài .
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
c. Phương hướng trong tháng tới :
*Nề nếp: -Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
*Học tập:- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, phát huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
 - Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn 
* GV tổ chức cho HS vui văn nghệ :
GV giao cho cán sự văn thể tổ chức vui văn nghệ dưới hình thức chơi trò chơi hái hoa dân chủ.
- Chủ đề “ em hát về Đội của em ” hoặc những bài hát mà các em yêu thích.
* Các hoạt động khác: Nhắc nhở HS:
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông
 +Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
	+ Tiếp tục ôn tập để nâng cao chất lượng học tập ở nhà, nâng cao chất lượng của lớp .
	+ Tập văn nghệ: giao cho lớp phó phụ trách văn thể hướng dẫn các bạn tập.
	+ Tập nghi thức đội: Giao cho Anh tham gia tập huấn sau đó về triển khai ở chi đội.
3- Củng cố – Dặn dò: -Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_24_tran_huu_luong.doc