Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

 Tập đọc

Tiết 49: Phong cảnh đền Hùng

 I.Mục đích yêu cầu

 1.Đọc thành tiếng

 * Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ miêu tả.

 * Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, tha thiết.

 2.Đọc – hiểu

 * Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ

 * Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25
 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Buổi sáng
 Chào cờ
Tập trung toàn trường
____________________________
 Tập đọc
Tiết 49: Phong cảnh đền Hùng
 I.Mục đích yêu cầu
 	1.Đọc thành tiếng
 	* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn 	giọng ở những từ miêu tả.
 * Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng, tha thiết.
	 2.Đọc – hiểu
 * Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba 	Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ
 	* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời 	bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 II. Đồ dùng dạy học
 * Tranh minh hoạ trang 67-68 SGK
 * Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Hộp Thư Mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, ghi điểm HS
3. Bài mới
A. Ghi đầu bài: Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm
B.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
-1 HS khá đọc
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Chú ý cách ngắt nhịp các dài sau
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
- Hãy kể những điều em biết về các 
vua Hùng
 - Nêu ý 1?
- Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng
- Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao?
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
- GV ghi bảng tên các truyền thuyết
- Hãy kể ngắn gọn về một truyền thuyết mà em biết
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
 - Nêu ý 2?
- Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp (như đã hướng dẫn)
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 
+Treo bảng phụ có viết đoạn văn
+ Đọc mẫu đoạn văn
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Nhận xét cho điểm từng HS thi đọc diễn cảm
4.Củng cố - dặn dò
- Em có nhận xét gì về phong cảnh Đền Hùng ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS và nhà học bài và soạn bài Cửa Sông
- Hát.
- Nhận xét
- HS đọc bài
- 3 HS đọc bài theo trình tự:
+HS 1: Đền thượngchính giữa
+HS 2: Làng của các vua Hùngđồng bằng xanh mát
+HS 3: Trước đền thượngrửa mặt soi gương
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn
-1 HS đọc thành tiếng cả bài trước lớp
-Theo dõi GV đọc mẫu
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+) ý 1 : Giới thiệu cảnh Đền Hùng .
- Những từ ngữ: Những khóm hải đường đơm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều mầu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là nga Ba Hạc, những cánh hoa Đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh
- Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
-Truyền thuyết : Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Bánh chưng – bánh giày
- Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ
Câu ca dao nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc
+) ý 2 Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng .
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung và thống nhất cách đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
	_______________________________
 Toán
Tiết 121: Kiểm tra định kì giữa học kì II
(Đề nhà trườngra)
 ________________________________
 Đạo đức
Tiết 25 : Thực hành giữa kì 2
	I. Mục tiêu
	- Ôn lại những nội dung kiến thức đã học từ đầu năm. Hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm.
	II. Chuẩn bị
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học cụ thể
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài học của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
- Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê 
hương mình?
- Em hãy sưu tầm một số tranh, ảnh và bài hát ca ngợi quê hương em?
- Hãy kể tên một số sản vật của quê hương em?
- Theo em, uỷ ban nhân dân xã phường có vai trò như thế nào ? vì sao?
- Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã?
- Em có suy nghĩ gì về đất nước con người Việt Nam? 
- Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước
- GV hệ thống lại các kiến thức đã học trong 3 bài đạo đức đã học của học kì 2
4. Củng cố – Dặn dò
- Mỗi chúng ta cần làm gì để trở thành 
những con người có đạo đức tốt ?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài, 
chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Giữ gìn đường phố, ngõ xóm luôn sạch đẹp.
- Luôn nhớ về quê hương.
- Góp công sức, tiền để xây dựng quê hương.
- Luôn giữ truyền thống quê hương.
- HS sưu tầm một số tranh, ảnh và bài hát ca ngợi quê hương em
- HS kể tên một số sản vật của quê hương em.
- UBND xã, phường có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND xã, phường là cơ quan chính quyền , đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
- Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện , giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam
- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
_________________________________
 Buổi chiều
	 Kĩ thuật
 Tiết 25: Lắp xe ben( tiết 2)
I/ Mục tiêu
HS cần phải :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chitiết của xe ben.
II Đồ dùng dạy học
Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III Các hoạt động dạy -học chủ yếu
1 Giới thiệu bài
2 Hoạt động3: HS thực hành lắp xe ben
a. Chọn chi tiết
 - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo 
- Gọi 1-2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- GV nhận xét, bổ sung.
b- Lắp từng bộ phận
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK nêu lại các bước lắp xe ben
*Lắp khung sàn xe và các giá đỡ
*Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ
*Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
*Lắp trục bánh xe trước
*Lắp ca bin
c. Lắp ráp xe ben
Cho HS lắp theo phần GV đã hướng dẫn
d. Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp vào hộp.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS chọn các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV
- HS lên bảng đọc ghi nhớ và nêu các bước lắp xe ben.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
_________________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Buổi sáng
	 Toán
Tiết 121: Bảng đơn vị đo thời gian
	I. Mục tiêu
	Giúp HS biết:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
	II. Đồ dùng
	- Bảng đơn vị đo thời gian.
	III. Các hoạt động dạy học cụ thể
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
a. Các đơn vị đo thời gian.
- Y/c HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- Y/c HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- GV hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo thời gian.
C. Luyện tập
Bài 1
- Y/c HS làm miệng.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- y/c HS làm bảng con.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- y/c HS làm bảng con.
- Nhận xét – bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò
-Nhắc lại các đơn vị đo thời gian ?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học,dặn HS về chuẩn bị bài sau chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
+ 1 thế kỉ = 100 năm
 1 năm = 12 tháng.
 1 năm = 365 ngày.
 1 năm nhuận = 366 ngày( cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận)
+ 1 tuần lễ = 7 ngày
 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
+ 1 năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
 giờ = 60 phút x = 40 phút
 0,5 giờ = 60 x 0,5 = 30 phút
 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ.
- HS làm miệng.
+ Kính viễn vọng phát minh vào thế kỉ 17
+ Bút chì phát minh vào thế kỉ 18
+ Đầu máy xe lửa phát minh vào thế kỉ 19
+ Xe đạp phát minh vào thế kỉ 19
+ Ô tô phát minh vào thế kỉ 19
+ Máy bay phát minh vào thế kỉ 20
+ Máy tính điện tử phát minh vào thế kỉ 20
+ Vệ tinh nhân tạo phát minh vào thế kỉ 20.
- HS làm bài
a. 6 năm = 72 tháng. 
 4 năm 2 tháng = 50 tháng.
3 năm rưỡi = 42 tháng.
3 ngày =72 giờ.
0,5 ngày = 12 giờ.
3 ngày rưỡi = 84 giờ
b. 3 giờ = 180 phút 
 1,5 giờ = 90 phút 
 giờ = 45 phút.
 6 phút = 360 giây
 giờ = 30 phut.
 1 giờ = 3600 giây.
- HS làm bài.
a. 72 phút = 1,2 giờ.
 270 phút = 4,5 giờ
b. 30 giây = 0,5 phút.
 135 giây = 2,25 phút.
	________________________
	 Luyện từ và câu
Tiết 49: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
 I. Mục đích yêu cầu
	Giúp HS:
	- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
	- Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ
	- Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu
	II. Đồ dùng dạy – học
	-Câu văn ở bài 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp
	-Các bài tập 1,2 phần luyện tập viết vào giấy khổ to(Hoặc theo bảng nhóm)
 ...  của hoạ sĩ
+Sư nghiệp.
+Các tác phẩm nổi tiếng.
- HS và nghe giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
 c. Hoạt động 2: Xem tranh : “Bác Hồ đi công tác”.
-GV cho HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi.
? Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
? Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
? Có những màu chính nào trong tranh ? 
- GV nhận xét và bổ sung, kết luận : Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu vè đề tài chiến tranh cách mạng.
- Vàng, xanh, trắng bạc, với nhiều cấp độ đậm nhạt.
 d.Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.
-Em có cảm nhận gì về những tác phẩm đã xem ?
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
________________________________ 
 Toán : ( Tăng )
Tiết 17: luyện tập về thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật
I. Mục tiờu:	
	Củng cố cho HS:
	- Cỏch tớnh diện tớch xung quanh v à DTTP và thể tớch của HHCN 	
II. Đồ dựng Dạy - Học
	- Bảng phụ
III. Cỏc hoạt động Dạy - Học
A. Ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 1 em lờn bảng
C. Bài ụn
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS ụn luyện
Bài tập 1. Tớnh DTXQ, DTTP và thể tớch của hỡnh HCN cú :
a. Chiều dài 46cm, chiều rộng 32cm và chiều cao 18cm
b. Chiều dài 8,4 dm, chiều rộng 5,6dm, chiều cao 2,5dm.
c. Chiều dài 5,8m, chiều rộng 3,4m, chiều cao 2,5m. 
Bài 2. Một cỏi hộp làm bằng bỡa cỏt tụng hỡnh hộp chữ nhật cú chiều dài 90cm, chiều rụng 60cm và chiều cao 45cm . Tớnh diện tớch bỡa dựng để làm hộp đú và thể tớch của cỏi hộp đú.
Bài 3. Một cỏi hộp bằng tụn dạng hỡnh lập phương khụng cú nắp, cú cạnh 45cm Hóy tớnh diện tớch tụn để làm chiếc hộp đú.
3. Nhận xột - dặn dũ
- GV nhắc lại ND bài, 
- NX tiết học ,dặn HS về học bài ,chuẩn bị bài sau .
- Hỏt
- N ờu cỏch tớnh DTXQ v à DTTP c ủa HHCN
- Lớp nhận xột
- HS nờu yờu cầu bài tập và nờu cỏch tớnh
- HS làm bài tập vào vở 
- 3 HS lờn bảng giải 
- lớp nhận xột 
- 1 HS nờu yờu cầu bài tập
- nờu túm tắt và cỏch giải
- HS làm bài vào vở , 
- 1 trỡnh bày bài lờn bảng , lớp nhận xột
- 1 HS đọc đề bài và nờu cỏch giải 
- HS làm bài tập vào vở 
- 1 HS lờn bảng giải 
- Lớp nhận xột :
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
 Buổi sáng
Toán
Luyện tập
	I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
	II. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Y/c HS làm bảng con.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 2: Tính.
- Y/c HS làm bảng con.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 3: Tính 
- Y/c HS làm bảng con.
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian )
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Nhận xét – bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát.
- HS làm bảng con.
a. 12 ngày = 288 giờ.
 3,4 ngày = 81,6 giờ
 4 ngày 12 giờ = 108 giờ
 giờ = 30 phút.
b. 1,6 giờ = 96 phút.
 2 giờ 15 phút = 135 phút.
 2,5 phút = 150 phút.
 4 phút 25 giây = 265 giây
- HS làm bài.
 2 năm 3 tháng 4 ngày 21 giờ
+ 13 năm 6 tháng + 5 ngày 15 giờ
 15 năm 9 tháng 9 ngày 36 giờ
 = 10 ngày12 giờ
 13 giờ 34 phút
+ 6 giờ 35 phút
 19 giờ 69 phút
 = 20 giờ 9 phút
- HS làm bài.
 4 năm 3 tháng 3 năm15 tháng 
- 2 năm 8 tháng - 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
 15 ngày 6 giờ 14 ngày 30 giờ 
- 10 ngày 12 giờ -10 ngày 12 giờ
 4 ngày 18 giờ
 13 giờ 23 phút 12 giờ 83 phút
- 5 giờ 45 phút. - 5 giờ 45 phút.
 7 giờ 38 phút
- HS làm.
Hai sự kiện này cách nhau số năm là:
1961 – 1492 = 469 ( năm)
 Đáp số: 469 năm
________________________________
Tập làm văn
 Tiết 50: Tập viết đoạn đối thoại
	I. Mục đích yêu cầu
	Giúp HS:
	- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối 
thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
	- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. ( HS khá giỏi )
	II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
B. Dạy bài mới
Bài 1: 
- Y/c HS đọc y/c và đoạn văn.
Hỏi:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
Bài 2:
- Gọi 3 HS đọc y/c , nhân vật, cảnh trí , thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Y/c HS làm bài tập trong nhóm.
- Y/c các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
Bài 3
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
- Y/c HS làm bài tập trong nhóm.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét – khen thưởng.
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học ,dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS đọc y/c và đoạn văn.
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với người câu đương khác , người ấy sợ quá rối rít xin tha.
+ Trần Thủ Độ: Nét mặt nghiêm khắc, giọng nói sang sảng .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của bài tập 2.
- HS làm bài tập trong nhóm.
- Các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- HS đọc y/c của bài tập.
- HS làm bài tập trong nhóm
- HS diễn kịch trước lớp.
	_______________________________________
	 Địa lí
Tiết 25: Châu Phi
	I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
	- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu á, đường xích đạo đi ngang giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
	II. Đồ dùng
	- Bản đồ địa lí thế giới.
	- Các hình minh hoạ trong sgk.
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu một số nhận xét chính về châu Âu và châu á?
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của Châu Phi:
- Y/c HS quan sát lược đồ châu Phi và cho biết:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi?
+ Châu Phi có diện tích là bao nhiêu?
+ So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác?
b. Hoạt động2: Địa hình châu Phi:
- Y/c HS thảo luận theo cặp.
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa châu Phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu Phi?
+ Kể tên , chỉ vị trí của các con sông lớn của châu Phi?
+ Kể tên các hồ lớn của châu Phi?
c. Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu phi:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu bài tập sau:
- Hát.
- 2 HS nêu.
- HS quan sát lược đồ châu Phi và cho biết:
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến , lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam.
- Châu Phi giáp các châu lục và đại dương sau:
+ Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông Bắc và đông Nam , Đông giáp với ấn độ dương.
+ Phía Tây và tây Nam giáp với Đại Tây Dương.
- Đường xích đạo đi giữa lãnh thổ châu Phi.
- Diện tích của châu Phi là 30 triệu km2
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao, toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, bồn địa Nin Thượng, Bồn địa Công Gô, Bồn địa Ca-la-ha-ri.
- Cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê- ti- ô-pi, cao nguyên Đông Phi
- Các con sông lớn của châu Phi: sông Nin, sông Ni – giê, sông Công gô, Sông Dăm – be – di.
- HS quán sát lược đồ và kể.
Phiếu bài tập:
1. Điền các thông tin sau vào ô trống thích hợp trong sơ đồ:
a. Khô và nóng bậc nhất thế giới.
b. Rộng.
c. Vành đai nhiệt đới.
d. Không có biển ăn sâu vào đất liền.
2. Hoàn thành bảng thống kê sau:
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu , sông ngòi, động thực vật
 Phân bố
Hoang mạc Xa – ha - ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới.
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn.
- Vùng bắc Phi
Rừng rậm nhiệt đới.
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn .
- Rừng cây rậm rạp , xanh tốt , động thực vật phong phú.
Vùng ven biển, bồn điạ 
Công – gô.
Xa- van
- Có ít mưa.
- Có một số con sông nhỏ.
- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng ngàn năm.
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang
 mạc Xa- ha- ra cao nguyên
 Đông Phi, bồn địa Ca- la- 
ha- ri.
* Tại sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới ?
4. Củng cố – Dặn dò
- Em hãy nêu một số đặc điểm về vị trí địa 
lý ,tự nhiên của Châu Phi ? 
* Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài 
chuẩn bị bài sau.
 -vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
_____________________________________
Tiết 25: SINH HOẠT LỚP
 Nhận xét tuần 25
I.Mục tiờu 
- Hs nhận ra những ưu  điểm và tồn tại trong tuần 
-Phỏt huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại.
 II.Lờn lớp
 1.ổn định tổ chức
 2.Sinh hoạt lớp:
-Gv yc cán sự lớp lờn cho lớp sinh hoạt kiểm diểm cỏc hoạt động trong tuần.
-Gv nhận xột chung
-Lớp trưởng cho cỏc bạn về đơn vị tổ nhận xột bỡnh bầu thi đua.
-Cỏc tổ về đơn vị kiểm diểm cỏc hoạt động trong tuần.
-Tổ trưởng bỏo cỏo kết quả tổng hợp
-Lớp trưởng tổng hợp kết quả ghi bảng lớp.
 * Nhận xột
 - Duy trỡ tỉ lệ chuyờn cần cao đạt 100%.
 - Đi học còn chưa đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
 - chưa có ý thức trong cỏc giờ truy bài.
 - Cú ý thức giữ gỡn trường lớp sạch đẹp.
 -Thực hiện giờ ăn ngủ trưa tại trường tốt.
 -Thi đua học tốt giành nhiều điểm 9, 10.
 -Chỳ ý thực hiện ăn mặc theo mựa đảm bảo sức khỏe.
 *Tuyờn dương
Miên , Dung 
 *Phờ bỡnh
Tâm ,Quân ,Thăng , Nghiệp
 III .Phương hướng tuần 26
 -Phỏt huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 25.
 __________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2010_2011_ban_hay.doc