CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: CỬA SÔNG
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông”
- Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập thực hành để củng cố khắc sâu quy tắc
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu kẻ bẳng để làm BT2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 27 Thứ 2 ngày16 tháng 3 năm 2009 TẬP ĐỌC TRANH LÀNG HỒ I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dângian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắc nhủ mọi người hãy biết quý trọng gìn giữ những nét đẹp cổ truyền cử văn hóa dân tộc II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Kiểm tra 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Luyện đọc Cho 1 HS đọc cả bài Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK Cho HS đọc đoạn nối tiếp ( đoạn trong SGK) Cho HS luyện đọc rừ khó và giải nghĩa từ Cho HS luyện đọc theo cặp Cho vài HS đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài 1HS đọc to, lớp nghe HS quan sát tranh HS đọc nối tiếp HS thực hiện HS đọc theo cặp Vài HS đọc cả bài HS lắng nghe Tìm hiểu bài Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN ( Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ...) + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?(Rất đặc biệt:Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, chiếu cói, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng vỏ sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh...hạt phấn”) + Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ( Tranh lợn ráy có những cái khoái âm dương-Rất có duyên. Tranh vẽ đàn gà con-Tưng bừng như ca múa bền gà mái mẹ. Kĩ thuật tranh-Đã đạt tới sự trang trí tinh tế. Màu trắng điệp-Là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàn màu sắc của dân tộc trong hội họa) + Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?( Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi/ Vì họa sĩ đã đem vào tranh những cảnh vật “ càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi/ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc) - GV nhận xét và chốt lại ý đúng HS đọc thầm và trả lời câu hỏi Luyện đọc diễn cảm Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn Cho HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu Cho HS thi đọc diễn cảm HS đọc nối tiếp HS luyện đọc HS thi đọc Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: Củng cố cách tính vận tốc Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Cho HS nhắc lại qui tắc và công thức tính vận tốc HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Luyện tập Bài 1: Cho HS đọc đề bài Cho HS nêu công thức tính vận tốc Cho HS làm bài vào vở Cho HS đọc bài giải GV nhận xét, chốt lại: Vận tốc chạy của Đà Điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050m/phút *Chú ý: GV hỏi thêm: Có thể tính vận tốc chạy của Đà Điểu với đơn vị đo là m/giây không? GV hướng dẫn HS làm theo hai cách: Cách 1: Sau khi tính được vận tốc chạy của Đà Điểu là 1050 m/phút ( vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/giây: Vận tốc chạy của Đà Điểu với đơn vị m/giây là: 1050 :60 = 17,5 m/giây Cách 2: 5 phút = 300 giây Vận tốc chạy của Đà Điểu là: 5250 : 300 = 17,5 m/giây Bài 2: - Cho HS đọc đề bài toán Cho HS nêu cách tính vận tốc Cho HS tự làm bài vào vở . Hướng dẫn HS cách viết với s = 130 km, t = 4 giờ thì v = 130 : 4 = 32,5 km/ giờ Cho HS đọc kết quả Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, chỉ ra quãng đường, thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 ( km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là:0,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40( km/giờ) Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài: Thời gian đi của ca nô là: 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24(km/giờ) * Chú ý: GV có thể cho HS đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút và vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4(km/phút) 0,4 km/phút = 24 km/giờ( vì 60 phút = 1 giờ) 1 HS đọc to. lớp nghe HS nêu công thức HS làm bài vào vở HS đọc lời giải HS theo dõi 1 HS đọc to, lớp nghe HS nêu cách tính HS tự làm bài HS đọc kết quả HS thực hiện HS tự làm bài và chữa bài Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau CHÍNH TẢ NHỚ - VIẾT: CỬA SÔNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông” Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập thực hành để củng cố khắc sâu quy tắc II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu kẻ bẳng để làm BT2 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và viết hai tên người, tên địa lí nước ngoài GV nhận xét HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Hoạt động 1 Hướng dẫn HS nhớ - viết Cho HS đọc yêu cầu của bài Cho HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông Cho cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ cuối trong SGK đe ghi nhớ. GV nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ, cách viết hoa, dấu câu... Cho HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và viết bài GV chấm bài , cho HS đổi vở soát lỗi của bạn HS đọc yêu cầu HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ HS đọc thầm HS viết bài HS đổi vở soát lỗi Hoạt động 2 Hướng dẫn HS làm BT chính tả Cho HS đọc yêu cầu BT Cho HS gạch dưới những tên riêng, giải thích cách viết hoa tên riêng đó Chio 2 HS làm vào phiếu Cho HS trình bày HS đọc yêu cầu HS thực hiện HS làm bài HS trình bày Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau Thứ 3 ngày 17 tháng 3 năm 2009 TOÁN QUÃNG ĐƯỜNG I/ MỤC TIÊU: Giúp HS : Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều Thực hành tính quãng đường II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Kiểm tra HS làm bài tập 4 bài Luyện tập HS thực hiện Hoạt động 1 Hình thành cách tính quãng đường Bài toán 1: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán Cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô Quãng đường đi được của ô tô là: 42,5 x 4 = 170 (km) - Cho HS viết công thức quãng đường khi biết vận tốc và thời gian: s = v x t - Cho HS nhắc lại quy tắc Bài toán 2: Cho HS đọc đề bài và giải bài toán Cho HS đổi : 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 x 2,5 = 30 (km) - Chú ý: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 x = 30 (km) * GV lưu ý HS: + Có thể chọn 1 trong 2 cách trên đều đúng + Nếu đơn vị đo vận tốc là km/giờ, thời gian tính theo đơn vị đo là giờ, thì quãng đường tính theo đơn vị đo là km 1 HS đọc to, lớp nghe HS nêu cách tính HS viết công thức HS nhắc lại quy tắc HS thực hiện HS theo dõi Hoạt động 2 Thực hành Bài 1: Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính quãng đường Cho cả lớp làm bài vào vở Gọi HS đọc lời giải, HS khác nhận xét, GV kết luận Bài 2: GV lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng đơn vị đo thời gian GV hướng dẫn HS 2 cách giải bài toán: Cách 1: Đổi đơn vị đo thời gian ra giờ: 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường đi được của xe đạp là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Cách 2: Đổi đơn vị đo thời gian ra phút: 1 giờ = 60 phút Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị m/phút là: 12,6: 60 = 0,21 ( km/phút) Quãng đường đi được của xe đạp là: 0,21 x 15 = 3,15 ( km) Bài 3: - Cho HS đọc đề bài, trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu Cho HS tự làm bài vào vở Gọi HS đọc bài giải – GV nhận xét bài làm HS nhắc lại quy tắc HS làm bài vào vở HS đọc lời giải HS thực hiện theo hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi HS làm bài vào vở HS đọc lời giải Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/ MỤC TIÊU: Rèn kĩ năng nói: + Kể một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN hoặc về một kỉ niệm với thầy cô giáo. Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện + Lời kể rõ ràng, tự nhiên. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết hai đề bài của tiết kể chuyện Một số tranh ảnh về tình thầy trò III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Cho HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết dân tộc HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Hoạt động 1 Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài Cho HS đọc 2 đề bài Yêu cầu HS phân tích đề - Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong 2 đề bài đã viết trên bảng lớp Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 2 gợi ý cho 2 đề bài GV nhắc lại yêu cầu của đề bài Cho HS đọc nhanh dàn ý cho câu chuyện HS đọc đề bài HS theo dõi HS đọc gợi ý HS đọc dàn ý Hoạt động 2 Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện Cho HS luyện kể chuyện theo cặp Cho HS thi kể chuyện trước lớp: + Các nhóm cử đại diện thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện + GV nhận xét HS kể theo cặp HS thi kể chuyện trước lớp Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau Thứ 4 ngày 18 tháng 3 năm 2009 TẬP ĐỌC ĐẤT NƯỚC I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước Hiểu ý nghĩa bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc Học thuộc lòng bài thơ II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Kiểm tra HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Tranh làng Hồ HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Luyện đọc Cho 1 HS khá đọc cả bài Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK Cho H đọc nối tiếp từng khổ thơ. GV kết hợp uốn nắn HS đọc đúng các từ ngữ khó đọc và giải nghĩa từ Cho HS luyện đọc theo cặp Cho đại diện HS đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài 1 HS đọc to, lớp nghe HS quan sát tranh HS đọc nối tiếp HS đọc theo cặp HS đọc cả bài HS lắng nghe Tìm hiểu bài Cho HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận và trả lời câu hỏi - “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều dó.( Đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới; Buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại) - Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?( Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Vui: rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha) - Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?( Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa- làm cho trời củng thay áo mới, cũng nói cười như con người - Để thể hiện niềm vui phơi phới; rộn ràng của thiên nhiên; đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc khắng chiến) - Long tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện quan những từ ngữ, hình ảnh nào của hai khổ thơ cuối?( Lòng tự hào về đất nước tự do: Trời xanh đây, của chúng ta , của chúng ta( lặp từ). Những hình ảnh: Những cánh đồng thơm mát, những ngã đường bát ngát. Những dòng sông đỏ nặng phù sa( tả liệt kê) - Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc: Nước của những người không bao giừo khuất( những người dũng cảm, chưa bao giừo chịu khuất phục / Những người bất tử, sống mãi với thời gian). Hình ảnh : Đêm đêm rì rào trong tiếng đất . Những buổi ngày xưa vọng nói về( Tiếng của cha ông từ nghìn năm lịch sử vọng về nhắn nhủ cháu con) HS đọc thầm, đọc lướt, thảo luận và trả lời câu hỏi Đọc diễn cảm Tiến hành như những tiết trước HS thực hiện Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn SH chuẩn bị bài hôm sau LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa từ gắn với chủ điểm: Nhớ nguồn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to đề làm BT III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Cho HS đọc lại đoạn văn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu, chỉ rõ những từ ngữ đã thay thế GV nhận xét HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Hoạt động 1 Hướng dẫn HS làm BT 1 Cho HS đọc yêu cầu BT1 Cho các nhóm thi làm BT vào phiếu: Các nhóm trao đổi , viết nhanh những câu tục ngữ, ca dao tìm được Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm trình bài trên bảng GV Nhận xét 1 HS đọc, lớp đọc thầm HS thực hiện HS trình bày Hoạt động 2 Hướng dẫn HS làm BT2 Cho HS đọc yêu cầu BT, giải thích bằng cách phân tích mẫu Cho HS trao đổi theo nhóm, điền từ vào ô trống vào phiếu thi giữa các nhóm Sau thời gian quy định, các nhóm đính kết quả lên bảng, đọc kết quả GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm giải ô chữ theo lời giải đúng: Uống nước nhớ nguồn Cho HS nối tiếp nhau đọc lại tất cả các câu tục ngữ, ca dao sau khi đã điền hoàn chỉnh Cho cả lớp làm bài vào vở HS đọc yêu cầu HS thảo luận làm bài vào phiếu Các nhóm trình bày HS đọc HS làm bài vào vở Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn SH chuẩn bị bài hôm sau TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: Củng cố cách tính quãng đường Rèn kĩ năng tính toán II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Kiểm tra HS bài: Quãng đường HS thực hiện Giới thiệu bài GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng HS lắng nghe Luyện tập Bài 1: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài tập Cho HS làm bài vào vở. Hướng dẫn HS làm bài theo cách: Với v = 32,5 km/giờ, t = 4 giờ ; thì : s = 32,5 x 4 = 130 (km) * Lưu ý HS đổi đơn vị ở cột 3 trước khi tính 36 km/giờ = 0,6 km/phút hoặc 40 phút = giờ - Cho HS đọc kết quả và nhận xét bài làm của HS Bài 2: GV hướng dẫn HS tính thời gian đi của ô tô : 12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ - Cho HS làm BT rồi chữa bài Bài 3: Cho HS tự lựa chọn 1 trong 2 cách đổi đơn vị: 8 km/giờ = ... km/phút hoặc 15 phút = ...giờ GV phân tích chọn cách đổi 15 phút = 0,25 giờ Cho HS làm bài vào vở Bài 4: GV giải thích Căng-gu-ru vừa chạy vừa nhảy có thể được từ 3m đến 4m một bước Gọi HS đọc đề bài Gọi 1 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm vào vở Lưu ý HS đổi 1 phút 15 giây = 75 giây HS đọc đề bài HS làm bài vào vở HS đọc kết quả HS làm bài và chữa bài HS thực hiện HS làm bài vào vở HS theo dõi HS đọc đề bài HS làm bài và chữa bài Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn SH chuẩn bị bài hôm sau LỊCH SỬ LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA – RI I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27/1/1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa – ri Những điều khoảng quan trọng nhất của Hiệp định Pa – ri II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh tư liệu về Lễ kí Hiêph định Pa – ri III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Kiểm tra HS bài “ Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” HS thực hiện Giới thiệu bài GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp Định Pa – ri và sau đó nêu nhiệm vụ học tập: + Tại saoi Mĩ phải kí kết Hiệp ịnh Pa – ri? + Lễ kí Hiệp định Pa – ri diễn ra như thế nào? + Nội dung chính của Hiệp định + Việc kí kết đó có ý nghĩa như thế nào? HS theo dõi Hoạt động 1 Cho HS thảo luận nhóm Lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa – ri + Sự kéo dài của Hội nghị Pa – ri là do đâu? + Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa – ri? - Cho HS thuật lại Lễ kí Hiệp định Pa – ri nêu hai nhiệm vụ: Thuật lại diễn biến Lễ kí Hiêp định Pa – ri và trình bày nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa – ri HS thảo luận HS trình bày Hoạt động 2 Cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa – ri về Việt Nam Cho HS đọc SGK thảo luận đi đến các ý: + Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam + Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam HS thảo luận HS thảo luận và trình bày Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn SH chuẩn bị bài hôm sau KHOA HỌC CÂY NON MỌC LÊN TỪ HẠT I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt Nêu được điều kiện nảy mầm và quả trình phát triển thành cây của hạt Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 108, 109 SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS KTBC Kiểm tra HS bài: Sự sinh sản của thực vật có hoa HS thực hiện Hoạt động 1 Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt Cho HS làm việc theo nhóm: Cẩn thận tách hạt lạc( hoặc đậu xanh, đậu đen...) đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng Tiếp theo cho các nhóm quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm BT Cho đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc GV Nhận xét và kết luận Bài 2: 2 – b, 3 – a, 4 – e, 5 – c, 6 – d HS thực hiện HS quan sát HS trình bày Hoạt động 2 Thảo luận nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo gợi ý sau: Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình trao đổi kinh nghiệm với nhau: + Nêu điều kiện để hạt nảy mầm + Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới rthiệu với cả lớp - GV nhận xét và kết luận HS thực hiện Hoạt động 3 Quan sát HS làm việc theo cặp quan sát H7 trang 109, SGK chỉ vào từng hình vfa mô tả quả trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới Cho 1 số HS trình bày trước lớp HS làm việc theo cặp HS trình bày Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài hôm sau
Tài liệu đính kèm: