Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Bản hay)

LÒNG DÂN

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

 - HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Nội dung bài. Tranh minh họa SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:

 + Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?

 + Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?

 + Nêu đại ý của bài?

 -GV nhận xét, ghi điểm.

 3. Bài mới:

 - Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân. Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe đã hi sinh trong kháng chiến. Với trích đoạn này các em sẽ tiếp tục luyện cách đọc một văn bản kịch, đồng thời hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ với cách mạng.

 - GV ghi đề lên bảng.

 

doc 56 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
CC
TĐ
T
KH
ĐĐ
Nói chuyện dưới cờ.
Lòng dân
Luyện tập
Làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe?
Có trách nhiệm với việc làm của mình (tiết 1) 
3
TD
CT
T
LTVC
LS
ĐHĐ N - TC “Bỏ khăn”
Nhớ - viết: Thư gửi các học sinh
Luyện tập chung
Mở rộng vốn từ: Nhân dân
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
4
KC
TĐ
T
ĐL
KT
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Lòng dân (Tieát 2)
Luyện tập chung
Khí hậu
Thêu dấu nhân (tiết 1)
5
TD
TLV
T
KH
MT
ĐHĐN - TC “Đua ngựa”
Luyện tập tả cảnh.
Luyện tập chung
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
Vẽ tranh: Đề tài Trường em
6
HĐTT
T
LTVC
ÂN
TLV
Sinh hoạt lớp
Ôn tập về giải toán
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Ôn tập bài hát: Bài reo vang bình minh 
Luyện tập tả cảnh
Thứ 2 / 7/ 8/ 2009
TẬP ĐỌC
LÒNG DÂN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
 - HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Nội dung bài. Tranh minh họa SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:
 + Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? 
 + Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
 + Nêu đại ý của bài? 
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân. Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe đã hi sinh trong kháng chiến. Với trích đoạn này các em sẽ tiếp tục luyện cách đọc một văn bản kịch, đồng thời hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ với cách mạng.
 - GV ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Luyện đọc: (10 phút)
- Gọi 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
- GV đọc mẫu toàn bài (thể hiện được giọng từng nhân vật)
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng theo cách sau (phân vai và đọc theo lời từng nhân vật):
 * Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 lượt). - GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) kết hợp giải nghĩa từ: 
* Tổ chức cho HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em) trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Khi HS đọc GV chú ý sửa sai.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:(10 phút)
- GV yêu cầu 2-3 em khá, giỏi điều khiển cả lớp, đọc thầm phần đầu đoạn kịch để tìm hiểu nội dung bài bằng cách phát biểu trả lời các câu hỏi ở SGK – GV nhận xét chốt lại:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
+ Trong đoạn kịch chi tiết nào làm em thích thú nhất?
- GV tổ chức HS thảo luận nêu đại ý của bài 
- GV chốt lại:
Đại ý: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:(10 phút)
- GV hướng dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu.
 + Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
 + Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.
 + Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc.
- Tổ chức cho HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
- 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống.
- Nghe GV đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau trước lớp.
 + cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
- HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em).
- HS khá giỏi điều khiển lớp tìm hiểu bài
- HS đọc câu hỏi SGK- phát biểu trả lời.
+ (bị giặc rượt bắt, chạy vào nhà dì Năm.)
+ (vội đưa cho chú cán bộ 1 chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.)
(VD: Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à?, dì vẫn khẳng định: Dạ chồng tui)
- HS thảo luận nêu đại ý của bài.
- HS đọc lại đại ý.
- HS khá, giỏi đọc theo vai, HS khác nhận xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa.
 4. Củng cố - Dặn dò: 	
 - Nêu đại ý đoạn kịch, GV kết hợp giáo dục HS.
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài: “Lòng dân” (tiếp theo).
 - Nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp:
 + Chuyển hỗn số thành phân số và nêu cách thực hiện: 
 + Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: 
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Giới thiệu bài.
- HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu các bài tập SGK/14.
- Y/c HS đọc các bài tập 1, 2, 3 SGK, nêu yêu cầu của từng bài.
HĐ 2: Làm bài tập và chấm sửa bài:
- Yêu cầu HS thứ tự lên bảng làm từng bài, HS khác làm vào vở – GV theo dõi HS làm.
- Gọi HS đối chiếu bài của mình nhận xét đúng/sai bài trên bảng của bạn. Sau đó GV chốt lại cách làm từng bài:
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- 2 bài sau HS khá, giỏi làm.
 9= ; 12=
Bài 2: So sánh các hỗn số: 
Hay: 3> 2 Vì có phần nguyên 3 > 2.
- Bài b,c HS khá, giỏi làm.
b. 3= ; 3= Ta có: >, vậy 3>3
c. 5= ; 2= Ta có: >, vậy 5 > 2
Hay: 5 > 2Vì có phần nguyên 5 > 3.
- Muốn so sánh các hỗn số ta làm thế nào?
Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- Muốn cộng, trừ, nhân chia hỗn số ta làm thế nào.
- HS đọc các bài tập 1, 2, 3 SGK, nêu yêu cầu của từng bài.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn.
 2= 5= 
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn.
a . 3= ; 2= 
Ta có: >, vậy 3>2
d. 3= ; 3== 
 Vì = , vậy 3= 3
- HS nêu cách so sánh hỗn số.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn.
a/ 1+1=+== 
 b/ 2-1=-==
c/ 2x5=x==14
d/ 3 : 2 = : = x = 
- HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh và cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
 - Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Luyện tập chung” (tiếp theo)
 - Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tiết 1)
Truyện kể: Chuyện của bạn Đức
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
 - Ghi chú : Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Nội dung bài. Câu hỏi thảo luận chép vào bảng phụ. Các nhóm chuẩn bị trò chơi “Phân vai”
 - HS: Đọc, tìm hiểu truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
 + Là học sinh lớp 5 em cần làm gì?
 + Là HS lớp 5 em còn điển nào chưa xứng đáng? 
 - Sau đó GV nhận đánh giá.
 3. Bài mới:
 - GV giới thiệu bài ghi đề lên bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm hiểu ND câu chuyện: Chuyện của bạn Đức. (10 phút)
- Gọi 1 HS đọc ND câu chuyện: Chuyện của bạn Đức
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
 + Đức đã gây ra chuyện gì?
 + Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 + Đức đá bóng vô tình làm bà Doan ngã nhưng Đức vờ không có chuyện gì xảy ra và đi về nhà.
 + Sau khi gây ra chuyện về nhà ngồi ăn cơm Đứcđã hiểu ra rằng việc làm của mình gây ra bà Doan ngã nhưng giả vờ không biết như vậy là không được nên Đức rất băn khoăn
- GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất Theo em, Đức nên nên giải quyết việc này thế nào cho tốt?
- Giới thiệu bài, Ghi đề lên bảng.
HĐ 2: Rút ghi nhớ. (3-4 phút)
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ với các nội dung sau:
+ Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ?.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, giáo viên tổng kết các ý kiến, chốt ý. 
Ghi nhớ : Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 
HĐ3 : Làm bài tập 1 sách giáo khoa.(10’) 
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1 ở SGK.
- Yêu cầu HS trình bày 
- GV kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. 
Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
HĐ4 : Bày tỏ thái độ.(10 phút)
- Y/c 1 cán sự lớp lên bảng thực hiện điều khiển lớp hoàn thành BT 3: (Tán thành hay không tán thành những ý kiến) . 
- GV kết luận: Tán thành ý kiến a, đ. Không tán thành ý kiến b, c, d.
- GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
- Học sinh lắng nghe. Đưa ra các tình huống (Đức cần phải rút kinh nghiệm lần sau phải có trách nhiệm với việc làm của mình).
- HS thảo luận theo nhóm 4 em rút ra ghi nhớ.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
 - HS đọc và nêu yêu cầu.
- Học sinh hoạt động cá nhân đọc và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp thực hiện bằng cách đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến bạn đưa ra.
- HS khá, giỏi giải thích.
.
4. Củng cố – Dặn dò: (1phút)
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
 - Dặn HS thực hiện theo nhóm phân vai BT 3 để tuần sau (tiết 2) thực hiện trước lớp. 
 - Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC:
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE?
I. MỤC ĐÍCH:
Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 Nội dung bài ; Các hình trang 12, 13 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS trả lời câu hỏi. 
 + C ... oạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay.
Đoạn 2: Tả ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
Đoạn 3: Tả cây cối sau cơn mưa.
Đoạn 4: Tả đường phố và con người sau cơn mưa.
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp:
 +Chọn, hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào chỗ có dấu ().
- yêu cầu HS làm bài vào vở – GV theo dõi nhắc nhở. HS viết dựa trên nội dung chính mỗi đoạn ví dụ đoạn 4 nội dung chính tả: Đường phố và con người sau cơn mưa thì chỉ viết thêm về đường phố và con người.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh đoạn văn hợp lí, tự nhiên.
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 
 - Cho HS đọc yêu cầu đề 
 - GV giao việc 
. Chọn trong dàn bài đã chuẩn bị trong tiết TLV trước một phần nào đó 
 - Viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh 
 - HS làm bài và trình bày kết quả.
- HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài nối tiếp nhau trước lớp.
Đoạn 1: Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước té lên sau bánh xe. 
Đoạn 2: Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. 
-Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. 
- Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm.
Đoạn 3: Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên là đang nhè nhẹ toả hương.
Đoạn 4: Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày.
- HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết TLV trước
- Chọn phần trong dàn bài
- Viết phần đã chọn thành đoạn văn 
- Một số HS đọc cho cả lớp nghe đoạn văn mình đã viết 
- Lớp nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS nào chưa hoàn thành, về nhà làm hoàn thành đoạn văn .
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết TLV tiếp theo.
 - Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
I. Mục tiêu:
Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Hình trang 14 SGK.
	 HS: Nội dung bài, sưu tầm các tấm ảnh của tuổi dậy.
III. Các hoạt động dạy và học:
	1.Ổn định:
2. Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi–sau đó GV nhận xét ghi điểm cho từng học sinh.
H: Phụ nữ có thai nên làm gì?
 	H: Mỗi người trong gia đình cần làm gì với phụ nữ có thai?
	3.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của GV
HĐ 1: Giới thiệu ảnh sưu tầm được.
MT: HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trong ảnh đã sưu tầm được.
-GV y/cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp.
-GV nhận xét khen ngợi HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát.
HĐ 2: Chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”
MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
-GV chia lớp thành nhóm 4 em và giới thiệu trò chơi, cách chơi:
+Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin trong khung chữ và quan sát tranh trang 14 SGK. Sau đó cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng con. Cử 1 bạn khác báo nhóm đã làm xong. – Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc.
-Tổ chức cho HS tiến hành hoàn thành nội dung SGK yêu cầu theo sự hướng dẫn của GV. Nhóm nào làm xong thì báo. GV ghi nhận nhóm xong trước, xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong yêu cầu các em giơ đáp án.
-GV n/xét nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.
 Đáp án đúng:
 1. Dưới 3 tuổi. (1-b)
 2.Từ 3 đến 6 tuổi. (2-a)
 3. Từ 6 đến 10tuổi. (3-c)
GV kết luận: 
 Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Dưới 3 tuổi trẻ em đã biết nói biết đi, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi của mình. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thính nói chuyện với người lớn và rất giàu trí tưởng tượng. Từ 6 đến 10 tuổi, cơ thể chúng ta đã hoàn chỉnh các bộ phận và chức năng của cơ thể. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh.
HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người:
MT: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì.
- Yêu cầu: HS hoạt động theo nhóm 6, nội dung:
 + Đọc thông tin và quan sát trang 4; 5 trong SGK.
 + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
 + Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
 +Tại sao nói là tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
-Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét chốt lại:
*Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người vì đây là thời kì có nhiều thay đổi nhất: Cơ thể phát triển nhanh về cân nặng và chiều cao; con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh; biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
-HS giôùi thieäu ñöôïc; Beù teân gì? Maáy tuoåi? Luùc ñoù beù bieát laøm gì?...
-Naém baét caùch chôi.
-HS tieán haønh hoaøn thaønh noäi dung SGK yeâu caàu, theo söï höôùng daãn cuûa GV.
-HS giô ñaùp aùn.
-HS theo nhoùm ñoïc thoâng tin vaø traû lôøi noäi dung ñöôïc giao.
-Ñaïi dieän nhoùm traû lôøi, nhoùm khaùc boå sung.
	4. Củng cố – Dặn dò: 
- Gọi 1 em đọc mục: Tuổi dậy thì.
- Chuẩn bị bài: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”.
KEÅ CHUYEÄN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 Một số tranh ảnh gợi ý những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS 
- GV nhận xét 
2/ Bài mới:
 - 2 HS lần lượt kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta 
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề ( 8’)- Cho HS đọc yêu cầu đề bài 
- GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng 
Đề: Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người em biết 
- Cho HS đọc gợi ý và trao đổi các nội dung trong gợi ý đó 
H: Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước đó là những việc làm gì? 
- Cho HS đọc lại các gợi ý
- Cho HS nói về đề tài mình kể 
HĐ2 Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm 10’
- Ch o HS đọc lại gợi ý 3
- Cho HS kể chuyện trong nhóm 
HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp 10’
- Cho HS kể mẫu 
 - Cho HS thi kể 
- GV nhận xét và bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất 
3/ Củng cố,dặn dò:
-Cho HS đọc to, cả lớp lắng nghe 
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài và gợi y
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến 
- HS đọc to gợi ý 2, 3 
- Một số HS nói trước lứp về đề tài, về người mình đã chứng kiến, tham gia và sẽ kể cho các bạn nghe 
- 1 HS giỏi, khá kể mẫu, cả lớp lắng nghe 
- 2 HS kể 
- Đại diện nhóm thi
- Lớp nhận xét + bình chọn người kể chuyện hay, câu chuyện hay 
 - GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS: 
 + Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 3
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên, lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 3:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung:
 a/ Nề nếp: 
 Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý
 thêm khăn quàng, áo quần gọn gàng hơn.
 b/ Đạo đức: 
 Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu.
 c/ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập, cần phát biểu
 xây dựng bài hơn, chú ý trong giờ học.
 d/ Công tác khác: Tham gia tốt mọi phong trào, trực, sinh hoạt Đội đúng thời gian và
 đảm bảo nội dung.
 2. Phương hướng tuần 4 :
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ.
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu.
 - Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 4
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 5.
 II. CHUẨN BỊ: 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên, lớp tưởng tổng kết thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 4:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung:
 a/ Nề nếp:Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần gọn gàng hơn.
 b/Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, ngoan hơn, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
 c/ Học tập: Đa số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng bên cạnh đó cũng còn 1 số em học chưa chăm, các em cần phải chăm chỉ học tập nhiều hơn. 
 d/ Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ
 2. Phương hướng tuần 5 :
 - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- T hi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- Khắc phục tồn tại ở tuần 4
- Theo dõi giúp đỡ những nhóm bạn cùng tiến
tham gia đầy đủ các buổi lao động do nhà trường phân công, tham gia hoạt động đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_3_ban_hay.doc