Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Chuẩn KTKN

Tập đọc

LÒNG DÂN (Phần 1)

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch.

 - Biết đọc ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.

 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.

 - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.

 - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 33 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 Tuần 3 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ 2 ngày 18 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
LÒNG DÂN (Phần 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết đọc đúng văn bản kịch.
	- Biết đọc ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
	- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
	- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
	- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài
3. Luyện đọc
4. Tìm hiểu bài
5. Luyện đọc diễn cảm
- Kiểm tra 2 HS bài Sắc màu em yêu
- Nhận xét, ghi điểm
- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân của Nguyễn Văn Xe. Đây là vở kịch được nhận Giải thưởng Văn nghệ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Qua đoạn trích này, các em sẽ hiểu được tấm lòng người dân Nam Bộ nói riêng, người dân cả nước nói chung đối với Đảng, với cách mạng
- Cho HS đọc phần mở đầu
- Đọc diễn cảm màn kịch theo yêu cầu. Chú ý giọng của cai lính: hống hách, xấc xược. Giọng của dì Năm: tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  thằng này là con
+ Đoạn 2: Tiếp theo  rục rịch tao bắn
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
a. Hướng dẫn đọc đúng
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện HS đọc đúng: quẹo, xẵng, giọng, ráng, hổng thấy
b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ
- Quan sát HS đọc, giúp HS đọc tốt. Có thể giải nghĩa một số từ khác mà HS chưa hiểu
- Đọc lại toàn bài một lượt
- Cho HS đọc phần mở đầu
- Giao việc: lớp trưởng điều khiển lớp đọc, thảo luận câu hỏi 1, 2
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Lớp phó điều khiển lớp đọc thầm bài, thảo luận câu hỏi 3, 4
+ Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ?
+ Tình huống nào trong đoạn kịch làm bạn thích thú nhất? Vì sao?
- GV chốt lại ý chính của đoạn kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Tổ chức từng nhóm 6 HS
- Theo dõi, nhận xét, tuyên dương
- Rèn cho HS đọc tốt đoạn 1 ở bảng phụ
+ HS1: đọc thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ yêu thương những màu sắc nào? Vì sao?
+ HS2: đọc thuộc bài thơ, trả lời câu hỏi: Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước?
- Lắng nghe
- 1 HS đọc lớn phần mở đầu (nhân vật, cảnh trí, thời gian)
- Lớp theo dõi, đọc thầm.
- Lắng nghe GV đọc
- Quan sát tranh minh họa
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- HS lần lượt đọc nối tiếp đoạn thể hiện lời nhân vật.
- Luyện đọc từ khó.
- 1 HS đọc to phần giải nghĩa từ ở SGK. Lớp đọc thầm.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài
- Lắng nghe
- 1 HS đọc lớn, lớp theo dõi, đọc thầm.
- Đọc và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường chú chạy vào nhà dì Năm.
+ Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ Dì bình tĩnh trả lời câu hỏi của tên cai- Dì nhận chú cán bộ là chồng- Dì kêu oan khi bị địch trói- Dì vờ trối trăn, căn dặn con mấy lời 
+ HS tự do lựa chọn tình huống mình thích và nêu
- Vài HS nêu lại ý chính
- 5 HS 5 vai, 1 HS dẫn chuyện (khoảng 3 lần)
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay, nhập vai tốt.
- HS rèn đọc, chú ý nhấn giọng: có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui
6. Củng cố, dặn dò
- Nêu ý nghĩa phần 1 của vở kịch?
- Về nhà tập nhập vai, rèn đọc, đọc trước phần 2.
- Nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.
	- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển hỗn số thành phân số rồi là tính, so sánh).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập 3/14 của tiết trước.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh. 
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.
Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1/14: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số.
- GV chữa bài nhận xét cho điểm HS.
Bài 2/14:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. 
- GV viết lên bảng , yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách so sánh hai hỗn số trên.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3/14:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở.
° 
° 
° 
° 
- HS trả lời, GV và cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh.
- Một số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp. Ví du ï:
● Chuyển cả hai hỗn số về phân số rồi so sánh : 
Ta có: vậy 
●So sánh từng phần của hai hỗn số : Ta có phần nguyên 3 > 2 nên .
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
a) 
b) 
c) 
d) 
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
 4
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Về nhà học bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
3. Thái độ: 	Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Mẫu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ. 
- 	Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
4’
2. Bài cũ: Em là học sinh L5
- Nêu ghi nhớ 
- 1 học sinh 
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
- 2 học sinh
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
- Có trách nhiệm về việc làm của mình.
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức “
- Hoạt động lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
- Học sinh đọc thầm câu chuyện 
- 2 bạn đọc to câu chuyện
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi: 
1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
- Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
- Rất ân hận và xấu hổ 
3/ Theo em , Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ? Vì sao?
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
® Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Luyện tập 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài tập cá nhân
- Phân tích ý nghĩa từng câu và đưa đáp án đúng (a, b, d, g) 
_GV kết luận (Tr 21/ SGV)
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, g chưa? Vì sao?
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Nêu yêu cầu BT 2. SGK
_ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
- GV kết luận : Tán thành ý kiến (a), (đ) ; không tán thành ý kiến (b), (c), (d)
® Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
- Không dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quí trọng. Đồng thời, một người nếu không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình thì sẽ không rút được kinh nghiệm để làm tốt hơn, sẽ khó tiến bộ được.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Cả lớp trao đổi
- Vì sao phải có  ... S viết đạt yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm.
- Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu:
+ Đoạn 1: giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2 : Aùnh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa.
- HS trả lời:
+ Đoạn 1 :Viết thêm câu tả cơn mưa.
+ Đoạn 2 : Viết thêm các chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa.
+ Đoạn 3 : Viết thêm các câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa.
+ Đoạn 4 : Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
- 4 HS làm vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
- 4 HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài văn của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến :
+ Em viết đoạn văn tả quang cảnh trước khi cơn mưa đến.
+ Em viết đoạn văn tả cơn mưa.
+ Em tả hoạt động của con người sau cơn mưa.
- 2 HS viết đoạn văn vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- 2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát biểu ý kiến để sửa cho từng bạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình viết.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà hoàn viết lại đoạn văn tả cơn mưa (nếu chưa đạt).
- Quan sát trường học và ghi lại những điều quan sát được.
- Nhận xét tiết học.
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh củng cố về:
	- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
 4
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập 3/17 của tiết trước.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh. 
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
Hướng dẫn ôn tập:
a) Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- GV gọi HS đọc đề bài toán 1.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Số bé | | | | | |
Số lớn | | | | | | |
 Bài giải 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 5 = 11 (phần)
Số bé là: 121 :11 5 = 55
Số lớn là: 121 – 55 = 66
Đáp số: Số bé: 55 ; Số lớn : 66
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu: 
+ Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán.
+ Vì sao để tính số bé ta lại thực hiện 121 :11 5?
+ Hãy nêu các bước giải bài toán tim hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Nhận xét ý kiến của HS.
b) Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV hướng dẫn các bước tương tự như phần a.
Luyện tập – thực hành:
 Bài 1/18: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS chữa bài trước lớp. 
- Nhận xét bài làm của HS sinh và cho điểm.
Bài 2/18:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Loại 1:| | | |
Loại 2:| | 
Bài giải
	Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần)
	Số lít nước mắm loại hai là: 12 : 2 = 6 (lít)
Số lít nước mắm loại một là: 6 + 12 = 18 (lít)
 Đáp số : 18 lít ; 6 lít.
GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài giải
Nửa chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là: 120 : 2 = 60 (m)
Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là: 60 : 12 5 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh vườn là: 60 – 25 = 35 (m)
Diện tích mảnh vườn là: 25 35 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là: 875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số : chiều rộng: 25m; chiều dài: 35 m; diện tích lối đi: 35 m2
Bài 3/18: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS chữa bài trước lớp.
- Nhận xét bài làm của HS sinh và cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lần lượt trả lời trước lớp.
+ Dựa vào tỉ số của hai số, ta có thể vẽ sơ đồ bài toán, tỉ số của số bé và số lớn là , nếu số bé là 5 phần bằng nhau thì số lớn là 6 phần như thế.
- Ta lấy 121 : 11 để tìm giá trị một phần, theo sơ đồ số bé là 5 phần bằng nhau nên khi tính được giá trị của một phần ta nhân tiếp với 5 sẽ được số bé.
+ HS nối tiếp nhau nêu.
- HS theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm bài tương tự như bài toán 1 và bài toán 2.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Vì bài toán cho ta biết số lít nước mắm loại một có nhiều hơn số lít nước mắm loại 2 là 12 lít (hiệu hai số) và số lít nước mắm loại 1 gấp 3 lần số lít nước mắm loại 2 (tỉ của hai số).
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 5
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu nhắc lại một số nội dung chính trong bài luyện tập.
- Về nhà học bài. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Kể được một số đặc điểm chung của trẻ em ở một số giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, tư ø 6 đến 10 tuổi.
- Nêu được đặc điểm của tuổi dậy thì.
- Hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ 1, 2, 3 trang 14 phôtô và cắt rời từng hình: 3 tấm thẻ cắt rời ghi: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
- Giấy khổ to, bút dạ
- HS sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài
3. Sưu tầm và giới thiệu ảnh
4. Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
5. Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra
+ Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khỏe mạnh?
+ Tại sao lại nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?
+ Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
- Từ khi được sinh ra, cơ thể chúng ta phát triển như thế nào? Qua những giai đoạn nào? Bài học hôm nay các em sẽ rõ.
- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS
- Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp.
- Nhận xét, khen ngợi những HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát.
- Hướng dẫn trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.Phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi tranh và ô thông tin vào một tờ giấy.
- Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc
- Cho HS báo cáo kết quả trò chơi.
- GV nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Lứa tuổi
Ảnh minh họa
Đặc điểm nổi bật
1. Dưới 3 tuổi
2
b. Ở lứa tuổi này, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ . Nhưng chúng ta lại lớn lên khá nhanh (nhất là giai đoạn sơ sinh) và đến cuối lứa tuổi này, chúng ta có thể tự đi, chạy, xúc cơm, chơi và chào hỏi mọi người.
2. Từ 3 đến 6 tuổi
1
a. Ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng không bằng lứa tuổi trước. Chúng ta thích hoạt động, chạy nhảy, vui chơi với các bạn, đồng thời lời nói và suy nghĩ bắt đầu phát triển.
3. Từ 6 đến 10 tuổi
3
c. Ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ cũng ngày càng phát triển.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
- GV kết luận, chốt ý
- 3 HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ.
- 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp: Đây là ai? Ảnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào?
Ví dụ: Đây là bức ảnh của tôi lúc 2 tuổi. Mẹ tôi bảo tôi rất thích ngồi trên chiếc xe 3 bánh này, tôi đã biết nói và rất nghịch ngợm.
- HS chia thành nhóm nhỏ, nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi. Sau đó HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy
- Nhóm làm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 HS lần lượt trình bày trước lớp.
- HS ngồi cùng bàn đọc thông tin trong SGK, trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
- Hoạt động theo yêu cầu của GV. Ví dụ HS nêu câu hỏi, gọi bạn trả lời:
+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
+ Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
6. Củng cố, dặn dò
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Dặn HS về nhà học thuộc và ghi nhớ bài học.
- GV nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgalop5 CKT.doc