Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hạnh Diễm

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hạnh Diễm

Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC NGHE, ĐƯỢC ĐỌC VỀ LÒNG NHÂN HẬU

I. Mục tiêu:

- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).

- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.

* Đối với HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Sưu tầm một số truyện viết về lòng nhân hậu (cổ tích, ngụ ngôn, danh nhân, )

 - Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hạnh Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tập đọc:
THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông,chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 - Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. 
 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh họa bài đọc. - Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
	- Băng giấy (hoặc bảng phụ) viết câu, đoạn thư cần hướng dẫn HS đọc.
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : (3 phút) 
B. BÀI MỚI : (37 phút)
1. Giới thiệu bài : (1 phút)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc : (10 phút)
- GV gọi 1 HS đọc mẫu.
- HS giỏi đọc toàn bài.
- GV gọi HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn (3 lượt).
Đ1: Từ đầu  chia buồn với bạn
Đ2:Tiếp theo...những người bạn mới như mình
Đ3: Phần còn lại
-L1: 3 HS đọc nối tiếp nhua cho đến hết bài.
-L2: 3 HS đọc và rút ra từ khó đọc, từ chú giải
-L3: 3 HS đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
- GV hướng dẫn HS đọc phân biệt lời chân thành và động viên. GV đọc diễn cảm bài văn.
- HS chú ý lắng nghe. - HS đọc theo cặp.
b) Tìm hiểu bài : (10 phút)
* Đoạn 1:HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Lương biết bạn Hồng từ trước?Biết khi nào?
không! Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP
- Bạn Lương thư cho bạn Hồng để làm gì ?
 Lương viết thư để chia buồn với Hồng.
* Đoạn 2,3: HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thành tiếng, đọc lướt và trả lời
- Yêu cầu câu 2 bảo chúng ta làm gì? 
-HS trả lời.
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
-Khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về cha:Chắc là Hồng cũng tự hào ... nước lũ.
-Khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau:Mình tin rằng theo gương ba...nỗi đau này.
-Làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
+HSđọc thầm những dòng mở đầu,kết thúc bức 
- HS đọc thầm + TLCH
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ?
 những dòng mở đâu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, ký tên, ghi họ tên người viết thư.
-Nêu nội dung của câu chuyện ? (GV ghi bảng)
 thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm : (12 phút)
-GV hướng dẫn. 
- 3 HS đọc diễn cảm từng đoạn
-GV treo băng giấy ghi đoạn 1. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- HS đọc nhóm đôi cho nhau nghe
- HS thi đọc diễn cảm 3 em - Lớp nhận xét.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : (3 phút)
- Nêu nội dung câu chuyện ?
- GV nhận xét chung về tiết học và giáo dục.
- Dặn HS về đọc bài. Bài sau : Người ăn xin.
Toán:
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
	- Biết đọc và viết được một số số đến lớp triệu.
	- HS được củng cố về các hàng , lớp.
	- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn các hàng, các lớp.
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ : 
B. BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : 
2) Bài mới :
* HĐ1 : GV treo bảng phụ kẻ sẵn các hàng lớp như đầu bài trang 14 SGK.
- Em hãy cho biết tên các hàng ở lớp triệu? 
- Hàng trăm triệu, hàng chục triệu, hàng triệu.
- Tên các hàng ở lớp nghìn ? (GV ghi vào khung)
- Hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn.
- Tên các hàng ở lớp đơn vị ? (GV ghi số 342157413 vào các cột của khung)
- Hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Gọi 1 HS đọc số.
- HS viết số vào vở nháp
- GV đọc số theo 3 cách và yêu cầu HS sinh hoạt nhóm đôi xem chọn cách đọc nào ?
- HS sinh hoạt nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến. Chọn cách 3.
C1 : Ba trăm triệu bốn chục triệu hai triệu một trăm nghìn năm chục nghìn bảy nghìn bốn trăm một chục và ba đơn vị.
C2 : Ba bốn hai triệu một năm bảy nghìn bốn trăm mười ba đơn vị.
C3 : Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
- Vì sao các nhóm lại chọn cách đọc thứ 3?
- Nêu thứ tự các lớp và các hàng một cách rõ ràng.
- GV gọi 3 HS đọc lại số theo cách đọc 3.
- GV gắn bảng: 342 : Ba trăm bốn mươi hai triệu;
157 : Một trăm năm mươi bảy nghìn
413 : Bốn trăm mười ba.
- Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
- 1HS đọc lại.
- GV đọc chậm số 342157413 để HS nhận ra cách đọc sau đó GV đọc liền mạch.
- Ta đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ số thêm tên lớp đó.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- HS đọc lại
- Em hãy nêu cách đọc các số đến lớp triệu?
- HS đọc phần chú ý SGK/14. Hoặc :
- Ta tách thành từng lớp
- Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
* HĐ2 : Thực hành
* Bài 1 : GV treo bảng
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Đề yêu cầu làm gì ?
- Viết và đọc số theo bảng đã cho.
- 1 HS làm bảng.
- Cả lớp làm vào vở
- GV nhận xét, chữa bài.
-Cho HS đọc to kết quả: Ở số 32000000 những chữ số nào thuộc lớp triệu?Lớp nghìn?Lớp đơn vị 
- Những chữ số ở lớp triệu 32, những chữ số ở lớp nghìn là 000, lớp đơn vị 000.
* Bài 2 : 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Để yêu cầu làm gì ?
- Đọc các số đã cho
- HS làm kiểu truyền miệng nối tiếp.
- HS đọc truyền miệng - HS nhận xét, chữa bài
* Bài 3 : - Đề yêu cầu làm gì ?
- 1 HS đọc đề bài - Viết các số đã cho và bảng con
- GV cho HS viết bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò :
- Em hãy cho biết tên các hàng ở lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị.
- 1 HS nhắc lại.
- Em hãy cho biết cách đọc các số đến lớp triệu ? 
- Nhận xét tiết học. Bài sau : Luyện tập.
-HS trả lời.
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN ĐÃ ĐƯỢC NGHE, ĐƯỢC ĐỌC VỀ LÒNG NHÂN HẬU
I. Mục tiêu: 
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
* Đối với HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Sưu tầm một số truyện viết về lòng nhân hậu (cổ tích, ngụ ngôn, danh nhân,)
	- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : Nàng tiên Ốc.
- 1 HS kể 
B. BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Gạch chân những chữ “được nghe”, “đã đọc”, “lòng nhân hậu”.
- 4HS đọc nối tiếp các gợi ý 1,2,3,4/ SGK 
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 1.
- Nhắc HS : Những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm-Các em nhỏ và cụ già-Dế Mèn bênh vực bạn yếu-Chiếc rễ đa tròn-Ai có lỗi ?) là những bài trong SGK, giúp các em biết thêm những biểu hiện của lòng nhân hậu. Các em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu em nào không tìm được truyện mà kể những câu chuyện đó sẽ không đạt điểm cao bằng những bạn tự tìm truyện để kể.
- HS nghe.
- HS giới thiệu nối tiếp câu chuyện của mình với các bạn.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3.
- HS xem bảng phụ ghi sẵn dàn bài kể chuyện (như SGK/29)
+ Giới thiệu câu chuyện của mình trước khi kể (tên truyện, em đã nghe, đọc ở đâu?)
+ Kể phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Nếu câu chuyện dài chỉ kể 1,2 đoạn.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
-Kể chuyện theo cặp, kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Mời những HS xung phong lên kể chuyện trước lớp.
-Chỉ định một số em kể.
- HS kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện, nêu câu hỏi cho các bạn.
- Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, viết lần lượt tên những HS tham gia kể chuyện.
- Cả lớp nhận xét,tính điểm: Nội dung chuyện, Cách kể, Khả năng hiểu truyện.
- Khen những em nhớ chuyện, biết kể chuyện bằng giọng kể biểu cảm.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
* GV nhận xét, bổ sung.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Nhận xét tiết học.
- Biểu dương 1 số HS kê tốt và động viên những em kể chuyện chưa tốt, dặn dò về luyện tập tiếp. Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu:
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. Mục tiêu: 
	- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức.
	- Nhận biết từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mụcIII); bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về từ (BT2,BT3).
II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ : 
B. BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : 
2) Phần nhận xét : 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Nêu yêu cầu đề bài.
- Hãy chia các từ trong câu thành 2 loại ?
-HS thảo luận nhóm đôi.
Câu 1 : Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. HS nhận xét bổ sung, GV chốt lại ý đúng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Câu 2 : Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 (chia lớp thành hai, mỗi dãy thảo luận mỗi ý tiếng, từ).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý hoàn chỉnh.
3) Phần ghi nhớ :
2 - 3 HS đọc phần ghi nhớ.
4) Phần luyện tập :
* Bài 1 : HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS đọc yêu cầu của BT
- HS hoạt động theo nhóm đôi, thực hiện trên giấy.
-HS lên bảng trình bày kết quả: Từ đơn, từ phức.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý hoàn chỉnh. GV chốt ý.
* Bài 2 : HS đọc và giải thích rõ yêu cầu của BT
- HS giỏi đọc và giải thích.
- HS thảo luận theo nhóm 4 : Tra tự điển để tìm ra.
- Đại diện mỗi nhóm tìm 3 từ đơn, 3 từ phức.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý.
* Bài 3 : HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu và câu văn mẫu.
- GV tổ chức trò chơi. Chia lớp thành 2 đội, đội nào đặt nhiều câu đúng, nhanh là thắng.
- HS đặt câu tiếp nối nhau theo 2 đội A và B.
- GV chốt ý, tuyên dương.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Tiếng dùng để làm gì? Thế nào là từ đơn? Từ phức 
- Từ biểu thị ý nghĩa dùng để làm gì ?
- Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ và đặt 2 câu đã làm ở bài 3.
Bài sau : MRVT : Nhân hậu-Đoàn kết.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	- Đọc ,viết được các số đến lớp triệu.
	- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
	- HS làm bài: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a,b).
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn bài 1/16
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.  ... .
* Hoạt động 2 : Thảo luận về vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước.
+ Bước 1 : Thảo luận về vai trò của vitamin.
- Kể tên một số vitamin mà em biết. Nêu vai trò của vitamin đó ?
- Vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D.
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin đưa vào cơ thể ?
- Vitamin rất canà cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vitamin, cơ thể sẽ bị bệnh.
* GV kết luận : Vitamin là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể (như chất đạm) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động (như chất bột đường) nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nêu thiếu vitamin cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ :
+ Thiếu vitamin A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
+ Thiếu vitamin D : mắc bệnh còi xương ở trẻ.
+ Thiếu vitamin C : mắc bệnh chảy máu chân răng 
+ Thiếu vitamin B1 : bị phù 
+ Bước 2 : Thảo luận về vai trò của chất khoáng.
- Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó ?
- Sắt, canxi, iốt (thiếu sắt gấy thiếu máu, thiếu canxi loãng xương, thiếu iốt gây bướu cổ).
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
- Tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh
* GV kết luận:Một số chất khoáng như sắt, canxi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ :
+ Thiếu sắt gây thiếu máu.
+ Thiếu canxi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu gây loãng xương.
+ Thiếu iốt sinh ra bướu cổ.
+ Bước 3 : Thảo luận vai trò của chất xơ và nước.
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn chứa chất xơ ?
- Chất xơ rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa qua việc tạo thành phân, giúp thải cặn bã ra ngoài.
- Hàng ngày, chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần phải uống đủ nước ?
 khoảng 2 lít nước. Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
* GV kết luận : Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. Nước lọc máy, giúp chúng ta thải các chất thừa, chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó chúng ta phải ăn những thức ăn chứa chất xơ và phải uống đủ nước.
* Dặn dò : 
Chuẩn bị bài sau : Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn:
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu: 
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi,trao đổi thông tin với bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ để viết đề văn (phần luyện tập)
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài : 
- HS nghe.
2. Phần nhận xét : 
- Gọi 1 HSđọc bài “Thơ thăm bạn”- Cả lớp theo dõi.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập 1.
 để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương, mất mát lớn.
1. Người ta viết thư để làm gì ?
 để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
- Trong bức thư, ngoài lời chào hỏi, bạn Lương có nêu mục đích viết thư không ?
- HS trả lời.
-Bạn thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng ntn? Bạn thông báo sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt ntn?
-HS trả lời.
2. Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
Nêu lí do và mục đích viết thư, thăm hỏi tình hình của người nhận thư.Thông báo tình hình của người viết thư. Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
3. Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?
+Đầu thư: Ghi địa điểm,thời gian viết thư/ Lời thưa gởi
+Cuối thư: Ghi lời chúc, lời cám ơn, hứa hẹn của người viết thư/ chữ ký và tên hoặc họ tên của người viết thư.
3. Phần ghi nhớ.
-3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.Cả lớp đọc thầm lại
4. Phần luyện tập :
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp đọc thầm lại, tự xác định yêu cầu của đề.
a) Tìm hiểu đề :
- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
 một bạn ở trường khác.
Lưu ý : Nếu không có bạn ở trường khác các em có thể tưởng tượng ra một người bạn như thế để viết.
- Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì ?
Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay.
GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng.
- Thư viết cho bạn cùng tuổi, cần dùng từ xưng hô như thế nào ?
 xưng hô gần gũi, thân mật bạn, cậu, mình, tớ.
- Cần thăm hỏi bạn những gì ?
 sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn.
- Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện này ?
Tình hình học tập, sinh hoạt vui chơi, cô giáo và bạn bè.
- Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì ?
 chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại
b) HS thực hành viết thư.
- HS viết ra giấy nháp những ý cần viết trong lá thư.
- Gọi 1-2 em dựa vào dàn ý trình bày miệng lá thư.
- GV nhận xét
- HS làm bài vào vở.
- GV nhắc : Viết một lá thư thăm hỏi chân thành, tình cảm kể được nhiều việc ở lớp, trường em.
- Gọi 2 HS đọc lá thư vừa viết.
- GV chấm chữa một số bài làm của HS.
5. Củng cố, dặn dò :
- Một bức thư cần có những nội dung nào ?
- Nhận xét, biểu dương những em viết thư hay.
-Em nào viết chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh lá thư. Bài sau : Cốt truyện.
Toán:
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: :
	-Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
	- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
	- HS làm bài: bài 1, bài 2, bài 3: Viết giá trị chữ số 5 của hai số.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ bài 1/20.
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ : 
B. BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài 
- Nghe giới thiệu.
2) Bài mới :
* HĐ1 : Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- Hãy viết số : Ba trăm năm mươi hai triệu bốn trăm bảy mươi mốt nghìn tám trăm sáu mươi.
- 1 em lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp : 352 471 860
- Em hãy cho biết tên các hàng, các lớp của số 352 471 860 từ bé đến lớn.
- HS nêu 
- Trong cách viết số tự nhiên ở mỗi hàng có thể viết mấy chữ số ?
 chỉ có thể viết được 1 chữ số.
- Cho HS nhắc lại.
- 2 em.
+ Vậy bao nhiêu đơn vị hợp thành 1 chục?
+ 10 đơn vị.
+ Mấy chục hợp thành 1 trăm ?
+ 10 chục.
+ Mấy trăm hợp thành 1 nghìn ?........
+ 10 trăm....................................................................
- Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 hàng liền kề nhau ?
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Cho HS nhắc lại.
- Vài em.
- Dùng những chữ số nào để viết mọi số tự nhiên 
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để viết mọi số tự nhiên.
- Đọc số như SGK: 999, 2005, 685402793
- 1 HS lên bảng. Lớp làm vào vở nháp.
- GV hướng dẫn đối chiếu kết quả của HS viết bảng lớp với vở nháp của HS ở lớp.
- HS tự kiểm tra, sửa chữa
- Chữ số 4 trong số 685 402 793 em vừa ghi ở hàng nào ? Nó có giá trị bằng bao nhiêu ?
 ở hàng trăm nghìn nên chữ số 4 ở hàng này có giá trị là 400 000
- Vậy chữ số 6 trong số 685 402 793 có giá trị bằng bao nhiêu ?
 chữ số 6 ở hàng trăm triệu nên có giá trị là 600 000 000
- Vậy giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào gì ?
 phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Cho HS nhắc lại
- 3 HS nhắc lại.
- GV nêu : Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
* HĐ2 : Thực hành.
* Bài 1 : GV treo bảng phụ đề bài (chưa ghi cột)
- HS kẻ bảng.
- GV đọc số : Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai. Số này gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- HS viết số 80 712
Số 80 712 gồm 8 chục nghìn, 0 nghìn, 7 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
 - Tiến hành tương tự các bài còn lại.
- HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 : 
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 em
- GV cho HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở. - HS nhận xét, chữa bài
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3( 2 số) : HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở. - HS nhận xét,chữa bài
- GV nhận xét, chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò :
- Nêu đặc điểm của hệ thập phân ?
- Để viết mọi số tự nhiên người ta dùng những kí hiệu (chữ số) nào ?
- Căn cứ vào đâu để xác định giá trị của mỗi chữ số trong một số tự nhiên ?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. 
- Yêu mến,noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
*Đối với HS khá, giỏi: Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. Giấy khổ to (nếu có).
III. Hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ :
B. BÀI MỚI :
* Hoạt động 1 : Kể chuyện “Một học sinh”
- GV kể chuyện
- HS lắng nghe
- Gọi HS kể tóm tắt lại câu chuyện 
- 1-2 HS kể lại
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV cho HS nêu câu hỏi 1,2/SGK
- 1-2 HS nêu
- GV chia nhóm : 4 nhóm (4 tổ)
- HS thảo luận nhóm
N1 +2 : Câu hỏi 1
N3 +4 : Câu hỏi 2
- GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
-Đại diện nhóm trình bày .Lớp chất vấn,bổ sung
* GV kết luận : Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Hoạt động 3 : Nhóm đôi
- GV cho HS nêu câu hỏi 3/SGK
- 1-2 HS nêu
- Cho HS thảo luận nhó đôi.
- HS thảo luận. Đại diện trình bày cách giải quyết.
- GV ghi tóm tắt lên bảng
- HS trao đổi, đánh giá cách giải quyết
* GV nhận xét, kết luận cách giải quyết tốt nhất.
* Hoạt động 4 : 
- Cho HS nêu yêu cầu BT1/SGK
-HS nêu. HS nêu cách sẽ lựa chọn và giải thích lí do
* GV nhận xét, kết luận : (a,b,đ) là những cách giải quyết tích cực.
+ Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì ?
- HS phát biểu
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động tiếp nối
- Chuẩn bị bài tập 3,4/SGK
- HS lắng nghe
- Thực hiện các hoạt động như mục thực hành.
- Đánh giá tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3(5).doc