Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (Bản hay 2 cột)

TẬP ĐỌC

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

* Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.

* Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi

* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

* Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

2. Đọc-hiểu

* Hiểu các từ khó trong bài: ngnày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.

* Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. Đồ dùng

* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.

* Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/02/2022 Lượt xem 131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 12 tháng 5 năm 2008.
Tập đọc
Lớp học trên đường
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.
* Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
2. Đọc-hiểu
* Hiểu các từ khó trong bài: ngnày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.
* Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Đồ dùng
* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới :
A. Giới thiệu bài
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
-Gv đọc mẫu
- Gọi HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b, Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Ghi nội dung chính của bài.
c, Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài:
+ Treo bảng phụ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhậ xét, cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, học bài và tìm hiểu bài Nếu trái đất không có trẻ em.
- Hát.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp đọc 2 vòng.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Trả lời:
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
+ Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:
* Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
* Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
* Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đạ trả lời đó là điều cậu thích nhất.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập và trẻ em phải cố gắng, say mê học tập.
+ Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở.
- HS đọc bài theo vai:
+ HS 1: Ngời dẫn chuyện.
+ HS 2: cụ Vi-ta-li.
+ HS 3: Rê-mi.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi luyện đọc.
 Toán :
Luyện tập.
I.Mục tiêu
-Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hớng dẫn luyện tập thêm của tiết học trớc. Thu và chấm vở bài tập của một số học sinh
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
3. Bài mới :
B.Hớng dẫn làm bài tập
- Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều
Bài 1 :
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hớng dẫn riêng cho các HS kém 
câu hỏi hướng dẫn làm bài:
+Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB chúng ta phải tính được gì?
+Chúng ta phải tính được vận tốc của xe máy
+Tính vận tốc của xe máy bằng cách nào?
+Tính vận tốc xe máy bằng cách lấy vận tốc ô tô chia 2 vì vận tốc của ôtô gấp đôi vận tốc xe máy
+Sau khi tính đợc vận tốc xe máy, em tính thời gian xe máy đi và tính hiệu thời gian 2 xe đi, đó chính là khoảng thời gian ôtô đến trước xe máy
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
- GV mời HS đọc đề toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng HS kém
gợi ý hướng dẫn làm bài
+Biết quãng đờng 2 xe đã đi, biết thời gian cần để 2 xe gặp nhau, biết 2 xe đi ngợc chiều, ta có thể tính được gì ? (tổng vận tốc của 2 xe)
+Biết tổng và tỉ số vận tốc của 2 xe, em hãy dựa vào bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó để tính vận tốc của mỗi xe
-GV nhận xét cho điểm HS
4.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hớng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét
-3 HS lần lợt nêu về 3 quy tắc và công thức
-1 HS đọc đề toán trước lớp
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần trong bài. HS cả lớp làm bài vào vở Bài tập
a)2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
vận tốc của ô tô là :
120 : 2,5 = 48 (km/h)
b. nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà bình đến bến xe là:
15 x 0,5 = 7,5(km).
c. Thời gian người đó đi bộ là.
6: 5 = 1,2 (giờ).
1,2 giờ = 1giờ 12 phút.
- 1 HS đọc đề bài toán .
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vàp vở bài tập.
Bài giải .
Vận tốc của ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km / giờ)
thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ôtô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là.
3- 1,5 = 1,5 (giờ).
Đáp số : 1,5 giờ.
- 1 h/s đọc đề bài toán 
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Quãng đường cả hai xe đi đợc sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 ( km)
Vận tốc của xe đi từ A là:
90 : ( 2+3) x 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là:
90 – 36 = 54 ( km/ giờ)
Đáp số : 36 km / giờ và 54 kmkm/ giờ.
Chính tả
Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu
Giúp HS:
* Nhớ-viết chính xác, đẹp hai khổ thơ cuối bài thơ Sang năm con lên bảy.
* Thực hành luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 Hs lên bảng đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở tên một số các cơ quan, tổ chức ở bài 9 (T147 SGK) 
 - Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới :
A. Giới thiệu bài
B. Hướng dẫn nghe-viết chính tả
a, Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.
- Hỏi:
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
c, Viết chính tả
Nhắc HS lưu ý lùi vào 2 ô viết rồi mới chữ đầu dòng thơ. Giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
d, Soát lỗi, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu em làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS: Kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Hỏi: khi viết tên các cơ quan, xí nghiệp , công ty em viết như thế nào?
- Y/c HS làm bài.
- nhận xét – bổ xung.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- 3H tiếp nối nhau đọc thành tiếng
- Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tưởng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.
- Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời , do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.
- HS tìm và nêu các từ khó .
- HS viết bài
- HS soát nỗi chính tả.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào bảng nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tên cơ quan, xí nghiệp, công ty được viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng
Đạo đức
$34 :Dành cho địa phương
I.Mục tiêu:
- Cần phải tôn trọng luật giao thông ở địa phương.
- Thực hiện đúng luật giao thông, tuyên truyền mọi người chấp hành luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Biển báo an toàn giao thông.
- Một số thông tin QĐ thờng xảy ra tai nạn ở địa phương.
III Các hoạt động dạy học:
1..Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
2. Bài mới
 * HĐ1: Khởi động
- TRò chơi: đèn xanh, đèn đỏ.
- Cán sự lớp điểu khiển t/c.
- Em hiểu trò chơi này NTN?
- Nếu không thực hiện đúng luật giao thông điều gì sẽ xảy ra?
* HĐ2: T/C về biển báo GT
Mục tiêu: Nhận biết đúng các biển báo giao thông để đi đúng luật.
- Cho h/s quan sát một số biển thông báo về giao thông.
- Mỗi nhóm cử 2 em lên chơi.
- Đi đường để đảm bảo an toàn giao thông em cần làm gì?
- Nếu không tuân theo biển chỉ dẫn điều gì có thể xảy ra?
* HĐ3: Trình bày KQ điều tra thực tiễn
Mục tiêu: Biết đoạn đường nào thường xảy ra tai nạn? vì sao?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kq điều tra, Nguyên nhân.
KL: Để đảm bảo cho bản thân mình và mọi ngời cần chấp hành nghiên chỉnh luật giao thông.
3. Củng cố- dặn dò :
- Nhắc nhở h/s thực hiện đúng luật giao thông
- H/S nêu- lớp nhận xét
- Lần1 chơi thử
- lần 2 chơi thật
- Cần phải hiểu luật giao thông, đi đúng luật giao thông
- Tai nạn sẽ xảy ra
- H/S quan sát đoán xem đây là biển báo gì? đi NTN?
- 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời
- Quan sát biển báo, hiểu và đi dúng luật
- Tai nạn khó lường sẽ xảy ra.
- H/S báo cáo
VD:Đoạn đường ở gần trường thường xảy ra tai nạn - Đoạn đường dốc, xe cộ qua lại, do phóng nhanh vượt ẩu
Thứ ba ngày 13 tháng 5 năm 2008.
Luyện từ và câu :
$67 :Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về quyền và bổn phận của trẻ em: hiểu nghĩa của một số từ thuộc chủ điểm.
- Viết đoạn văn trình bày sự suy nghĩ về nhân vật út Vịnh trong bài tập đọc út vịnh.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đọc đoạn văn nói về một cuộc họp tổ trong đó có dùng dấu ngoặc kép?
2. Bài mới :
A. Giới thiệu bài: 
GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học và ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài ... ng pháp lên lớp:
Phần nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu
Gv nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông , vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân , vặn mình, toàn thân, thăng bằng, và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi khởi động.
B. Phần cơ bản:
- Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
GV nêu tên trò chơi, cùng hs nhắc lại cách chơi, 1-2 hs làm mẫu, cho cả lớp chơi thử, chơi chính thức.Gv nêu thêm các yêu cầu chơi.
- Trò chơi “ Dẫn bóng”
Tương tự như trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
C. Phần kết thúc
Gv cùng hs hệ thống lại bài.
- Đứng vỗ tay, hát
- Một số động tác hồi tĩnh
- Nhận xét và đánh giá bài học, giao bài tập về nhà.
6-10ph
1ph
150-200m
1-2ph
1-2 ph
2x 8nhịp
1 ph
18-22ph
9-10ph
9-10ph
4-6ph
1-2ph
1-2ph
1ph
x x x x
x x x x
(X)
x
x x
(X)
x x
x
- Tập theo tổ
x x x x
x x x x
x x
x x x x
x x x x
(X)
Âm nhạc
$34:Ôn tập và kiểm tra . Em vẫn nhớ trường xưa.
Dàn đồng ca mùa hạ
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của hai bài hát.
- HS có những cảm nhận về hai bài hát.
II. Chuẩn bị
 Nhạc cụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu: 
- Giới thiệu nội dung bài học.
2. Phần hoạt động
a. Nội dung 1: ôn tập bài hát
Hoạt động 1: Bài: Dàn đồng ca mùa hạ.
Hỏi:
+ Hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sỹ Lu Hữu Phớc.
+ Nói cảm nhận em về bài hát Dàn đồng ca mùa hạ.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
Hỏi:
+ Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình.
+ Hãy hát một câu trong bài hát khác về chủ đề hòa bình.
3. Phần kết thúc
- Hát lại 1 trong 2 bài đã ôn tập.
- Tập hát đối đáp và đồng ca.
- Tập biểu diễn hát theo hình thức tốp ca.
- HS tự nêu
- HS tự nêu
- Tập hát rõ lời, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi.
- Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca, đến đoạn 2 có lời ca la la la,  vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2008
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
 * Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
 * Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
 * Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy-học
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp, cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm điểm đoạn văn trong bài văn tả cảnh của HS.
- Nhận xét ý thức học của HS.
3. Bài mới:
A. Giới thiệu bài.
B. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài của HS.
* Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Bố cục của bài văn.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ nhữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật lên hình dáng, hoạt động và tính tình của người được tả.
* Nhược điểm:
+ GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
.
- Trả bài cho HS.
C. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gợi ý HS viết lại HS khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài kết bài đơn giản.
+ Đoạn văn chưa sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhân xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của bạn điểm cao để đọc và viết lại bài văn.
- Dăn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Lắng nghe.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Toán
$170 :Luyện tập chung .
A: Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về :
- Củng cố kĩ năng thực hành các phép tính cộng , trừ , nhân , chia, 
Tìm thành phần chưa biết của phép tính .
Giải bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm 
B : Chuẩn bị:
 -Phiếu học tập
C : Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Kiểm tra bài cũ .
II : Dạy bài mới . 
1 . GV giới thiệu bài mới.
- Gv nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1.
 _CC kiến thức cho HS:Cách nhân, chia 2 PS và nhân 1 PS với 1 STN, cách chia 2 số TP
_Chia lớp thành 3 nhóm , mỗi nhóm làm 1 cột
- GV yêu cầu HS chữa bài của bạn trên bảng lớp .
- Gv nhận xét và chữa bài làm của HS , cho điểm HS làm bài đúng .
-CC KT cho HS
Bài 2 :
Yêu cầu HS tự làm bài.(vào phiếu)
- Gv Yêu cầu HS chữa bài làm trên bảng .
- GV h/d HSnhận xét và sửa sai 
a; 0,12 x X = 6 .
 X = 6: 0,12
 X = 50 .
C, 5,6 : X = 4 
 X = 5,6 : 4 
 X = 1,4.
_CC:So sánh sự khác nhau giữa cách tìm số bị chia và số chia.
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?
Bài 3.
Y/c HS trao đổi tìm hiểu BT
- Muốn tìm ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bn kg đường ta làm ntn?
- Gọi HS lên bảng là bài cả lớp làm bài vào vở .
- GV nhận xét và chữa bài trên bảng cho HS .
-H/d HS trao đổi cách làm khác
- Bài 4.
- GV HD h/s làm bài.
-BT y/c gì?
-BT cho biết gì?
-1 800 000đ gồm bn %?
Vậy tính số tiền vốn mua hoa quả ta làm ntn?
- Gọi HS lên bảng làm bài và chữa bài cho điểm hS làm bài đúng .
- GV nhận xét sửa sai và chữa bài cho điểm HS làm bài đúng .
D: Củng cố – Dặn dò .
- GV nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau.
- Dặn HS vef Họch bài và ôn bài 
- HS nghe .
-HS nêu y/c
-3 HS lên bảng làm +HS dưới lớp làm nháp
- Trình bày bài tập và nhận xét chữa bài của bạn .
HS nêu Y/c
- HS làm bài vào phiếu -2 HS làm phiếu lớn
b. X : 2,5 = 4 .
 X = 4x 2,5 .
 X = 10.
D, X x 0,1 = 
 X = : 0,1.
 X = 4.
-HS đọc y/c
-HS TL
Bài giải .
Tỉ số phần trăm của số kg đường bán trong ngày thứ ba là.
100% - 35% - 40% = 25% .
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số kg đường là.
2400 x 25 : 100 = 600(kg).
Đáp số : 600kg.
- HS nêu cách làm khác
-HS đọc BT
-Tính số tiền vốn để mua hoa quả
- gồm 120%+ HS giảI thích
-HS nêu
Bài giải .
Vì tiềng vốn là 100% , tiền lãi là 20% nên số tiền bán hàng 1800 000 chiếm số phần trăm là :
100 % + 20% = 120 %.
Tiền vốn để mua hoa quả là.
1800 000 x 120 :100 =1500 000(đồng)
Đáp số : 1500 000 đồng.
Khoa học
$68 :Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
Sau bài học, hs có khả năng:
- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình và thông tin trang 140, 141SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
A, Hoạt động 1:Quan sát 
* Mục tiêu: Giúp hs
- Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữu vệ sinh môi trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các biện pháp bỏ vệ môi trường trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?
- 1, 2 em
- Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú tương ứng với hình nào?
- Hs trình bày: Hình 1-b, hình 2-a, hình3-e, hình4-c, hình 5-d
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộng
đồng
Gia đình
a, Ra luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
x
x
x
b, Mọi người phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường
x
x
c,Làm ruộng bậc thang để giữ đất, giữ nước
x
x
d, Xử lí rác thải bằng cách cho nước thải qua bộ phận xử lí
nước thải.
x
x
x
* Kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mỗi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ vào lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thẻ góp phần bảo vệ môi trường.
B, Hoạt động 2: Triển lãm
* Mục tiêu:
Rèn cho hs kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: làm việc cả lớp
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Trưng bày các tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường lên giấy khổ to.
- Treo sp và thuyết trình.
Sinh hoạt : 
Nhận xét tuần 34
Nhận xét chung :
 Đi học chuyên cần : Các em đi học đều đúng giờ đảm bảo số lượng 2 buổi /ngày.
 Nề nếp ; Thực hiện tốt các nề nếp quy định 
 Nề nếp truy bài : Thực hiện nghiêm túc 
 Vệ sinh : Vệ sinh lớp học , các khu vực được phân công sạch sẽ . Vệ sinh cá nhân tốt .
Thể dục giữa giờ nghiêm túc 
3 Học tập : Có ý thức học tốt các môn học . hăng hái phát biểu xây dựng. Trật tự chú ý nghe giảng song còn một số em chưa chịu khó học tập : 
- Đạo đức : Các em đều ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, đoàn kết với bạn bè : 
II. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì tốt các nề nếp đã quy định 
- Thi đua học tập giữa các tổ 
- Hăng hái xây dựng bài trong các giờ học.
-Ô n tập cuối năm học
-Tập văn nghệ chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài tự chọn
I. Mục tiêu:
- Hs biết cách chọn nội dung đề tài
- Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- Hs quan tâm đến cuộc sông xung quanh.
II. Chuẩn bị:
Gv: sưu tầm tranh của các hoạ sĩ.
Hs: giấy vẽ, bút chì, màu, tẩy
III. Các hoạt động dạy học:
1, ổn định tổ chức(1)
2, Kiểm tra bài cũ(4)
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs
3,Bài mới(35)
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
A, Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giới thiệu một số bức tranh của hoạ sĩ:
+ Có rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn để vẽ tranh.
+ Có rất nhiều cách vẽ tranh khác nhau.
- Phân tích cho hs thấy được vẻ đẹp về nội dung cũng như bố cục.
B, Hoạt động 2: Cách vẽ
- Nêu yêu cầu của bài
C, Hoạt động 3: Thực hành
- Quan sát, nhắc nhở hs vẽ bài.
D, Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gợi ý cho hs tự nhận xét bài vẽ.
- Khen những hs học tốt.
4. Củng cố - Dặn dò (5)
- Chọn những bài vẽ đẹp để trưng bày kết quả học tập cuối năm
- Hát
- Quan sát và nhận xét.
- Chọn nội dung để vẽ
- Chú ý nghe
- Hs thực hành vẽ
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_34_ban_hay_2_cot.doc