Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 (Bản hay)

TẬP ĐỌC

Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngồi, các số liệu thống kê trong bài.

 - Hiểu được nội dung chính của bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh địi bình đẳng của những người da màu( Trả lời được các câu hỏi SGK).

II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ châu Phi, tranh minh hoạ SGK.

 HS: Tìm hiểu trước nội dung bài.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.

2. Bài cũ:

Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối bài: Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi:

H:Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?

H: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

H: Nêu đại ý của bài?

-GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
CC
TĐ
T
KH
ĐĐ
Nói chuyện dưới cờ
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
Luyện tập
Dùng thuốc an toàn
Có chí thì nên (T2)
3
TD
CT
T
LTVC
LS
Bài 11
(Nhớ - viết): Ê-mi-li, con...
Héc – ta
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
4
KC
TĐ
T
ĐL
KT
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
Luyện tập
Đất và rừng 
Bài 2
5
TD
TLV
T
KH
MT
ĐHĐN: Trò chơi “Chuyển đồ vật”
Luyện tập làm đơn
Luyện tập chung
Phòng bệnh sốt rét 
Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục
6
HĐTT
T
LTVC
ÂN
TLV
Sinh hoạt lớp
Luyện tập chung
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
Học hát bài: Con chim hay hót
Luyện tập tả cảnh
Thứ hai, ngày 28/ 9/ 2009
TẬP ĐỌC
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngồi, các số liệu thống kê trong bài.
 - Hiểu được nội dung chính của bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh địi bình đẳng của những người da màu( Trả lời được các câu hỏi SGK).
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ châu Phi, tranh minh hoạ SGK.
 HS: Tìm hiểu trước nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Bài cũ: 
Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ cuối bài: Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi: 
H:Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? 
H: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt? 
H: Nêu đại ý của bài? 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn (Chia bài thành 3 đoạn).
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp trước lớp (1lượt). GV kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.
- Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
- Gọi HS thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời câu hỏi:
H. Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
H. Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
H.Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi ngời trên thế giới ủng hộ?
H. Hãy giới thiệu về vị tổng thống Nam Phi đầu tiên của nước Nam Phi mới?
 + Bài văn nói lên điều gì?
- GV chốt và ghi đại ý:
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
- Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
b)Hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 3:
 - GV đọc mẫu đoạn 3: đọc giọng cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người dân da đen; nhấn mạnh các từ ngữ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Thể hiện đọc từng cặp trước lớp.
- 1 em đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1và 2, kết hợp trả lời câu hỏi.
 +Người da đen bị đối xử thậm tệ dưới chế độ phân biệt chủng tộc a-pác-thai.
 +Sự đấu tranh bền bỉ của người dân Nam Phi đã xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS nêu đại ý, HS khác bổ sung.
Đại ý: Phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- HS đọc đại ý.
- HS mỗi em đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. HS khác nhận xét cách đọc.
-T heo dõi nắm bắt cách đọc.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
 3. củng cố - Dặn dò:: 
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu đại ý.
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít..
 -Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS.
Thứ ba, ngày 29/ 9/ 2009
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI"CHUYỂN ĐỒ VẬT"
I/ MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng (ngang, dọc)
 - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
 - Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ ĐỊA DIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn, 1còi.
 1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
 2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC:
Nội dung
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay,cổ chân, khớp gối, vai, hông.
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát một bài.
Kiểm tra: ĐHĐN.
 1-2p
 1-2p
 4HS
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
2. Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
- GV điều khiển lớp tập.
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, - GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS.
Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn.
- Tập cả lớp do cán sự lớp điều khiển để củng cố.
- Chơi trò chơi"Chuyển đồ vật"
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi, cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét hướng dẫn.
10-12p
 1-2 lần
 5-6 lần
 1-2 lần
 1-2p
 7-8p
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X
X X
X O s O X
X X
X X
X X ........O.........§
X X ........O.........§
 r
3. Phần kết thúc:
- GV cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Tập các động tác thả lỏng tay, chân.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.
 2-3p
 1-2p
 1-2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
CHÍNH TẢ
 Ê – MI - LI, CON... (Nhớ-viêt) 
I. MỤC TIÊU: 	 
 - Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do
 - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của bài tập 2; tìm được tiếng chứa ưa ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 3
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 3 tờ phiếu khổ to phô-tô-copi nội dung các bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 3 HS: 
 - GV đọc: sông suối, ruộng dồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chin, dải lụa cho HS viết.
 - GV nhận xét, cho điểm:
2/ Bài mới: GV giới thiệu bài mới: 
* HĐ1: Viết chính tả:
 Hướng dẫn chung:
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cho HS luyện viết một vài từ ngữ dễ viết sai: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng lòa
 - HS nhớ-viết
 - GV lưu ý các em về cách trình bày bài thơ. Các lỗi dễ mắc, vị trí của các dấu câu.
 - Chấm, chữa bài
 - GV chấm 5-7 bài.
 - Nhận xét chung.
* HĐ2: Làm bài tập:
 Hướng dẫn HS làm BT2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
Hướng dẫn HS làm BT3:
- Cho HS đọc yêu cầu BT3.
- Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã phô-tô BT3 lên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
3/ Củng cố - Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài: Dòng kinh quê hương.
 - GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng viết các từ ngữ GV đọc.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ từ Ê-mi-li, con ôi! đến hết.
- HS luyện viết từ ngữ.
- HS nhớ lại đoạn chính tả cần viết và viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi, sửa những chữ viết sai bên lề vở.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân
- 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các tiếng vừa tìm được cho 2 HS viết.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 3 HS lên làm trên bảng lớp.
 + Cầu được ước thấy
 + Năm nắng mười mưa
 + Nước chảy đá mòn
 + Lửa thử vàng, gian nan thử sức
- Lớp nhận xét.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích.
II. Chuẩn bị: Phiếu bài tập bài 2.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài, HS dưới lớp 2 dãy mỗi dãy làm 1 bài:
	a) 2dam2 4m2 =  m2 b) 278m2 =  dam2 m2 
	 31hm2 7dam2 = dam2 536dam2 = hm2  dam2
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu tiết học.
HĐ1: Làm bài tập 1
-Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
-Tổ chức cho HS quan sát mẫu làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm.
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông.
HĐ2: Làm bài tập 2.
-GV phát phiếu bài tập.
-Yêu cầu HS đọc và làm bài.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm.
HĐ 3: Làm bài tập 3.
-Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp, chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm.
HĐ 4: Làm bài tập 4.
-Yêu cầu HS đọc đề xác định cái đã cho cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét bài và cho điểm.
HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1.
-HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- HS nhận phiếu bài tập và làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3.
-HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. Lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS đọc đề xác định cái đã cho cái phải tìm.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
-GV tổng kết tiết học dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếptheo.
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
-Biết vì sao cần phải tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ.
-Nêu được các hành vi thể hiện s ...  dò:
 - Yêu HS đọc ghi nhớ ở SGk.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
:; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa: hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều: biến thành một con suối lửa.
.
 - Những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: Aùnh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều.
 - Tác dụng
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. MỤC TIÊU:
 Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Hình trang 26, 27 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi HS trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là dùng thuốc an toàn? 
 + Khi mua thuốc, chúng ta cần lưu ý điều gì?
 + Để cung cấp vitamin cho cơ thể, chúng ta cần phải làm gì? 
 - Nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
 2. Bài mới: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân về bệnh sốt rét:
MT: Giúp HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 em, để cùng giải quyết vấn đề sau:
* Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 SGK trang 26.
* Trả lời các câu hỏi:
 a)Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 b)Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 c)Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
 d)Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
-Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc hoàn thành các nội dung trên.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, khen ngợi và tổng kết các kiến thức cơ bản về sốt rét như đã nêu ở trên.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em hoàn thành nội dung GV giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
HĐ2: Tìm hiểu về cách phòng bệnh sốt rét
MT: Giúp HS biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài để không bị muỗi đốt khi trời tối. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trang 27 sgk và thảo luận theo nhóm đôi, nội dung: 
* Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
* Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và người thân cũng như mọi người xung quanh?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Kết luận: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
Bài học:
Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh.
-HS quan sát hình ảnh minh hoạ trang 27 sgk và thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành nội dung GV giao.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
 3. Củng cố dặn dò:
 -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài.
 -Dặn HS luôn đề phòng bệnh sốt rét, xem trước bài 13.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích( BT1)
 - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước ( BT 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Những ghi chép sau khi quan sát cảnh sông nước cụ thể. 
 - Tranh, ảnh về cảnh sông nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhận xét chung.
 2. Bài mới:
 GV giới thiệu bài mới.giới thiệu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
- Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi với nội dung:
* Đọc thầm 2 đoạn văn ở bài tập 1.
* Trả lời các câu hỏi ở mỗi đoạn văn.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng:
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau nào?
+ Khi quan sát biển, tác giả có liên tưởng thú vị như thế nào?
 + Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm nào trong ngày ?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng giác quan nào?
+ Nêu tác dụng của những ...khi quan sát và miêu tả con kênh?
- 1 em đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi cuối mỗi đoạn văn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời. (Câu văn nói rõ đặc điểm đó là câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.)
+ khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
 + biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
 Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn.
 + suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
 + Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác...
 +Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
 + Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài tập 2.
- GV giới thiệu cho HS các tranh, ảnh về sông, biển, con suối đã sưu tầm được.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu đề bài bằng cách trả lời câu hỏi:
H: Đề bài yêu cầu lập dàn ý tả gì? 
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý chung của văn tả cảnh và kết quả quan sát được để lập dàn ý.
-Yêu cầu HS làm dàn bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- GV sửa bài dàn ý trên bảng lớp.
- Gọi một số HS đọc dàn ý ở vở. Cả lớp và GV nhận xét ghi điểm.
- 1 em đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh ảnh về về sông, biển, con suối đã sưu tầm được.
+ Con sông, biển hoặc con suối
- HS làm dàn bài vào vở,1HS lên bảng.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Một số HS đọc dàn ý ở vở.
- Cả lớp nhận xét.
 3.Củng cố- Dặn dò: 
 - Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý viết vào vở, chuẩn bị bài: Luyện tập tả cảnh.
 - GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 2/ 10/ 2009
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Biết
 - So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 - Làm được các bài tập 1, bài 2(a, d), bài 4. 30m
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Bảng phụ, phấn viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở nháp.
 Bài toán: Tính diện tích phần in đậm trong hình vẽ bên. 10m
 - GV nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Làm bài tập 1.
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- GV hỏi: 
 + Để sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì? 
- Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp và nhận xét.
HĐ 2:Làm bài tập2: Tính :
- Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia với phân số và cách thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp và nhận xét.
HĐ 3: Làm bài tập 4.
- GV gọi HS đọc đề bài trước lớp, sau đó cho HS tự làm bài.
- GV theo dõi HS làm bài, h/dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp chốt lại cách làm, sau đó nhận xét.
 Đáp số : con 10 tuổi; bố 40 tuổi.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
(so sánh các phân số).
- HS nêu lại cách so sánh các phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
a)< < < b) < < < 
- HS đọc đề bài, xác định y/cầu.
- HS nêu cách hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia với phân số và cách thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
a) ++=++ = = 
d): x = x x = = 
- HS x/đ cái đã cho cái phải tìm.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài bạn sửa sai.
- HS đọc đề xác định cái đã cho cái phải tìm.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài bạn sửa sai.
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Về nhà hoàn thành bài BT, chuẩn bị bài tiếp theo.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực trong tiết học.
SINH HOẠT TẬP THỂ 6
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới, có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên, lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1/ Nhận xét tình hình lớp trong tuần 6:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên .
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp:
 Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, 
 b) Đạo đức:
 Đa số các em ngoan, lễ phép, không có hiện tượng gây mất đoàn kết, biết giúp đỡ bạn yếu.
 c) Học tập: 
 Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công việc trực nhật lớp và dọn vệ sinh trong sân trường.
 2/ Sinh hoạt múa hát:
 GV cho HS sinh hoạt ca hát để ôn lại các bài hát bài hát của Đội, bài hát Quốc ca hoặc chơi các trò chơi do đội hướng dẫn.
 3/ Kế hoạch tuần 7:
 - Học chương trình tuần 7.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Tham gia sinh hoạt Đội, đầy đủ, chăm sóc bồn hoa theo sự phân công.
 - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_6_phan_thi_an_ban_hay.doc