Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 (Bản tích hợp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 (Bản tích hợp)

I. Mục tiêu:

 - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

 - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

 - Cảm phục và nôi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 4.

 - HS: Vở bài tập,

III. Các hoạt động:

 

doc 49 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 (Bản tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 06
Thứ 2 ngày 29 tháng 9 năm 2009
 Tiết:1
 Môn: Toán
 TCT 26: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. 
II. Chuẩn bị:
 - HS: SGK, bảng con 
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1’
1) Oån định tổ chức. 
- Hát 
4’
2) Kiểm tra bài cũ. 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau
- GV gọi 1 hs nêu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích
- Gv gọi hs lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào nháp bài 3 (28)
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- 1 Học sinh nêu nội dung: 
1mm2=cm2..34dm2=m2
1’
3) Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
Chúng ta học tiết toán “Luyện tập” 
- HS nghe
30’
 8’
b. Hướng dẫn hs luyện tập:
Ÿ Bài 1a: 
- GV cầu học sinh đọc đềvà hỏi:
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV cho 1 học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liên quan nhau. 
- GV tổ chức cho hs làm bài vào vở, và hs lên bảng làm
Ÿ Bài 1a:
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Viết dưới dạng số đo là mét vuông
- HS nêu: Đơn vị đo diện tích lớn gấp 100 lần đơn vị đo diện tích bé liền kề.
Mỗi đơn vị đo diện tích bé kém 100 lần đơn vị lớn hơn tiếp liền
- Học sinh làm bài vào vở, và hs lên bảng làm 
* 8m227dm2=8m2+m2 =8m2 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 1b:
Ÿ Bài 1b: Viết dưới dạng số đo dm2
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu bài
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- GV cho học sinh nêu cách làm 
- Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (đổi đơn vị đo). 
- GV tổ chức cho hs làm bài vào vở, 3 hs lên bảng làm
- Học sinh làm bài vào vở, 3 hs lên bảng làm 
* 4dm265cm2=4dm2+ dm2=4dm2
* dm2 
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại 
- Lần lượt học sinh sửa bài giải thích cách đổi 
7’
Ÿ Bài 2:
Ÿ Bài 2:
- GV yêu cầu hs đọc đề bài và nêu yêu cầu đề.
- GV tổ chức cho hs làm bài bảng con, 1 hs lên bảng làm
- GV cùng hs nhận xét
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu đề
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- HS làm bài bảng con, 1 hs lên bảng làm
 B . 305
 5’
Ÿ Bài 3:
- GV cầu học sinh đọc đềvà hỏi:
Ÿ Bài 3:
- HS đọc đề và nêu: Điền dấu thích hợp vào chổ chấm
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm
- GV cùng hs nhận xét
- HS làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm
+ 2dm2 7cm2 = 207cm2
+ 300mm2 > 2cm2 89mm2
10’
Ÿ Bài 4:
- GV cho hs đọc đề và hỏi:
- Bài cho biết gì?
- Bài yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn hs tóm tắt sau đó gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- GV cùng hs nhận xét sữa chữa
 Ÿ Bài 4:
+ Nền phòng: 150 viên gạch
+ Cạnh viên gạch: 40cm
+ Tính diện tích nền phòng
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
Giải
 Diện tích 1 viên gạch
 40 x 40 = 1600 (cm2)
 Diện tích căn phòng
 1600 x 150 = 240000 cm2 = 24(m2)
Đáp số : 24m2
4’
4) Củng cố- dặn dò. 
- GV em hãy nêu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích?
- Học sinh nêu: Đơn vị đo diện tích lớn gấp 100 lần đơn vị đo diện tích bé liền kề.
Mỗi đơn vị đo diện tích bé kém 100 lần đơn vị lớn hơn tiếp liền
- GV dặn hs vềø xem lại bài và chuẩn bị bài sau: “Héc-ta” 
- HS nghe gv nhận xét dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
Tiết: 2
 Môn: Đạo đức
TCT 6: CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2)
I. Mục tiêu: 
 - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
 - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
 - Cảm phục và nôi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 4.
 - HS: Vở bài tập,
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1’
1) Oån định tổ chức. 
4’
2) Kiểm tra bài cũ. 
- GV gọi 2 hs trả bài
+ Khi gặp khó khăn em cần làm gì?
- GV nhận xét đánh giá.
- 2 học sinh trả lời: Khi gặp khó khăn chúng ta cần phải có ý trí.
1’
3) Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Có chí thì nên (tiết 2)
- Học sinh nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
30’
b. Giảng bài:
 15’
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập 3
Phương pháp: Thảo luận, thực hành, động não
- Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết. 
- Học sinh làm việc cá nhân, kể cho nhau nghe về các tấm gương mà mình đã biết. 
- Gv viên lưu ý 
+ Khó khăn về bản thân: sức khỏe yếu, bị khuyết tật 
+ Khó khăn về gia đình: nhà nghèo, sống thiếu thốn tình cảm 
+ Khó khăn khác như: đường đi học xa, thiên tai, bão lụt 
- HS phát biểu 
- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình, trường mình và có kế hoạch để giúp đỡ bạn vượt khó.
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
15’
* Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ (bài tập 4, SGK)
- Làm việc cá nhân
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại 
- GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu 
- Tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục 
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
- GV tổ chức cho hs làm ài vào vở bài tập.
- HS trao đổi hoàn cảnh thuận lợi, khó khăn của mình với nhóm.
- GV tổ chức cho hs trình bày trước lớp
- GV nhận xét và chốt lại.
® Phần lớn học sinh của lớp có rất nhiều thuận lợi. Đó là hạnh phúc, các em phải biết quí trọng nó. Tuy nhiên, ai cũng có khó khăn riêng của mình, nhất là về việc học tập. Nếu có ý chí vươn lên, cô tin chắc các em sẽ chiến thắng được những khó khăn đó.
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.
- HS nghe.
- Đối với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ....Ngoài sự giúp đỡ của các bạn, bản thân các em cần học tập noi theo những tấm gương vượt khó vươn lên mà lớp ta đã tìm hiểu ở tiết trước.
4’
4) Củng cố- dặn dò. 
- GV nêu vấn đề: Trong cuộc sống cũng như trong hộc tập khi gặp khó khăn chúng ta cần làm gì?
- HS nêu: Trong cuộc sống cũng như trong hộc tập khi gặp khó khăn chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó,..
- GV dặn hs về chuẩn bị bài sau: Nhớ ơn tổ tiên.
- HS nghe gv nhận xét dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tiết: 3
 Môn: Lịch sử
TCT 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI 
TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. Mục tiêu:
 - Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng(Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành(tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng nhóm ( Hoạt động 1 )
 - HS: SGK, tư liệu về Bác. 
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1’
1) Oån định tổ chức. 
4’
2) Kiểm tra bài cũ. 
- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. 
- Giáo viên nêu câu hỏi và gọi 2 hs trả lời.
- 2 học sinh trả lời. 
+ Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu? 
- Học sinh nêu: Phan Bội Châu là 1 nhà nho yêu nước.
+ Vì sao phong trào thất bại? 
- Học sinh nêu: Phong trào Đong Du ngày càng lớn mạnh làm cho thực dân Pháp lo sợ nên đã cấu kết với chính phủ Nhật.. 
Ÿ GV nhận xét cho điểm 
1’
3) Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài ghi bảng“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. 
- Học sinh nối tiếp nhắc lại tựa bài: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”.
30’
b. Giảng bài:
17’
1. Hoạt động 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 
- Hoạt động lớp, nhóm 
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 3 nhóm và cung cấp bảng nhóm cho hs. 
- Giáo viên cung cấp nội dung câu hỏi yêu cầu hs thảo luận: 
a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? 
c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?
d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? 
- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. 
® Hiệu lệnh thảo luận trong 4 phút. 
- Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng. 
- Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. 
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.
Ÿ Giáo viên nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét chốt lại:
Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. 
Dự kiến kết quả thảo luận: 
a) Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước. Cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị Pháp xâm chiếm.
b) Là người yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp. Anh khâm phục các vị yêu nước tiền bối nhưng không tán thành cách làm của các cụ. 
c) Vì Nguyễn Tất Thành nghĩ rằng cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật chống Pháp là điều rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn cụ Phan Chu Trinh thì là yêu cầu Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh là điều không thể, “chẳ ... - Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời. 
- Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn. 
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? 
- Tg quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: 
+ Khi bầu trời xanh thẳm 
+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt 
+ Khi bầu trời âm u mây múa 
+ Khi bầu trời ầm ầm giông gió 
- Khi quan sát biển, tg đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? 
® Giải thích: 
“liên tưởng”: từ chuyện này (hình ảnh này) nghĩ ra chuyện khác (hình ảnh khác), từ chuyện người ngẫm ra chuyện mình. 
- Tg liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. 
® Chốt: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn. 
Đoạn b: 
+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
- Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. 
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
- Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày: 
+ sáng: phơn phớt màu đào 
+ giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.
+ về chiều: biến thành 1 con suối lửa
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? 
- Qua 2 đoạn văn trên ta thấy cảnh vật thiên nhiên thật là tươi đẹp. Để cho cảnh vật thiên nhiên luôn tươi đẹp mãi thì ta cần phải làm gì?
- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.
- Ta cần phải có ý thức biết bảo vệ và giữ gìn những cảnh đẹp đó.
14’
* Hoạt động 2: HD HS lập dàn ý. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành
- Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.
+ Trình tự quan sát
+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. 
+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý 
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn y hay. 
- Lớp nhận xét 
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
- GV đọc bài lập dàn ý hay cho hs nhận xét tìm cái hay và học tập
- Giáo viên nhận xét. 
- Lớp nhận xét 
1’
4) Tổng kết - dặn dò. 
- Nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp. 
- HS nghe gv nhận xét dặn dò
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
Tiết: 2
Môn: Toán
TCT 30: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 Biết:
 - So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
II. Chuẩn bị: 
 - Gv: Phấn màu, bảng phụ 
 - Hs: SGK, nháp 
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1’
1) Oån định tổ chức. 
4’
2) Kiểm tra bài cũ. Luyện tập 
Gv gọi hs làm bài tập 2a (31)
- HS làm bài tập ĐS :3200m2
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- Lớp nhận xét
1’
3) Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi bảng:Luyện tập chung
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài:Luyện tập chung
30’
b. Giảng bài:
7’
Ÿ Bài 1:
Bài 1: 2 học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho hs đọc đề và hỏi:
+ Bài cho biết gì?
+ Bài yêu cầu gì?
Gv cho hs làm bài tập
Gv nhận xét 
a);; ;
hs nhận xét
phần b giáo viên tiến hà như phần a
10’
 13’
 4’
Ÿ GV nhận xét chốt cách giải. 
Bài 2: Gv cho Hs nêu cách giải và giải 
 Ÿ Bài 4 
- YC-HS đọc đề bài- phân tích đề, chọn cách giải.
- GV gợi ý:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
Ÿ Giáo viên chốt lại các bước giải của bài 4) Củng cố- dặn dò.
- GV tóm ý và dặn Hs chuẩn bị bài tt.
- HS nghe
- Hs nêu cách giải
a)++=
d) 15
 8
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải
- Học sinh giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
4-1=3(phần)
Tuổi con là:
30: 3 =10 (tuổi)
Tuổi bố là:
10 +30 =40 (tuổi)
Đáp số: con:10 tuổi, bố 40 tuổi
- Lớp nhận xét.
- Hs nghe 
 Tiết: 3
 Môn: Luyện từ và câu
 TCT 12: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chư õ(ND Ghi nhớ). 
 - Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể(BT1, mục III); đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT2.. 
II. Chuẩn bị: 
 - GV: sgk
 - HS Vở bài tập
III. Các hoạt động:
TG
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1’
1) Oån định tổ chức. 
4’
2) Kiểm tra bài cũ. “Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác” 
- GV gọi 2 hs lên bảng tìm 1 số từ có từ hữu và đặt câu
- Trả lời: 
1) Tìm những từ có tiếng “hữu” chỉ bạn bè. Đặt câu với 1 từ.
2) Tìm những từ có tiếng “hợp” chỉ gộp lại thành lớn hơn. Đặt câu với 1 từ. 
3) Nêu hoàn cảnh sử dụng 3 TN đã học trong tiết trước.
Ÿ Đánh giá, nhận xét chung 
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa 
1’
3) Bài mới.
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Dùng từ đồng âm để chơ chữ 
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài
30’
b. Giảng bài:
13’
* Hoạt động 1: Nhận biết hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ. 
- Hoạt động nhóm bàn, lớp 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải, hỏi đáp 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn. 
- Đọc nội dung phần Nhận xét /69
- Thảo luận để trả lời hai câu hỏi. 
- Phát biểu ý kiến 
- Xác định số học sinh hiểu đúng cách chơi chữ trong ví dụ. 
- Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách hiểu câu văn: 
- Hổ mang bò lên núi.
- mang: ® hành động mang vác
- hổ mang: tên loài rắn độc
- bò: ® trườn, bò (hành động)
 con bò 
- Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? 
- Vì người viết biết dùng từ đồng âm (mang) để chơi chữ. “mang” có lúc là động từ, có lúc là danh từ. Do vậy, đọc theo những cách ngắt giọng khác nhau, có thể tạo nên những cách hiểu câu văn trên rất khác nhau. 
- Vậy, thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? 
Þ Ghi nhớ 
- Dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
- Lặp lại ghi nhớ 
14’
* Hoạt động 2: Luyện tập về sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm, giảng giải 
- Phát thẻ chia nhóm ngẫu nhiên: 6 nhóm. 
- Yêu cầu: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ: 
- Di chuyển về vị trí ngồi của nhóm
- Nhận câu hỏi và thảo luận rồi trình bày truớc lớp. 
- Lớp bổ sung 
* Nhóm 1: 
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi 
- bác 1: chú bác 
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt 
- tôi 1: mình 
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi 
* Nhóm 2: 
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. 
- đậu 1: bu, đứng trên 
- đậu 2: đỗ xanh, đỗ đen 
* Nhóm 3:
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- bò 1: đi trên
- bò 2: thịt (bò)
* Nhóm 4:
- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 
- chín 1: biết rõ, thành thạo
- chín 2: số lượng (9)
* Nhóm 5:
- Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh. Đánh giá. 
- Dùng một cặp từ đồng âm nói trên để đặt câu 
- Yêu cầu học sinh đặt câu (cá nhân, khoảng 10 em)
- Nhận xét
6’ 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Hỏi đáp, động não 
- Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ
- Học sinh đọc
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao:
“Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem 1 quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
- Suy nghĩ và nêu nhận xét của mình về cái hay của bài ca dao trên ® chơi chữ bằng từ đồng âm: “lợi”.
+ lợi 1: ích lợi
+ lợi 2: nướu răng
® Nhắc khéo bà đã quá già, không thích hợp với việc lấy chồng Þ câu nói có nhiều nghĩa, là lời khuyên ý nhị và gây bất ngờ nơi người nghe.
® Chốt: “Đó là tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ ® học tập có chọn lọc trên cơ sở hiểu kỹ từ đồng âm sẽ giúp em nói và viết hay hơn, tinh tế, độc đáo hơn”.
- Nêu ví dụ tự tìm
1’
4) Tổng kết - dặn dò.
- hs nghe
- Dặn dò: Chuẩn bị “Từ nhiều nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
TCT: 06
I) Mục tiêu:
 - Tổng kết tuần 06 
 - Phương hướng tuần 07 
II) Nội dung:
Các tổ báo cáo Gv nhận xét từng mặt hoạt động 
Chuyên cần:
 * Ưu điểm: đa số Hs đi học đúng giờ đủ buổi 
 * Nhược điểm:
 2) Học tập:
 * Ưu điểm: ở nhà có học bài ở, trường chú nghe giảng Gv nêu tên những hs có nhiều ưu điểm 
 * Nhược điểm: 
 3) Đạo đức:
 * Ưu điểm: cả lớp ngoan lễ phép 
 * Nhược điểm: 
 4) Thực nhật: 
 * Ưu điểm phòng học sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng 
 * Nhược điểm: 
 5) Đồ dùng học tập:
 * Ưu điểm: đa số Hs chuẩn bị đúng đồ dùng học tập 
 * Nhược điểm: một số em chuẩn bị còn thiếu Gvnhắc nhở trước lớp 
 6) Phương hướng tuần 07
- Thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và 10 điều nội quy của nhà trường 
III) Tổng kết đánh giá chung
Gv tổng kết và dặn Hs chuẩn bị chu đáo tuần 07.
 DUYỆT CỦA TỔ VÀ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 BVMT(1).doc