Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Tiết 5: Đạo đức

$6:Có chí thì nên(Tiết 2)

I. Mục tiêu

 Giúp HS hiểu:

 Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .

- Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .

- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình , xã hội

- Xác định được thuận lợi , khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn .

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
Tiết1: Chào cờ
 Tập trung toàn trường
 ____________________________
Tiết2: Tập đọc
$11:Sự sụp đổ của chế độ A- pác- thai
I. Mục đích yêu cầu
 - Đọc đúng từ phiên âm nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài .
- Hiểu nội dung bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người những người da màu .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III.Các hoạt động dạy học
1. Ôn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài thơ : Ê-mi-mi, con và nêu nội dung bài.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
- Y/c 1 HS đọc bài.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chia đoạn (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Nam Phi  tên gọi A-pác-thai.
+ Đoạn 2: ở nước nàydân chủ nào.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Y/c HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn và kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài.
- Em biết gì về nước Nam Phi?
- Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
- Em hãy giới thiệu vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi mới ?
- Nội dung bài này nói lên điều gì?
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
Y/c HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò 
* Hãy nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này ?
- Nhận xét tiết học , dặn HS về học bài ,kể lại câu chuyện cho người thân nghe , chuẩn bị bài sau: Tác phẩm của Si –le và tên phát xít .
- 2 HS lên đọc thuộc lòng bài và nêu nội dung bài.
- 1 HS đọc bài.
- HS luyện đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1-2HS đọc cả bài
- Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
- Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.
+ý1: Người dân Nam Phi dưới chế độ A-pác -thai
- Họ đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng.
- Vì họ không thể chấp nhận được 1 chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo này. 
- Vì người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau , cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ.
+ý2 : Cuộc đấu tranh dưới chế độ A-pác- thai thắng lợi
- HS giới thiệu
-Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu giọng đọc của bài.
- 3 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
________________________________
 Tiết3: Toán
$25:Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tên gọi , kí hiệu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài tập toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS
- Nhận xét- ghi điểm
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Luyện tập:
Bài 1:
a. Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị đo là là m2
b.Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là dm2
- Nhận xét- sửa sai cho HS.
Bài 2:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
- HD học sinh làm bài 
Nhận xét- sửa sai.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Hai đơn vị đo diện tích liền kề đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé ? đơn vị bé bằng 1 phần mấy đơn vị lớn ?
- Giao bài tập về nhà bài 3( cột 2 )
- Nhận xét tiết học , dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau .
- 2HS lên bảng làm bài 2b ( Tr 28 )
b. 800mm2 = 8cm2; 3400 dm2 = 34 m2.
 12000 hm2 = 120 km2; 
 90000 m2 = 9 hm2; 
 150 cm2 = 1 dm250 cm2;
 2010 m2 = 20 dam210m2;
- HS làm.
 a.8m2 27 dm2 = 8m2 + m2= 8m2
 16m2 9dm2= 16m2+m2 = 16m2
 b.4dm265cm2= 4dm2+dm2= 4dm2
 95cm2= dm2
- HS làm.
3cm25mm2= mm2
số thích hợp để điền là.
B - 305mm2
-HS làm vở 
2dm27cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm289mm2
Tóm tắt:
1 viên có cạnh : 40cm
150 viên :.m2?
Bài giải:
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
 40 x 40 = 1600 ( cm2 )
Diện tích căn phòng là:
 1600 x 150 = 240 000( cm2 )
 240 000 cm2 = 24m2
 Đáp số: 24m2
_______________________________
Tiết 5: Đạo đức
$6:Có chí thì nên(Tiết 2)
I. Mục tiêu
 Giúp HS hiểu:
 Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .
- Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình , xã hội
- Xác định được thuận lợi , khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn .
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu bài tập. 
Thẻ chữ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Khi bạn bè gặp khó, chúng ta phải 
biết làm gì?
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
+) Hoạt động1 : Làm bài tập 3 SGK
+ Mục tiêu : mỗi nhóm nêu được tấm gương tiêu biểu kể cho lớp cùng nghe .
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+ Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, đài, truyền hình
- Hỏi:
+ Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?
+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về một tấm gương vượt khó.
+) Hoạt động 2:Tự liên hệ
+ Mục tiêu :HS biết cách liên hệ bản thân và nêu được những khó khăn trong cuộc sống ,trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khó khăn .
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu HS mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình.
- Cả lớp thảo luận , liệt kê các việc có thể giúp được bạn có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần.
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét- Bổ sung.
+) Hoạt động 3: Trò chơi “ Đúng- Sai ’’
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cả lớp.
+ Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh đỏ.
+ GV hướng dẫn cách chơi. 
- GV nhận xét và kết luận SGK
4. Củng cố – dặn dò
- Khi gặp khó khăn trong cuộc sống em cần làm gì ?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời
- HS tiến hành hoạt động cả lớp
- HS kể cho các bạn trong lớp cùng nghe.
- Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.
- Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.
- Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS thảo luận nội dung GV đưa ra.
- HS thực hiện.
- HS lên báo cáo trước lớp.
- HS nhận miếng giấy xanh đỏ và chuẩn bị chơi.
- HS thực hiện chơi.
____________________________________
 Buổi chiều
Tiết 1: Thể dục
$11:Đội hình đội ngũ -Trò chơi "Chuyển đồ vật "
I. Mục tiêu
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang , dàn hàng, dồn hàng. Y/c tập hợp và dàn hàng nhanh đúng kĩ thuật và khẩu lệnh.
- Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Y/c chuyển đồ vật nhanh, đúng luật hào hứng, nhiệt tình trong vui chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu.
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 1 bài.
2. Phần cơ bản.
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
+ GVđiều khiển tập 1 –2 lần. Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát nhận xét, sửa sai.
b. Trò chơi chuyển đồ vật.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận xét.
3. Phần kết thúc: 
- Cho HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Cùng hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tiết học.
6 -10'
18- 22'
4 - 6'
* * * * *
* * * * *
* * * * *
GV
* * * * *
* * * * *
* * * * *
*
* * * * *
* * * * *
* * * * *
GV
___________________________________
Tiết 5: Kĩ thuật
$6:Chuẩn bị nấu ăn
I.Mục đích yêu cầu
HS cần phải :
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn .Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản ,thông thường phù hợp với gia đình .
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
Hình minh hoạ trong SGK
III.Các hoạt động dạy học
A. Giới thiệu bài
B. Dạy bài mới
+Hoạt động 1:Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn
Yêu cầu HS đọc nội dung SGK nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
+ Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
+Tìm hiểu cách chọn thực phẩm .
+Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
Hướng dẫn HS đọc mục 2 trong SGK
- Nêu những công việc thường làm khi sơ chế một món ăn
GV tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nôi dung SGK
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn .
+ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS
- Chọn thực phẩm ,sơ chế thực phẩm...
- HS nêu cách chọn thực phẩm
- Loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm ,làm sạch thực phẩm...
C. Nhận xét dặn dò
- Nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn ? 
- Nhận xét giờ học ,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
 $26: Héc- ta
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của  ... h hoa tiết được chia qua các đường trục?
-GIáo viên kết luận:
-Quan sát và trả lời câu hỏi.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ.
-Y/C một học sinh nhác lại .
-+ HS tìm ra cách vẽ:
-Vẽ khung hình.
-Kẻ trục đối xứng.
-Vẽ phác hình hoạ tiết dựa vào các đường trục.
-Vẽ nét chi tiết.
-Vẽ màu.
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
-GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Nhắc HS chọn những hoạ tiết đơn giản để hoàn thành bài vẽ tại lớp.
-HS thực hành vẽ
e/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
-Chọn một số bài vẽ để cả lớp nhận xét và xếp loại .
- GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt .
- Nhận xét chung tiết học và xếp loại .
IV / Củng cố - Dặn dò
- Nêu cách vẽ đói xứng qua trục ?
- Nhận xét tiết học dặn HS Sưu tầm ảnh về an toàn giao thông.	
 ___________________________________________________________________
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
( Cô Năm soạn giảng )
______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
$30:Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
Giúp HS củng cố về:
- So sánh các phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiêu bài: Ghi đầu bài.
B. Luyện tập.
Bài 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
- HS làm vào bảng con
- Nhận xét sửa sai
Bài 2: Tính.
- 4HS lên bảng làm , lớp làm nháp
Nhận xét sửa sai.
Bài 4:
Y/c HS đọc đề.
Phân tích đề.
Tóm tắt và làm bài vào vở
4. Củng cố- Dặn dò
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức ?
- Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó ?
HD bài tập 1b,c ( Tr 31) về nhà.
- Nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài 3 ( Tr 31 ) 
 Đáp số : 1500 m2
- HS làm
a. ; ; ; . 
b. ; ; ; .
- HS làm
a. + + = = =
d.:= x x = = = 
Bài giải:
 30
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 4 – 1 = 3( phần )
Tuổi con là:
 30 : 3 = 10( tuổi)
Tuổi bố là:
 10 x 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 40 tuổi
 Con: 10 tuổi
______________________________
Tiết 2: Tập làm văn 
$12: Luyện tập tả cảnh.
I. Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
- Biết cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích ( BT 1)
- Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước( BT 2)
II. Đồ dùng.
- Phiếu bài tập cho HS
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Chấm bài tập cho HS .
- Nhận xét – củng cố bài cũ .
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
- Y/c HS thảo luận theo nhóm.
- Y/c HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi theo nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
* Đoạn a:
+ Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh nào?
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+ Câu văn nào cho em biết điều đó?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?
+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
* Đoạn b: 
+ Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
+ Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào?
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
+ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
+ Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì?
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Y/c 2 – 3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Y/c HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh của mình.
- Nhận xét- sửa sai.
4. Củng cố – dặn dò 
- ? Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- Nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận nhóm.
- Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh biển.
- Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc màu của trời mây.
- Câu văn: biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, bầu trời dải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió.
- Tác giả đã sử dụng những màu sắc: xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu.
- Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người. Biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
- Nhà văn miêu tả con kênh.
- Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác.
- Tác giả miêu tả: ánh nắng chiều xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống hếch trống hoác, buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa.
- Sử dụng nghệ thuật liên tưởng làm cho người đọc hình dung được con kênh. Mặt trời, làm cho nó sinh động.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 – 3 HS đọc thành tiếng bài của mình.
+ Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. 
+ Mặt nước trong vắt, nhìn thấy đáy.
+ Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
+ Mặt hồ như một chiếc gương xanh trong khổng lồ.
+ Những làn gió nhẹ thổi qua mơn man gợn sóng.
_________________________________
Tiết4: Địa lý
 $6: Đất và rừng.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS :
- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất Phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được một số đặc điểm của đất Phe- ra- lít, đất phù sa,rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người.
 -Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ , khai thác và sử dụng hợp lí đất và rừng
- ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác rừng, đất đai một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ dịa lí tự nhiên Việt Nam.
Phiếu hoc tập của HS.
 - Bản đồ lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam (Nếu có)
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
- Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
a .Hoạt động 1:
+) Các loại đất chính của nước ta:
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
+ Đọc SGK và hoàn thành bài tập sau.
- HS lên bảng trình bày.
- HS đọc trong SGK và hoàn thành bài tập.
 Tên loại đất.
 Vùng phân bố
 Một số đặc điểm
 Đất Phe- ra- lít
 đồi núi.
- Màu đỏ hoặc màu vàng
- thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba an thì tơi xốp và phì nhiêu.
Đất phù sa.
Đồng bằng.
- do sông ngòi bồi đắp.
- màu mỡ.
- GV gọi HS lên làm bài tập.
- Nhận xét- sửa sai.
GV trình bày:
- ở nước ta, việc sử dụng đất vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý.Tài nguyên đất bị suy giảm có đến 50% điện tích đất tự nhiên có vấn đề cần cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn đã tới trên 10 triệu héc ta.
- Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn.Vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
-Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng ở địa phương?
+Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất Phe- ra- lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập chung ở vùng núi, đồi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp mầu mỡ, tập chung ở đồng bằng.việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo ,
b. Hoạt động 2
 Rừng ở nước ta.
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng của nước ta.
- HS trình bày bài tập trước lớp.
-Bón phân hữu cơ ,làm ruộng bậc thang, thau chua ,rửa mặn,...
- 
- HS đọc SGK và hoàn thành bài tập
 Rừng
 Vùng phân bố 
 Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới.
- Đồi núi.
- Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, có tầng thấp.
Rừng ngập mặn.
- Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên hàng ngày.
- Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt.
- Cây mọc vượt lên mặt nước.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét- bổ sung.
+ Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kết luận:
Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập nặn, rừng rậm nhiệt đới tập chung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừmg ngập mặn thường thấy ở ven biển...Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, che phủ đất,...
+ Em biết gì về thực trạng rừng của nước ta hiện nay?
-Nguyên nhân của hiện trạng rừng ở nước ta?
+Nhà nước đã có những biện pháp gì để bảo vệ rừng?
* Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
- GV phân tích thêm :Tình trạng mất rừng đã và đang là mối đe doạ lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt kinh tế, tài nguyên mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người.do đó việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.
+ Em và địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- Nhận xét- bổ sung.
4. Củng cố- Dặn dò
- đất và rừng có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của con người ?
* Tại sao phải bảo vệ và khai thác đất , rừng một cách hợp lý ? 
- Nhận xét tiết học dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Rừng cho ta nhiều sản vật.
+Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu.
+ Rừng giữ cho đất không bị sói mòn.
+ Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ.
+ Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ đời sống các vùng ven biển.
-diện tích giảm ,nhiều loại gỗ quý và thú quý có nguy cơ bị tiệt chủng.
-Đốt phá rừng , khai thác không hợp lý, chiến tranh,...
-Thành lập trạm kiểm lâm,ngăn chặn nạn đốt phá rừng , trồng rừng,...
- Tài nguyên rừng có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.
- không bắn giết chim thú ,không chặt cây bẻ cành,...
_______________________________
Tiết4: Sinh hoạt lớp 
 Nhận xét tuần 6
1. Chuyên cần.
- Nhìn chung các em đã có ý thức đi học đều , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học , hay đi học muộn.
2. Học tập:
*ưu điểm
- Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập , học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
*Tồn tại
- Vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết còn xấu, sách vở lộn xộn
trong lớp chưa chú ý nghe giảng :Thăng ,Tâm , Quân ...
3.Đạo đức:
- Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường , lớp , đoàn kết với bạn bè.
4. Các hoạt động khác:
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_ban_hay.doc