Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Tiết 2: Tập đọc:

$17:Cái gì quý nhất ?

I. Mục đích yêu cầu

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ làm dẫn chứng để tranh luận ở các nhân vật.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tranh luận, phân giải.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung tranh luận : Cái gì quý nhất ? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 )

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trường
____________________________
Tiết 2: Tập đọc:
$17:Cái gì quý nhất ?
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ làm dẫn chứng để tranh luận ở các nhân vật.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tranh luận, phân giải.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung tranh luận : Cái gì quý nhất ? Hiểu rằng người lao động là quý nhất.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3 )
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài :Trước cổng trời.
- Nhận xét- ghi điểm
3. Bài mới
A. giới thiệu bài: ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. luyện đọc:
- GV chia đoạn:
Đoạn 1: Một hôm, trên đường đi học vềsống được không.
Đoạn 2: Quý và Namthầy giáo phân giải.
Đoạn 3: Nghe xongcòn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu .
b. tìm hiểu bài:
- Theo Hùng , Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
* Em hãy chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do em chọn tên đó?
- Nội dung bài nói lên điều gì?
c. Đọc diễn cảm:
- Y/c HS luyện đọc theo vai
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai
- GV đọc mẫu.
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- ghi điểm.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì ?
- Nhận xét tiết học , dặn HS về học
 bài , chuẩn bị bài sau : Đất Cà Mau .
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong bài (2 lần)
- HS luyện đọc theo cặp.
1- 2 HS đọc cả bài
- HS nghe.
- Hùng cho rằng lúa, gạo quý nhất. Quý cho rằng vàng, bạc quý nhất. Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn.
+ Quý cho rằng vàng là quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+ Nam cho rằng thì giờ là quý nhất vì người ta nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo,vàng bạc.
+ý1 :Sự tranh luận giữa 3 bạn.
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị .
- 3- 4 HS nêu ý kiến của mình
- HS chọn tên cho chuyện và giải thích lí do mình chọn tên đó.VD : Ai có 
lý . Cuộc tranh luận thú vị ...
 +Nội dung : Người lao động là quý nhất.
- HS luyện đọc phân vai.
- Cả lớp trao đổi, thống nhất về giọng cho từng nhân vật, 
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
... Tranh vẽ để khẳng định rằng : Người lao động là quý nhất .
_____________________________________
Tiết 3: Toán:
 $41: Luyện tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nắm vững cách viết số do độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số do độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- sửa sai.
3. Bài mới 
A. giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Luyện tập:
Bài 1
- Viết số do thập phân thích hợp vào chỗ trống:
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.( theo mẫu)
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3:
Viết các số do sau dưới dạng số thập phân có dơn vị đo là km
Thực hiện tương tự bài 2
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 4:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HD học sinh làm bài .
Cho HS làm vào vở
- Nhận xét- sửa sai,chấm 5-7 bài
4. Củng cố - Dặn dò 
- Hai đơn vị đo đọ dài liền kề đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần , đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn ?
- Hướng dẫn BT về nhà bài 4 b,d
 (Tr 45 )
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài bảng con
a. 35 m 23cm = 35 m = 35,23m
b. 51 dm 3cm = 51 dm= 51,3dm
c. 14 m 7 cm = 14 m = 14, 07 m
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm lớp làm nháp
315m = 3,15 m
234 cm = 2,34 m
506 cm = 5,06 m
34dm = 3,4 m
- HS làm bài.
a. 3 km 245m = 3 km = 3, 245 km
b. 5 km 34 m = 5 km = 5, 034 km
c. 307 m = km = 0,307 km
- HS làm bài vào vở .
a .12,44m = 12 m = 12m 44cm
c. 3,45 km = 3 km = 3 km 450 m
 =3450m
_______________________________ 
 Tiết 4: Đạo đức:
 $9:Tình bạn (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này, HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè nhất là những khi khó khăn hoạn nạn .
- Biết được ý nghĩa của tình bạn .
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài.Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
Hoạt động 1:
+) Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
+) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
+ GV y/ c HS đọc câu chuyện SGK
Hỏi: 
+ Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
+ Khi đi vào rừng vào, hai người bạn đã gặp những chuyện gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
+ Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong chuyện cho ta thấy nhân vật đó là một người bạn như thế nào?
+ Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói với gì với bạn kia?
+ Em thử đoán xem sau chuyện này tình cảm giữa hai người như thế nào?
+ Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào?
- Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2:
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Lớp ta đoàn kết chưa?
+ Điều gì xảy ra cho chúng ta khi xung quanh chúng ta không có những bạn bè?
4. Củng cố- Dặn dò 
* Em hiểu tình bạn là gì ? em cần phải làm gì để xây dựng tình bạn tốt đẹp
 hơn ?
- Nhận xét tiết học,dặn HS về học bài,chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS hoạt động cả lớp.
- 3 HS đọc chuyện trong SGK
- Câu chuyện gồm có 3 nhân vật.
- Hai người bạn đã gặp một con gấu.
- Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để lại người bạn còn lại trên mặt đất.
- Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, đó là một người bạn không tốt.
- Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi đã nói với người bạn kia là “ Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là người tồi tệ’’
- HS nêu.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS thảo luận ,sau đó trình bày.
_________________________________
Buổi chiều
Tiết 2: 	 Kĩ thuật
 Tiết 9: Luộc rau
I.mục tiêu
HS cần phải:
- Biết cách thực hiện công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình nấu ăn.
II.Đồ dùng dạy học
 Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học.
A.Giới thiệu bài
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau
Yêu cầu HS quan sát hình 1 nêu tên các nguyên liệu và dụng cụ khi luộc rau
- Quan sát hình 2 đọc nội dung mục 1b nêu cách sơ chế rau trước khi luộc 
2.Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách luộc rau 
HS đọc mục 2 quan sát hình 3
- Nêu các công việc thực hiện khi luộc rau?
- GV nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau.
3.Hoạt động 3 :Đánh giá kết quả học tập của HS 
GV phát cho mỗi HS 1phiếu học tập có các câu hỏi sau:
- Em hãy nêu các bước luộc rau?
- So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau trong bài học?
- GV nêu đáp án của bài tập.
- GV nhận xét đánh giá HS 
Nguyên liệu :Rau
Dụng cụ: Rổ, nồi...
- Cách sơ chế rau
+Nhặt rau (Đối với các loại củ,quả thì phải gọt vỏ,cắt thái miếng nhỏ)
+Rửa kĩ các loại rau xanh bằng nước sạch 3-4 lần
- Đổ nước sạch vào nồi.
- Đậy nắp nồi và đun sôi nước,cho rau vào nồi
- Dùng đũa lật rau ở trên xuống dưới cho rau ngập nước.Đậy nắp nồi và đun to lửa.
- Nước sôi lại đun tiếp 1-2 phút
- Mở nắp nồi dùng đũa lật rau 
Vớt rau đã chín bày vào đĩa
HS làm bài vào phiếu học tập
- HS đối chiếu kết quả bài làm với đáp án , báo cáo kết quả tự đánh giá.
IV. Nhận xét - dặn dò
- Em hãy nêu các bước luộc rau ?
- Nhận xét giờ học ,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau .
______________________________
Tiết 2: 	 Thể dục
( Thầy Đăng soạn giảng )
________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
 Buổi sáng 
Tiết 1: 	 Toán
Tiết 4:Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng thường dùng.
- Luyện tập viết số do khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Dạy bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Bài mới:
a. GV cho HS ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng.
VD: 1 tạ = tấn = 0,1 tấn.
 1 kg = tạ = 0,01 tạ
 1 kg = tấn = 0,001 tấn
b. Ví dụ
GV ghi bảng: 5 tấn 132 kg =... tấn
 5tấn 32 kg = ... tấn
- GV nhận xét, hướng dẫn cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
C. Luyện tập:
Bài 1:
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2 
- Viết các số do dưới dạng số thập phân.
- HD HS làm bài 
- Nhận xét- sửa sai
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Hãy nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng ?
- Nhận xét giờ học ,dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
b. 7,4 dm = 7 dm = 7 dm 4 cm
d. 34,3km = 34 km = 34 km 300m
 =34300m
- HS quan sát và nêu.
- HS nêu cách làm
5 tấn 132 kg =5 tấn =5,132 tấn
5tấn 32 kg =5tấn =5,032 tấn
- HS làm bảng con , 2 HS lên bảng .
a. 4 tấn 562 kg = 4 tấn= 4,562 tấn
b. 3 tấn14 kg = 3 tấn = 3,014 tấn
c.12 tấn 6 kg = 12 tấn = 12,006 tấn
d. 500 kg = tấn = 0,5 tấn.
- HS làm bảng con .
a. các đơn vị đo là kg:
2 kg 50 g = 2 kg = 2, 050 kg
45kg 23g = 45 kg =  ... ị đo diện tích thường dùng.
- Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các dơn vị đo khác nhau
II/ Các hoạt động dạy học 
1/ ổn định tổ chức 
2 /Kiểm tra bài cũ 
- Nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích 
3/Ôn tập
Bài 1 .Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
- Nhận xét sửa sai .
Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
Bài 3 . Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
Bài 3 . Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
( theo mẫu )
4,27m2= 427dm2
Cách làm : 
4,27m2=42=4m227dm2=427dm2
- Chấm bài ,nhận xét .
IV/ Củng cố – dặn dò 
- Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ? 
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về ôn bài .
- 1 HS nhắc lại .
- 2HS lên bảng , lớp làm bảng con .
5m265dm2= 5,65 m2
5m23dm2= 5,03m2
47dm2 =0,47 m2
6dm2=0,06 m2
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con .
9cm225mm2=9,25cm2
9dm223cm2= 9,23dm2
27cm24mm2=27,04cm2
16dm27cm2= 16,07dm2
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- 
7000m2= 0,7ha 
3475 m2= 0,3475ha
1ha = 0,01km2
35ha= 0,35km2
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS làm vở .
4,84m2=284dm2
6,63km2=663ha
5,45m2=545dm2
4,7ha= 47000m2
__________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010
( Cô Năm soạn giảng )
____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: 	 Toán
Tiết 45: Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về cách viết số đo độ dài , khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là m:
- Cho HS làm vào bảng con
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
 Nhận xét- bổ sung.
Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
Thảo luận theo cặp sau đó trình bày
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 4: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
- Nhận xét - bổ sung.
Bài 5 ( Nếu còn thời gian )
- Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
- GV chấm 5-7 bài sau đó nhận xét
4. Củng cố- Dặn dò 
- Hai đơn vị đo độ dài hoặc đo khối lượng liền kề đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần , đơn vị bé bằng bao nhiêu đơn vị lớn 
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
- HS làm.
a, 3m 6dm = 3 m = 3, 6 m
b, 4 dm = m = 0,4 m
c, 34m 5 cm = 34 m = 34,05 m
d, 345 cm = m = 3, 45 m
- HS làm. 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg.
 3,2 tấn
 3200 kg
 0,502 tấn
 502 kg
 2,5 tấn
 2500 kg
 0, 021 tấn
 21 kg
- HS làm bảng con .
a, 42dm4cm = 42dm = 42,4dm
b, 56cm9 mm = 56cm = 56,9 cm
c, 26m 2cm = 26 m = 26,02m
- HS làm vào vở .
a, 3kg5g = 3kg = 3,005 kg
b, 30 g = =0,030kg
c, 1103 g = kg = 1,103 kg
- HS làm bài vào vở
a, Túi cam cân nặng: 1,8 kg
b, Túi cam cân nặng: 1800g
_____________________________
Tiết 2: 	 Tập làm văn
Tiết 18 :Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục đích yêu cầu
- Luyện tập về cách thuyết trình, tranh luận. Biết tìm và đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề môi trường phù hợp vứi lứa tuổi.
- Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận nàođó
- Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần phải có thái độ như thế nào?
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 5 HS đọc phân vai truyện.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện.
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
+ý kiến của em về những vấn đề này như thế nào?
+GV kết hợp liên hệ : như vậy cả đất ,nước không khí, ánh sáng đều rất cần thiết cho sự phát triển của cây xanh cũng như con người cũng rất cần nước,không khí , ánh sáng để phục vụ cho cuộc sống:Không khí để thở, nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày ,đất để trồng cấy ,có ánh sáng thì con người mới khoẻ mạnh và làm việc được....
ngược lại con người cần làm gì để bảo vệ chúng ?
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài.
+ Bài tập 2 y/c thuyết trình hay tranh luận?
+ Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề gì?
+) Gợi ý:
+ Nếu chỉ có trăng thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
+ Nếu chỉ có đèn thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
+ Vì sao cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống?
+ Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Nhận xét- bổ sung.
4. Củng cố- Dặn dò
- Hãy nhắc lại điều kiện và thái độ khi tham gia thuyết trình tranh luận ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học 
bài ,chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- 5 HS đọc phân vai truyện.
- HS nghe và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Các nhân vật trong chuyện tranh luận về vấn đề : cái gì cần nhất đối với cây xanh.
- Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh.
+ Đất: có chất màu nuôi cây.
+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+Không khí: cây cần khí trời để sống .
+ ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh.
- HS tự do phát biểu theo ý kiến của mình.
- không làm ô nhiễm bầu không 
khí ,nguồn nước ...
- HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- Bài tập y/c thuyết trình.
- Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
-5- 6 HS thuyết trình trước lớp
- Lớp trao đổi nhận xét
___________________________________
Tiết 4: 	 Địa lí
 Tiết 9 : Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam :
 + Việt Nam là nước có nhiều dân tộc , trong đó người Kinh có số dân đông nhất .
+ Mật độ dân cư cao,dân số tập trung đông đúc ở đồng bằng ,ven biển và thưa thớt ở vngf núi .
+ Khoảng 3/4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn .
- Sử dự ng bảng số liệu ,biểu đồ bản đồ , lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư .
II. Đồ dùng:
- Bảng số liệu về mật độ dân cư.
- Lược đồ về mật độ dân số Việt Nam.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân?
- Nhận xét- ghi điểm.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam:
- Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào đông nhất? sống ở đâu là chủ yếu? các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sống của họ?
C Hoạt động 2: Mật độ dân số Việt Nam:
- Em hiểu như thế nào là mật độ dân số?
- GV treo bảng thống kê mật độ dân số của một số nước châu á.
+ Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
+ So sánh mật độ dân số một số nước châu á?
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
D. Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam:
- Y/c HS làm việc theo cặp.
- Chỉ trên lược đồ và nêu:
+ Các vùng có mật độ dân số trên một nghìn người?
+ Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người / km2?
+ Các vùng có mật độ dân cư từ trên 100 đến 500 người/ km2?
+ Vùng có mật độ dân cư trên dưới 100 người/ km2?
+ Qua phân tích trên hãy cho biết: dân cư nước ta tập chung đông ở vùng nào? vùng nào dân cư sống thưa thớt?
* Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư vùng này?
- Ngoài ra việc dân cư tập trung quá đông như vậy cũng sẽ ảnh hưởng gì đến môi trường sống của người dân ở đây ?
 *Việc dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế vùng này?
+ Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, nhà nước ta đã làm gì?
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? dân tộc nào chiếm chủ yếu ?
- phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm 
gì ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học 
bài , chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- Nước ta có 54 dân tộc .
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, các vùng ven biển. các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
- Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc là: Dao, Mông, Thái, Mường, Tày... các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi
- Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
- HS quan sát.
- So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số các nước châu á.
- Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới lớn hơn 3 lần mật độ dân số Cam- pu – chia.
- Mật độ dân số nước ta rất cao.
- HS làm việc theo cặp.
- Nơi có mật độ dân số trên 1000 người/1 km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ven biển.
- Một số nơi đồng bằng Bắc bộ , đồng bằng Nam bộ, một số nơi đồng bằng ven biển miền Trung.
- Vùng Trung du bắc bộ, một số nơi ở đồng bằng Nam bộ, đồng bằng ven biển miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk, một số nơi ở miền Trung.
- Vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/ km2.
- Dân cư nước ta tập chung đông ở các đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên
- Việc dân cư tập chung đông đúc ở vùng đồng bằng làm vùng này thiếu việc làm.
 -Rác thải nhiều , ô nhiễm môi trường ...
- Việc dân cư sống thưa thớt ở các vùng núi dẫn đến thiếu lao động cho sản xuất, phát triển kinh tế vùng này.
- Tạo việc làm tại chỗ,thực hiện chuyển dân từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới.
____________________________
Tiết 4: 	 Sinh hoạt
Tiết 9:Nhận xét tuần 9
1. Chuyên cần.
- Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học không lí do, hay đi học muộn.
2. Học tập:
+)Ưu điểm
- Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+)Tồn tại
- Bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết xấu, sách vở lộn xộn,còn làm việc riêng trong giờ học : Thăng ,Tâm ,Quân ,Đại ...
3.Đạo đức
Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường ,lớp, đoàn kết với bạn bè.
4. Các hoạt động khác:
- Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường, lớp đề ra
5.Hoạt động tập thể.
- Cho HS ôn lại các bài hát bài múa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2010_2011_ban_hay.doc