Giáo án Lớp Bốn - Tuần 30

Giáo án Lớp Bốn - Tuần 30

Tiết 2 :

Tập đọc : THUẦN PHỤC SƯ TỬ

A. Mục tiêu :

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu ý nghĩa của bài : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Tự giác suy nghĩ, ham học tập.

B. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài đọc.

- Vở ghi, sgk.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 41 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Bốn - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Soạn : 10/4/2008 Giảng : 2/14/4/2008
Tiết 1 : 
Chào cờ
Tiết 2 : 
Tập đọc : THUẦN PHỤC SƯ TỬ
A. Mục tiêu : 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Tự giác suy nghĩ, ham học tập.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc bài Con gái và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc :
- Gọi HS đọc bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ? 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc tiếng khó : giúp đỡ, râu tóc bạc phơ, lông bờm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài.
? Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì ? 
? Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào ? 
? Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ? 
? Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ? 
? Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử ntn ? 
? Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li- ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi” ? 
? Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ? 
- Tiểu kết bài.
? Nêu ý nghĩa câu chuyện ? 
- Ghi bảng nội dung chính của bài, gọi HS đọc.
c) Luyện đọc diễn cảm : 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS đọc diễn cảm đọc đoạn 3, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Gọi HS đọc lại nội dung chính của bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS đọc nối tiếp bài và một HS đọc nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 5 đoạn : 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến giúp đỡ.
+ Đoạn 2 : Tiếp đến vừa khóc.
+ Đoạn 3 : Tiếp đến sau gáy.
+ Đoạn 4 : Tiếp đến bỏ đi.
+ Đoạn 5 : Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp 2 lần : 
+ Lần 1 : Đọc kết hợp với luyện phát âm và đọc từ khó.
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Luyện đọc cặp đôi.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu.
- Nàng muốn vị giáo sĩ cho nàng một lời khuyên : Làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- Nếu Ha-li-ma lấy được ba sợi lông bờm của sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.
- Vì điều kiện mà giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được : Đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của nó lại càng khó hơn. Thấy người sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
- Tối đến nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gàm nên và như nhảy bổ tới thì nàg ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đôi tính. Nó quen dần với nàng , có hôm còn nằm cho nàg chải sợi lông bờm sau gáy.
- Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở rồi liều nhổ ba ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu dàng của nàng nó cụp mắt xuống rồi bỏ đi.
- Vì ánh mắt dịu dàng của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận. / Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma nên không tức giận khi nhận ra nàng là người nhôt lông bờm của nó.
- Bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, tính kiên nhẫn, và sự dịu dàng.
- Nghe.
- Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- 2 – 3 HS đọc.
- 5 HS đọc nối tiếp bài.
- Nghe.
- Đọc bài theo cặp.
- 3 – 4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xet và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc lại.
Tiết 3 : 
Toán : ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
A. Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố về các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích, viết số đo dưới dạng STP.
- Làm các bài tập nhanh, đúng, thành thạo.
- Có ý thức học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Kẻ bảng đơn vị đo diện tích ra bảng phụ.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS làm các bài tập : 
Bài 1 (154) 
a) Treo bảng phụ.
- Gọi HS dọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài miệng.
- 2 em lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
= 100hm2
1hm2
= 100dam2
= 0,01 km2
1dam2
= 100m2
= 0,01 hm2
1m2
= 100dm2
=0,01dam2
1 dm2
= 100cm2
= 0,01m2
1cm2
= 100mm2
= 0,01 dm2
1mm2
= 0,01cm2
* Chú ý : Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc ta (ha) 
1 ha = 10 000 m2
b) Trong bảng đơn vị đo diện tích : 
? Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé tiếp liền ?
? Đơn vị bé bằng một phần bao nhiêu đơn vị lớn hơn tiếp liền ? 
? Khi viết các đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số ? 
Bài 2 (154) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 3 (154)
? Bài yêu cầu ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS ghi lên bảng.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- Đơn vị lớn gấp một trăm lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng (hay 0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 1 m2 = 100 dm2 = 10 000 cm2 
 = 1 000 000 mm2
1 ha = 10 000 m2
1 km2 = 100 ha = 1 000 000 m2
b) 1 m2 = 0,01 dam2
1m2 = 0,0001 hm2 = 0,0001 ha 
1 m2 = 0,000 001km2
1 ha = 0,01 km2
4 ha = 0,04 km2
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Bài yêu cầu ta viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ha.
- Tự làm bài và nối tiếp nêu kết quả.
a) 65 000 m2 = 6,5 ha
 846 000 m2 = 84,6 ha
 5 000 m2 = 0,5 ha 
b) 6 km2 = 600 ha 
 9,2 km2 = 920 ha
 0,3 km2 = 30 ha 
Tiết 4 : 
Khoa học : SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
A. Mục tiêu
- Giúp HS biết : 
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ 
- Nêu được sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim 
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con , một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
- GDHS có ý thức bảo vệ các loài thú.
B Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập 
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc thuộc lòng mục bạn cần biết?
? Em có nhận xét gì về chim non, gà con mới nở ? 
- Nhận xét ghi điểm 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: ghi bảng 
2. Tiến hành các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Quan sát
- Cho HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 120 và trả lời câu hỏi: 
? Nêu nội dung hình 1a? 
? nêu nội dung hình 1b? 
? Chỉ vào hình và nêu được bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu ? 
? Nói tên các bộ phận của thai mà bạn thấy trong hình ? 
? Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú mẹ và thú con ? 
? Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ? 
So sánh sự sinh sản của thú với các loài chim ếch đã học ? 
- Goi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét 
Kết luận: Thú là động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sảncủa chim là: 
+ Chim đẻ trứng rồi mới nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
- ? Thú sinh sản bằng cách nào?
? Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con?
- HĐ nhóm
- Phát phiếu 
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ trang 120 , 121 để phân loại các loài động vật thành 2 nhóm mỗi lứa đẻ 1 con và mỗi lứa đẻ nhiều con.
- Gọi các nhóm báo cáo 
- Gọi nhóm tìm được nhiều động vật nhất , đọc cho cả lớp nghe 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 121
IV. Củng cố - dặn dò
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
Hát
- 2 HS đọc
- 1 HS trả lời
- Quan sát và thảo luận
- Hình 1 a chụp bào thai của thú con khi trong bụng mẹ
- Hình 1b thú con mới ra đời
- Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở trong bụng thú mẹ.
- Các bộ phận của thai: đầu, mình, các chi,..có một đoạn như ruột nối thai với mẹ.
- Hình dạng của thú mẹ và thú con giống nhau.
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú so với các loại chim và ếch đã học không có các giai đoạn trung gian. Thú con sinh ra sẽ có ngay hình dạng như vốn có, không như chim đẻ ra trứng, ấp thêm mới thành con hay như ếch phải trải qua vài hình dạng khác nhau mới thành ếch.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi nhận xét .
- Thú sinh sản bằng cách đẻ con
- Có loài đẻ 1 con có loài đẻ nhiều con
- Đại dịên nhóm trả lời
VD: 
Số con trong 1 lứa
tên động vật 
thông thường chỉ đẻ 1 con 
trâu, bò, ngựa, nai, voi, hoẵng, khỉ , vượn
2 con trở lên
lợn, chuột, hổ, sư tử, mèo, chó, ...
- 3 HS đọc
Tiết 5 : 
Lịch sử : XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
A. Mục tiêu :
 Sau bài học HS biết:
- Việc XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng lúc đó
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả củ sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ công nhân 2 nước VN - Liên xô
 - Nhà máy thuỷ điện HB là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc XDCNXH của nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất
B. Đồ dùng dạy- học :
 GV: bản đồ hành chính VN, phiếu bài tập
 HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện HB
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu những quyết định trọng dại của kì họp Quốc hội khoá VI ?
- Nhận xét đánh giá
III. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bì ... 
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể trước lớp.
b) Kể trong nhóm : 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
c) Thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- Ghi nhanh tên HS, tên câu chuyện lên bảng.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét gờ học.
Hát
- 2HS kể chuyện như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- 2HS đọc lại đề.
- Quan sát trên bảng.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 phần gợi ý sgk.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
- Kể chuyện nhóm 2 như yêu cầu.
- 4 -5 HS tham gia thi kể chuyện trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và hỏi lại bạn về ý nghĩ câu chuyện bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Soạn : 14/4/2008 Giảng : 6/18/4/2008
Tiết 1 : 
Âm nhạc : HỌC HÁT BÀI : DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ
A.Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu bài: Dàn đồng ca mùa hạ, thể hiện đúng những tiếng đảo phách, hát luyến và ngân dài 2, 3 phách.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.
- GDHS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.
B.Đồ dùng dạy - học:
GV: Tranh ảnh minh họa bài Dàn đồng ca mùa hạ.
- Tập hát chuẩn xác bà hát.
HS: SGK, thanh phách .
C.Các hoạt động dạy - học:
I.Ổn định tổ chức: Hát
 II.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi 1 -2 em tập dọc nhạc số 7, số 8
 - Nhận xét đánh giá
III. Bài mới
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
Ghi nội dung
Thuyết trình
Chỉ định
Giải thích
Thực hiện
Hỏi
Thực hiện
Hướng dẫn
Ghi nội dung
Yếu cầu
1.Học hát: Dàn đồng ca mùa hạ
* Giới thiệu bài: Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ tạo nên bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ, bài hát có nhịp điệu sôi nổi tươi vui nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng, bài được bình chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20.
- HS đọc lời ca
Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp cho đến hết bài.
- Bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ sử dụng một số kí hiệu âm nhạc như dấu lặng đơn, dấu nối, dấu luyến và viết nhạc 2 bè ( Đoạn kết ) tuy nhiên khi tập hát chỉ tập hát bè chính ( bè cao ).
- GV trình bày bài hát
- HS nói cảm nhận của mình khi nghe bài hát.
- Khởi động giọng ( Hát một bài hát ) 
- HS hát từng câu theo kiểu móc xích đến hết bài.
Gv nhắc HS chú ý lấy hơi ở đầu câu hát ( GV hát mẫu ).
- HS hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
2. Hát kết hợp gõ đệm
* Gõ đệm theo nhịp
Chẳng nhìn thấy ve đâu chỉ râm .
..
HS hát gõ đệm theo dãy, nhóm, cá nhân.
GV nhận xét
Ghi bài
Lắng nghe
HS đọc
HS ghi nhớ
Lắng nghe
Thực hiện
Hát từng câu
Tập lấy hơi
Quan sát
Thực hiện
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS hát lại bài hát.
- Gọi 1 HS hát
- Về nhà học thuộc bài hát.
- Nhận xét tiết học
Tiết 1 : 
Tập làm văn : TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT )
A. Mục tiêu : 
- HS viết được bài văn hoàn chỉnh tả con vật em yêu thích.
- Bài viết có đủ 3 phần, đầy đủ nội dung, đúng yêu cầu. Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng từ ngữ miêu tả hình dáng và hoạt động của con vật. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, văn có hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- GDHS yêu quý, bảo vệ con vật.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Viết sẵn mục gợi ý lên bảng.
- Quan sát trước con vật em thường thấy.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS làm bài : 
* Đề bài : Em hãy tả lại con vật mà em yêu thích.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý trên bảng.
- Nhắc nhở HS viết bài.
3. Thực hành : 
- Cho HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- Quan sát HS làm bài.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Thu bài của HS.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 1HS đọc đề, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1em đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Nghe.
- Viết bài vào giấy kiểm tra.
- Nộp lại bài cho GV.
Tiết 3 : 
Toán : PHÉP CỘNG
A. Mục tiêu : 
- Củng cố về phép cộng STN, phân số, STP tính chất cơ bản của phép cộng.
- Rèn kĩ năng thực hành, làm tính cộng đúng và nhanh.
- Có ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Bảng nhóm, sgk.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS ôn tập : 
- Đưa ra phép cộng : 
 a + b = c
? Trong phép cộng trên a và b gọi là gì ? c gọi là gì ? 
? Trong phép cộng các STN, phân số, STP đều có các tính chất nào ? 
3. HDHS làm bài tập : 
Bài 1 (158) 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét ghi điểm.
- 2 HS lên bảng làm phần a, b bài tập số 3, lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát trên bảng.
- a và b gọi là số hạng, c là tổng.
- Trong phép cộng các STN, phân số, STP đều có các tính chất sau : 
+ Tính chất giao hoán : a + b = b + a.
+ Tính chất kết hợp : 
 (a + b) + c = a + (b + c) 
+ Cộng với 0 : a + 0 = 0 + a = a.
- 4HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
a)
b)
c)
d)
Bài 2 (158)
- Gọi HS dọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở, hai nhóm làm bài vào bảng nhóm.
- Gọi các nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3 (159)
? Bài tập yêu cầu ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu miệng kết quả, giải thích kết quả của mình tìn được.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4 (159) 
- Gọi HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Thảo luạn nhóm almf bài như yêu cầu.
a) (689 + 895) + 125
 = 689 + (875 + 125) 
 = 689 + 1000 
 = 1689
b)
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 
 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69
 = 38,69
- Đại diện các nhóm dán kết quả và trình bày kết quả của nhóm mình, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS nêu.
- Nêu miệng kết quả, các bạn khác nhận xét.
a) + 9,68 = 9,68
 = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68
b)
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1HS nêu.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Mỗi giờ hai vòi cùng chảy được là : 
 (thể tích bể)
 = 0,5 = 50%
 Đáp số : 50% thể tích bể
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
Tiết 4 : 
Khoa học : SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
A. Mục tiêu 
Sau bài học,HS biết:
- Trình bày được sự sinh sản , nuôi con của hổ và của hươu.
- GDHS có ý thức bảo vệ các loài thú. 
B. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ trong SGK
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang121
- GV nhận xét ghi điểm 
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : ghi bảng 
2. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Chia lớp làm 2 dãy, một dãy tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, một dãy tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122, 123 
? Hãy quan sát tranh minh hoạ , đọc thông tin trang 112 và trả lời 
? Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
? Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con?
? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
? Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi ? 
?Khi nào hổ con có thể sống độc lập ?
? Hình 1a chụp cảnh gì? 
? Hình 2a chụp cảnh gì?
-
? Hươu ăn gì để sống?
? Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp ?
? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
? Tại sao Hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi hươu mẹ đã dạy con tập chạy? 
? Hình 2 chụp ảnh gì? 
- Gọi đại diệncác nhóm trình bày
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Thú săn mồi và con mồi ”
- Cho HS chơi trò chơi
- Tổ chức cho HS chơi: Một nhóm tìm hiểu về hổ ( Nhóm 1) Sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu ( nhóm 2 ): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con.
Các nhóm còn lại cũng tổ chức chơi như vậy.
- Cách chơi: Trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách “săn mồi” ở hổ hoặc chạy kẻ thù ở hươu
- Cho HS tiến hành chơi
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
- Nhận xét
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dụng bài.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Hát
- 2 HS đọc
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân, mùa hạ
- Hổ mẹ đẻ mỗi lứa từ 2- 4 con
- Vì hổ con rất yếu, 
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi , hổ mẹ dạy con săn mồi 
- Từ 1 năm rưỡi đến 2 năm hổ con có thể sống độc lập
- hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi 
- hình 2 a ... hổ con nằm phục sát đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
- Hươu ăn cỏ , lá cây 
- Hươu sống theo bầy đàn 
- Hươu thường đẻ 1 con 
- Hươu con vừa mới sinh ra đã biết đi và bú sữa mẹ 
- Vì hươu là loài động vật thường bị các loài khác ăn thịt ...
- hình 2 chụp cảnh hươu con đang chạy
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi nhận xét
- Các nhóm chơi trò chơi
- Các nhóm khác theo dõi , nhận xét đánh giá lẫn nhau
Tiết 5 : 
Sinh hoạt : TUẦN 30
A. Mục tiêu : 
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp : 
* Nhận xét chung :
- Đạo đức : Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- Học tập : 
+ Đa số các em có ý thức tốt trong học tập : Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hía phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp như : Hải, Khánh,
+ Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiểu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chụi khó ôn bài như : Dương, Lợi,
- Các hoạt động khác : 
+ Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
+ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
+ Có ý thức truy bài đầu giờ.
+ Ý thức đội viên chưa tốt một số em còn hay quên đeo khăn quàng như: Dần, Tươi, ..
+ Vẫn còn một số em chưa nộp tiền các khoản.
* Phương hướng tuần tới : 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4 và 1/5.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(3).doc