Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 13

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 13

Trình độ 2 Trình độ 5

Luyện đọc

BÔNG HOA NIỀM VUI Ôn Toán.

LUYỆN TẬP CHUNG

- Đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ ngữ, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, hiểu nội dung bài.

- Giáo dục học sinh hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 Củng cố cho HS cách:

- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
 Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
BÔNG HOA NIỀM VUI 
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Đọc trơn toàn bài , đọc đúng các từ ngữ, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, hiểu nội dung bài.
- Giáo dục học sinh hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Củng cố cho HS cách: 
- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu-hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 + HS luyện đọc từng câu- luyện đọc đúng.
 + HS luyện đọc từng đoạn trước lớp tìm hiểu một số từ ngữ và trả lời câu hỏi.
? Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào 
vườn hoa để làm gì?
- Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn đau của bố
?Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui?
-Theo nội quy của trường không ai được ngắt hoa trong vườn.
 +Luyện đọc đoạn trong nhóm và đọc trước lớp.
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm toàn bài và trả lời câu hỏi.
? Khi biết Chi cần bông hoa cô giáo nói như thế nào?
- Em hãy hái thêm 2 bông nữa.
?Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
- Cô giáo cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em.
- Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý mà chúng ta cần học tập.
- Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luỵện tập:
Bài tập 1 (75/VBT): Tính
653,38 + 96,92 = 750,3
35,069 – 14,235 = 20,834
52,8 x 6,3 = 332,64
17,15 x 4,9 = 84,035
 Bài tập 2 (75/VBT): Tính nhẩm
8,37 x 10 = 83,7
39,4 x 0,1 = 3,94
138,05 x 100 = 13805
420,1 x 0,01 = 4,201
Bài tập 3 (75/VBT):
Bài giải
 Mua 1 mét vải hết số tiền là:
245000 : 7 = 35000( đồng)
4,2 mét vải mua hết số tiền là:
4,2 x 35000 = 147000 ( đồng)
 4,2 mét vải ít hơn 7 mét vải số tiền là:
245000 – 147000 = 98000 ( đồng)
 Đáp số: 98000 ( đồng)
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 13: CHỮ HOA L
Khoa học
 $ 25: NHÔM 
I. Mục đích- yêu cầu
1.Biết viết chữ hoa L cỡ vừa và nhỏ 
2.Biết viết câu ứng dụng : Lá lành đùm lá rách theo cỡ nhỏ , chữ viết đúng mẫu chữ , đều nét, nối chữ đúng quy định.
3. Giáo dục học sinh ý thức học tập.
Sau bài học HS :
- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
- Nêu được một số ứng dụng của nhôn trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Đ Dùng 
 - Mẫu chữ L viết hoa
 - Bảng phụ viết sẵn từ ứng dụng 
- Một số đồ dùng được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm. 
- Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng khác bằng nhôm.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS viết chữ hoa K
Nhắc lại cụm từ ứng dụng 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
a. HD viết chữ L:
a. Quan sát, nhận xét
* HD quan sát chữ mẫu
- GV giới thiệu chữ mẫu 
- Chữ L có độ cao mấy li ?
- Cao 5 li
- Chữ L được viết tạo bởi mấy nét, là những nét nào ?
- Nét cong dưới, lượn dọc, lượn ngang
- GV viết mẫu vừa viết vừa nói: Đặt bút trên đường kẻ 6 viết 1 nét cong 
lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc ( lượn 2 đầu) đến ĐK1 thì đổi chiều bút, viết nét
Lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
 L L 
* HD viết trên bảng con;
- GV nhận xét bài viết của HS
b. HD viết câu ứng dụng: 
* Giới thiệu câu ứng dụng 
- GVgiải nghĩa ND câu ứng dụng : Đùm bọc, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. 
- HD học sinh quan sát nhận xét 
- Những chữ cái nào cao 1 li ?
- Những chữ nào cao 1, 25 li ?
- Chữ cao 2 li là chữ nào ?
- Chữ L, H có độ cao mấy li ?
- Nêu cách đặt dấu thanh ?
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng được viết như thế nào?
- Chú ý nét nối: L nét cong trái của chữ a chạm điểm cuối chữ l
- GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
 Lá lành dùm lá rách
- HD học sinh viết chữ Lá vào bảng con
- GV quan sát nhận xét
c. HD viết vào vở tập viết:
- GV quan sát nhận xét
- GV chấm chữa bài
- Trả bài nhận xét 
A. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu một số tính chất của đồng? 
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh, ảnh, đồ vật sưu tầm được.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
*Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: 
?Kể tên một số đồ dùng được làm bằng nhôm?
- Nhôm được dùng làm ấm, nồi, chậu, cạp lồng, thìa, muôi, mâm
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
b. Hoạt động 2: Làm việc với vật
thật 
*Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
*Cách tiến hành
- GV phát cho các nhóm một số đoạn dây nhôm,thìa nhôm
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
? Em hãy mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của nhôm?
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ nhưng bị a - xít ăn mòn.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
 c. Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
*Mục tiêu: Giúp HS nêu được
- Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm.
- Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
*Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
?Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm?
- Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu vào đồ dùng bằng nhôm.
- GV kết luận: 
- HS nối tiếp đọc mục bạn cần biết.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ
14- 8
Luyện đọc
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng trừ 14 trừ đi một số.
- Kỹ năng giải bài toán có một phép trừ dạng 14 – 8.
* HS yếu và HS trung bình:
 - Đọc rành mạch, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễm cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
* HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn trả lời các câu hỏi mà giáo viên yêu cầu.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 
- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ rừng làm cho môi trường trong sạch.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của học sinh
B. Bài mới:
3. Thực hành:
Bài 1: ( 63/ VBT)
- Tính nhẩm ( miệng )
a. 8 + 6 = 14 9 + 5 = 14
 6 + 8 = 14 5 + 9 = 14
 14 - 6 = 8 14 - 5 = 9
 14 - 8 = 6 14 - 9 = 5
 b. 14 - 4 - 3= 7 14 - 4 - 2 = 8
 14 – 7 = 7 14 - 6 = 8
Bài 2: ( 63/ VBT) Tính
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Bài 3: ( 63/ VBT)
 Tóm tắt.
 Có : 14 xe đạp
 Đã bán: 8xe đạp
 Còn :  xe đạp ?
 Bài giải
 Số xe đạp còn lại là
 14 - 8 = 6 ( xe)
 Đáp số: 6 xe đạp
Bài 4: ( 63/ VBT)
- Tô màu đỏ vào HCN. Tô màu xanh vào hình còn lại.
b. Viết tiếp vào chỗ chấm:
+ Hình vuông đặt trên HCN.
+ HCN đặt dưới hình vuông.
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
?Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
-“Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào”
? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?
- Hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để trở gỗ
* HS khá giỏi đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi: 
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?
- Bạn nhỏ thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân để giải đáp 
? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
- Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá
? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
? Nêu nội dung ,ý nghĩa của câu chuyện. 
ND: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 201
Đ/C Bình dạy thay
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán 
54 -18
Kĩ thuật
$13: CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 
54 – 18 
- Kỹ năng giải bài toán về ít hơn với các số có kèm đơn vị đo dm
- Kỹ năng vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh. 
-  ... BT 3)
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ L trong khung. Bảng phụ viết mẫu cỡ nhỏ câu ứng dụng Lá lành đùm lá rách 
-VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần viết ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD viết chữ hoa
* chữ hoa L
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Lá lành đùm lá rách 
? Nêu cấu tạo,cách viết câu ứng dụng.
4. HDHS viết vào vở tập viết
1 dòng chữ L cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ 
1 dòng chữ Lá cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ
2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
Lá lành đùm lá rách 
5. Chấm chữa bài: 
GV chấm 3 bài rồi nhận xét
- GV NX giờ học, về nhà luyện viết trong vở .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Sử dụng các cụm từ ở bài 2 để viết thành một đoạn văn ngắn 
GV ghi cụm từ
- GV hướng dẫn: Mỗi em chọn 1 cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
- HS nói tên đề tài mình chọn viết.
- GV cho HS làm vào vở.
- Cho một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm cao cho những bài viết hay.
*Bài tập 3:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 3.
- GV nhắcHS cần trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi.
- GV cho HS trao đổi nhóm 2
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng
*Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?...
- So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu sau:
Câu 6: Vì vậy, Mai
Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé
Câu 8: Vì chẳng kịpnên cô bé
- Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ........................ 
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
Ôn Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,...
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cách thực hiện các phép trừ dạng: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Chia nhẩm thành thạo một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... và vận dụng để giải bài toán có lời văn
*HS yếu làm bài 1, 2, VBT (Trang 80 - 81).
*HS trung bình làm bài 1, 2, 3 VBT(Trang 80- 81).
* HS khá giỏi làm tất cả các bài tập 1, 2, 3, 4VBT(Trang 80 - 81).
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (VBT/67) Đặt tính rồi tính
a)
b) c) 
Bài 2: (VBT/67) 
15- 6 = 9 17-8 =9 18-9 = 9
16-9 =7 17-9 =8 16-8= 8
15-8 = 7 15-7 = 8
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (VBT/80)Tính nhẩm rồi so sánh kết quả
( theo mẫu)
32,1 : 10 và 32,1 0,1
4,9 : 10và 4,9 0,1 
246,8 : 100 và 246,8 0,01
67,5 : 100 và 67,5 0,01
Bài 2: (VBT/81) Tính 
300 + 20 + 0,08 25 + 0,6 + 0,07
= 320 + 0,08 =25,6 + 0,07
= 320,08 =25,67
600 + 30 + 
= 
= 630,06 
Bài 3: (VBT/81)
 Bài giải:
 Số gạo chuyển đến là:
 246,7 24,67(tấn)
 Trong kho có tất cả số kg gạo là:
 246,7 + 24,67 = 271,37(tấn)
 Đổi: 271,37 = 271370 kg
 Đáp số: 271370 kg
Bài 4: Tính (VBT/81)
2242,82 : 100 + 37411,8 : 1000 
= 22,4282 + 37,4118
= 59,84
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
Ôn:Tập làm văn
ÔN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ( BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn 
( từ 3 đến 5 câu) theo nội dung bài tập 1.
- Giáo dục học sinh yêu quý gia đình của mình. 
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động của một người thân hoặc một người em thường gặp.
* HS yếu và HS trung bình tă được bài văn có đủ 3 phần.
* HS khá giỏi làm được một bài văn có đầy đủ ba phần và biết dùng những tư ngữ có hình ảnh để cho bài văn thêm hay và sinh động. 
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( miệng )
- Kể về gia đình em
- BT yêu cầu em kể về gia đình em chứ không phải trả lời câu hỏi 
- GV gọi 1, 2 HS ( khá , giỏi ) kể mẫu trước lớp 
Bài 2: ( viết )
- Dựa vào những điều đã kể ở BT1 .Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về gia đình em. 
Ví dụ
- Gia đình em có 3 người. Bố em là công nhân trong công trường thuỷ điện Bản Chát. Mẹ em làm nông nghiệp. Còn em học ở trường tiểu học số 1 Mường Kim. Hàng ngày chỉ có hai mẹ con em ở nhà. Em rất yêu quý bố mẹ em
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Đề bài
Viết được một đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động của một người thân hoặc một người em thường gặp.
* HS yếu và HS trung bình tă được bài văn có đủ 3 phần.
* HS khá giỏi làm được một bài văn có đầy đủ ba phần và biết dùng những tư ngữ có hình ảnh để cho bài văn thêm hay và sinh động. 
* Mở bài: Giới thiệu người mình định tả.
 * Thân bài:
- Tả hình dáng, mái tóc, nước da, cặp mắt , cái miệng, hàm răng, khuôn mặt, cái mũi...
- Hoạt động nhanh nhẹn.........
- Tính nết cách cư xử , cách ăn nói.......
*Kết bài: Tình cảm của em đối với người mình tả
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TUẦN 3: HÁT MÚA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp HS nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo.
- GD tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện lòng biết ơn thông qua các hoạt động văn nghệ chào mừng 20.11.
- Đánh giá ưu, nhược điểm tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Thời gian: 35 phút.
III. Địa điểm: Ngoài sân trường.
IV. Đối tượng: HS lớp 2 + 5; số lượng 9HS.
V Chuẩn bị:
- Một số bài hát múa ca ngợi thầy cô và mái trường.
VI. Nội dung hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thi hát múa bài hát Những bông hoa Những bài ca. Nhạc và lời Hoàng Long. ( Thời gian 15 phút) 
- Gv cho học sinh ôn lại bài hát Những bông hoa Những bài ca. Nhạc và lời Hoàng Long đã được học.
+ Gv hướng dẫn HS các động tác phụ hoạ theo lời ca – HS quan sát múa theo. 
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ tự ôn lại bài hát và các động tác múa phụ hoạ- Gv quan sát uốn nắn HD thêm.
+ Các Nhóm Thi biểu diễn trước lớp.
- Gv cùng học sinh nhận xét – Biểu dương nhóm hát hay, múa dẻo nhất.
2. Hoạt động 2: HS chơi trò chơi “ Thi kể tên những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường”( Thời gian 10 phút)
- Gv chia nhóm: 3 nhóm
- GV nêu tên trò chơi.
- Nêu luật chơi, cách chơi: Các nhóm thi viết tên các bài hát ca ngợi về thày cô và mái trường vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút, mỗi tên bài hát viết đúng sẽ được 10 điểm, Kết thúc trò chơi nhóm nào được nhiều điểm nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc, nhóm thua cuộc sẽ phải chọn hát và múa biểu diễn trước lớp 1bài trong những bài hát mà nhóm mình vừa tim được.
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá- biểu dương.
- GV nhắc nhở học sinh tích cực thi đua học tập, yêu trường, yêu lớp, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
 3.Hoạt động 3:(10 phút)
Trao đổi đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm hoạt động tuần, nêu phương hướng tuần sau:
 - Gv cho các tổ tự nhận xét về các hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
+ Ưu điểm:
- Các em có ý thức học tập tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Thu, Tâm, Tuyển..
- Lao động vệ sinh lớp học và trường lớp sạch sẽ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tu sửa, làm đẹp quang cảnh trường lớp.
+ Nhược điểm: Nhận thức bài còn chậm: Nên
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Gv nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua.
+ Biểu dương những tổ và cá nhân có thành tích tốt trong học tập và các hoạt động.
\- Nêu phương hướng tuần sau.
+ Duy trì tốt các nề nếp học tập và các hoạt động ngoại khoá lập thành tích chào mừng ngày NGVN.
+ Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được khắc phục và chấm dứt những tồn tại.
+ Lao động Vệ sinh, tu sửa làm đẹp quang cảnh trường lớp.
GV nhận xét tiết học
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn13.doc