Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS

 Đọc trơn toàn bài, đọc thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

 Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ, .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS được bài “Chị em tôi”, nêu ý nghĩa cảu bài.

- Lớp và GV nhận xét, chấm điểm.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- 1 HS khá đọc bài, GV chia đoạn (3 đoạn)

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, GV giúp HS sửa lỗi phát âm, HS tìm và luyện đọc đúng các từ ngữ khó (man mác, mươi mười lăm năm, .); luyện đọc ngắt câu dài (“Trăng ngàn . la / khiến .thu / và . em.//; .)

- HS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa các từ ngữ chú giải cuối bài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài, GV nhận xét chung.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em vào thời điểm nào?

(HS: Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên )

GV: Trung thu là tết của thiếu nhi. Vào đêm trăng trung thu trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ. Đứng gác trong đêm trung thu

+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?

 HS trả lời, GV chốt:Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: trăng ngàn và gió núi bao la trăng soi yêu quý, trăng vằng núi rừng.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
 Đọc trơn toàn bài, đọc thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
 Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
ii. chuẩn bị: Tranh minh hoạ, ...
iII. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS được bài “Chị em tôi”, nêu ý nghĩa cảu bài.
- Lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- 1 HS khá đọc bài, GV chia đoạn (3 đoạn)
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, GV giúp HS sửa lỗi phát âm, HS tìm và luyện đọc đúng các từ ngữ khó (man mác, mươi mười lăm năm, ...); luyện đọc ngắt câu dài (“Trăng ngàn ... la / khiến ...thu / và ... em.//; ...)
- HS đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa các từ ngữ chú giải cuối bài. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài, GV nhận xét chung.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em vào thời điểm nào? 
(HS: Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên )
GV: Trung thu là tết của thiếu nhi. Vào đêm trăng trung thu trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ. Đứng gác trong đêm trung thu 
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
 HS trả lời, GV chốt:Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: trăng ngàn và gió núi bao la trăng soi  yêu quý, trăng vằng  núi rừng.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp nghiên cứu trả lời:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
(HS: Dưới ánh trăng, dòng thác  điện, giữa biển rộng ,,, tàu lớn, ống khói  vui tươi)
+ Vẻ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
(HS: Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên)
- Hỏi HS: 
	+ Cuộc sống hôm nay có gì giống mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
	GV: mơ ước của anh đã trở thành hiện thực, nhiều điều vượt cả mơ ước của anh. GV giới thiệu một số thành tựu kinh tê, khoa học của đất nước.
	+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
c. Hướng dẵn đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, nêu giọng đọc từng đoạn. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
	+ GV đọc mẫu, HS nêu các từ cần nhấn giọng.
	+ HS luyện đọc theo cặp.
	+ Thi đọc diễn cảm, bình chọn người đọc hay nhất. 
C. Củng cố dặn dò 
- HS trả lời: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
	- Cách thực hiện phép cộng, phép trừ.
	- Cách thử lại phép cộng, phép trừ.
	- Tìm thành phần chưa biết và giải toán có liên quan đến cộng, trừ.
II. Chuẩn bị: SGK,...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Chấm VBT vài HS.
 B. Luyện tập: 
Bài 1. - HS đọc và nêu yêu cầu: Thử lại phép cộng.
 a/ - HS quan sát và đọc mẫu, nêu cách thử lại phép cộng. - Vài HS nhắc lại.
 b/ - HS tự làm: Tính rồi thử lại. Gọi 3 HS lên bảng làm.
	 - Nhận xét, chữa.
	* 1 HS nêu cách thử lại phép cộng.
Bài 2. - HS đọc và nêu yêu cầu: Thử lại phép trừ.
 a/ - HS quan sát và đọc mẫu, nêu cách thử lại phép trừ. - Vài HS nhắc lại.
 b/ - HS tự làm: Tính rồi thử lại. Gọi 3 HS lên bảng làm.
	 - Nhận xét, chữa.
	* 1 HS nêu cách thử lại phép trừ.
Bài 3. - HS nêu yêu cầu: Tìm x.
	 - Gọi HS lên bảng làm từng phần, dưới lớp làm vào vở.
 - Chữa bài, nêu cách tìm số hạng, số bị trừ.
Bài 4. HSG - 1 HS đọc bài.
	- Phân tích đề bài.
	- HS trả lời câu hỏi: Núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét?
Bài 5.HSG Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất cso 5 chữ số.
	- Gợi ý: Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào? (99 999)
	 Số bé nhất có 5 chữ số là số nào? (10 000)
	 C. Củng cố, dặn dò: - GV khắc sâu kiến thức. 
 - GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Đạo đức
 tiết kiệm tiền của (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
 1. Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
 2. Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi ... trong sinh hoạt hàng ngày.
 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền của; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. Chuẩn bị: Mỗi HS có 3 tấm thẻ: xanh, đỏ, trắng. 
III. Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra: Phần ghi nhớ bài trước.
 B. Bài mới: * Giới thiệu bài
 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bàn. (Thông tin trang 11)
 - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
 - HS thảo luận: đọc các thông tin và thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Gọi đại diện một số nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, trao đổi. 
 - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
 2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 1)
 - HS đọc, nêu yêu cầu.
 - GV phổ biến cách bày tỏ ý kiến thông qua các tấm bìa: Màu đỏ: tán thành; màu xanh: phản đối; màu trắng: phân vân.
 - GV nêu từng ý kiến trong bài tập 1, HS giơ thẻ màu.
 - GV yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn của mình. Cả lớp trao đổi, thảo luận.	
 - GV kết luận: ý kiến (c),(d) là đúng. ý kiến (a), (b) là sai. 
 3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (Bài tập 2).
 - HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 - HS liệt kê những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- GV kết luận chung. 
 C. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại phần ghi nhớ.
	 - Liên hệ bản thân.
Tiết 4: Lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
I. Mục tiêu
1. HS biết:
- Vì sao có trận Bạch Đằng.
- Kể lại được diễn biến của trận Bạch Đằng.
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
2. Tự hào về lịch sử dân tộc. 
ii. chuẩn bị: Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng, ...
iII. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS: Tường thuật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Làm việc toàn lớp 
- HS nghiên cứu phần chữ nhỏ, làm bài tập sau:
Điền dấu x vào ô những thông tin chính về Ngô Quyền:
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm
Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán
Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua
 - HS nêu ý kiến chọn lựa của mình.
 - 1 HS giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.
 - HS trả lời câu hỏi: Vì sao Ngô Quyền chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán?
3. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
- HS đọc đoạn “Sang đánh  thất bại”, kết hợp lược đồ trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng theo nhóm đôi.
- 1 vài HS lên bảng thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng dựa vào lược đồ.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV trình bày lại diễn biến.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi:
+ Sau khi đánh bại quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? (HS: Ngô Quyền xưng vương )
+ Ngô Quyền xưng vương năm nào? Chon nơi nào làm kinh đô?
+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
 - HS trả lời, GV kết luận về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
 Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
C. Củng cố dặn dò 
- Để tưởng nhơ ông, nhân dân ta đã làm gì?
- HS quan sát hình 2: lăng Ngô Quyền.
- GV nhắc lại nội dung bài học, nhận xét chung giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Âm nhạc (GV chuyên dạy)
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Thể dục
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, theo đúng khẩu lệnh.
 - Trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu HS biết cách chơi, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, tham gia chơi tương đối chủ động, hào hứng.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: 1 còi...
III. hoạt động dạy - học.
 A. Phần mở đầu: (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
 - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh".
 B. Phần cơ bản (20 phút)
 1. Ôn tập đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. (14 phút)
	- Tập toàn lớp 1 lần do GV điều khiển, GV theo dõi và giúp HS sửa sai.
	- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho từng tổ.
	- Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ tập đẹp.
	- Cả lớp tập 1 lần do GV điều khiển để củng cố.
 2. Trò chơi “Kết bạn” (6 phút)
	- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
	- Cho 1 tổ chơi thử.
	- Cả lớp cùng chơi. GV theo dõi, đánh giá.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
	- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
 - Đứng tại chỗ thực hiện động tác thả lỏng.
Tiết 2: Chính tả
Gà Trống và Cáo
I. Mục đích yêu cầu
1. Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài thơ Gà Trống và Cáo.
2. Tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu tr/ch để điền vào chỗ trống.
ii. chuẩn bị: SGK, VBT, ...
iII. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng viết các từ láy có âm s, 1 HS viết các2 từ láy có âm x.
- Lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
B. Dạy bài mới
1. GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS nhớ viết: 
- GV nêu yêu cầu của bài, 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Lớp trả lời câu hỏi: Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
- HS nêu các từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày đoạn thơ.
- HS tập viết một số tiếng, từ khó: quắp, gian dối, ...
- HS gấp viết lại đoạn thơ.
- GV chấm 7-10 bài, HS còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau.
- Nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài 2: (lựa chọn)
- Gv nêu yêu cầu bài tập, chọn bài cho HS: bài 2a
- 1 HS đọc to đoạn văn có các chữ bị bỏ trống.
- HS đọc thầm đoạn văn suy nghĩ làm bài .
- 1 HS lên điền vào bang phụ. Lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng: Thứ tự các chữ: trí – chất – trong – chế – chinh – trụ - chủ
- 1 HS đọc đoạn đã điền, HS nói về nội dung đoạn văn: Ca ngợi con người là tinh hoa của trái đất 
Bài 3:
 ...  sát nhận xét xem tranh minh hoạ cho sự việc nào.
Bài 2:
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”.
- HS nêu sự lựa chọn 1 đoạn nào để hoàn chỉnh, nêu rõ đoạn đó cần bổ sung phần nào, đoạn đó được phát triển từ sự việc nào.
- HS viết vào VBT.
- Lần lượt một số HS đọc bài làm, lớp và GV nhận xét. 
- GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất cho từng đoạn.
C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Khoa học
phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu: HS có thể
 1. Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
 2. Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. 
 3. Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì; xây dựng thái độ đúng đối với ngươì béo phì.
II. Chuẩn bị: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Nêu cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
 B. Bài mới: *Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh béo phì.
 - GV hỏi, HS suy nghĩ và trả lời, GV chốt ý kiến đúng:
	+ Khi nào một bạn nhỏ có thể được xem là béo phì? (cân nặng quá mức, má phúng phính, nhiều mỡ, ... )
	+ Bệnh béo phì có hại gì đối với người bị bệnh? (Khi lao động chóng mệt mỏi; có nguy cơ bị các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, ... )
 - GV kết luận về dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
2. Hoạt động 2. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
 - GV chia nhóm bàn, giao nhiệm vụ các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: 
	+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
	+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
 - HS thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận. 
3. Hoạt động 3. Liên hệ.
 - HS làm việc cá nhân: Cần phải làm gì khi em, bạn em hoặc em em bị béo phì hay có nguy cơ béo phì?
 - HS ghi các biện pháp.
 - Cho một vài HS đọc trước lớp, cả lớp cùng trao đổi.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - GV khái quát kiến thức.
 - Nhắc HS: Thực hiện tốt các biện pháp đã nêu để phòng bệnh béo phì.
Tiết 5: Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Củng cố để HS nắm vững cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
2. Vận dụng thực hành khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
3. Rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. 
ii. chuẩn bị: HS chuẩn bị vải kích thước 20cm x 30cm, kim, chỉ khâu, ...
iII. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra: Vật liệu, dụng cụ của HS
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu tiết học.
 2. Ôn tập:
	- HS nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
	- GV giới thiệu lại:
	+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
	+ Bước 2: Khâu lược
	+ Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
	- 1 HS lên bảng thực hiện thao tác, cả lớp nhận xét.
 3. HS thực hành: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
	- GV lưu ý HS một số điểm cần chú ý khi thực hành, yêu cầu thực hành, thời gian thực hành.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - HS thực hành, GV uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm những HS còn lúng túng.
 4. Đánh giá kết quả học tập của HS: 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải. 
+ Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng. 
+ Các mũi khâu tương đối thẳng và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- HS tự đánh giá các sản phẩm .
- Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. 
C. Nhận xét dặn dò 
- GV nhận xét chung giờ học. 
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2011
 Luyện từ và câu
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. 
ii. chuẩn bị: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, ...
iII. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của mình.
- Lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- 1 HS đọc to bài ca dao, đọc giải nghĩa từ Long Thành. 
- Lớp đọc thầm lại bài ca dao phát hiện những tên riêng không viết đúng và sửa lại trên vở bài tập.
- 2 HS lên bảng ghi lại đúng các tên riêng đó (mỗi HS 1 đoạn). 
- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả viết đúng.
- 1 HS đọc lại tên các phố ở Hà Nội. 
Bài 2: 
 - HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- GV treo bản đồ địa lí, giải thích yêu cầu của bài. 
- Gọi HS 2 nhóm lên thi:
+ Lượt 1: Tìm và ghi nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố. Viết tên đó đúng chính tả.
+ Lượt 2: Tìm và chi nhanh tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và viết lại tên đó.
- Lớp và GV nhận xét kết quả của các nhóm, biểu dương nhóm thắng cuộc.
- HS chữa bài vào vở bài tập: 
Ví dụ: Tỉnh:
- Vùng Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình 
- Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh 
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình
- Vùng bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , QuảngTrị, Thừa Thiên –Huế
- Vùng Nam Trung Bộ :Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, 
- Vùng Tây Nguyên: Đắc Lắc, Đắc Nông, Kon Tum, Gia Lai 
- Vùng Đông Nam Bộ: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu 
Đèo Ngang, đèo Hải Vân , đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục, 
Di tích lịch sử : Thành Cổ Loa, văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Bắc Bó, cây đa Tân Trào 
C. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc thuộc bài thơ ở bài 1, về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán
tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
 - Bước đầu sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Chuẩn bị: SGK, kẻ sẵn bảng như SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Chấm VBT vài HS.
 B.Bài mới: * Giới thiệu bài.
 1. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
 - GV giới thiệu bảng kẻ sẵn(chưa điền số); yêu cầu HS so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b+c).
 - GV nêu lần lượt giá trị của a, b, c; yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức rồi so sánh kết quả.
 - Cho HS nêu nhận xét giá trị 2 biểu thức, nhận biết: (a+b) +c = a + (b+c).
 - HS quan sát hai biểu thức và trả lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể làm thế nào?
- GV giới thiệu: Đó là tính chất kết hợp của phép cộng.
- HS phát biểu tính chất và nêu biểu thức.
- GV lưu ý HS: Có thể tính giá trị a + b + c như sau:
	A + b + c = (a + b) + c = a + ( b + c)
 2. Thực hành.
Bài 1. - 1 HS đọc bài, nêu yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 	- HS làm phần (a), 1 HS lên bảng làm.
	- Nhận xét kết quả, giải thích cách tính từng phần.
	* Củng cố bài: Để tính bằng cách thuận tiện nhất, ta đã sử dụng tính chất gì của phép cộng?
Bài 2. - 1 HS đọc bài - phân tích đề, tóm tắt.
	 - HS tự giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
	 - Chữa bài.
	 - Cho HS nêu cách giải khác.
 C. Củng cố, dặn dò: 
	- HS phát biểu lại tính chất kết hợp của phép cộng.
	- GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện. 
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
3. Yêu thích văn kể chuyện.
ii. chuẩn bị: SGK, ...
iII. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
- Goi 2 HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh giờ trước.
- Lớp và GV nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV đọc và ghi đề bài lên bảng.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề. GV gạch chân dưới các từ quan trọng.
 - HS đọc thầm các gợi ý SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời vắn tắt từng câu hỏi:
	+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em 3 đièu ước?
	+ Em thực hiện từng điều ước như thế nào?
	+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
- HS làm bài kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên thi kể. Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể sáng tạo, hấp dẫn nhất.
- HS viết bài vào vở.
- 1 vài HS đọc bài viết. GV nhận xét chấm điểm.
C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể cho người thân nghe.
Tiết 4: Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Tiết 5: Khoa học
 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
I. Mục tiêu: HS biết:
 1. Kể được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
 2. Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. 
 3. Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì?
 B. Bài mới: *Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - GV hỏi, HS trả lời: 
 + Có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó bạn cảm thấy thế nào?
	+ Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết?
 - GV giảng thêm về triệu chứng của một số bệnh: tiêu chảy, tả, lị.
 - GV kết luận nội dung 1 (như SGV).
2. Hoạt động 2. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - GV chia nhóm đôi, giao nhiệm vụ các nhóm thảo luận: 
	 1/ Quan sát hình trang 30, 31 trả lời:
	+ Nói nội dung từng tranh.
	+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hóa? Tại sao?
	+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa? Tại sao?
 	 2/ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
 - HS thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận. 
3. Hoạt động 3. Vẽ tranh cổ động.
 - GV chia lớp thành 4 đội, cử đội trưởng, nêu chủ đề vẽ tranh.
 - HS các tổ thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Phân công vẽ, viết.
 - Từng đội giới thiệu tranh và trình bày ý tưởng.
 - Đánh giá sản phẩm của các nhóm.
 C. Củng cố, dặn dò: - GV khái quát kiến thức.
 	 - Dặn dò HS.
Ngày 17 tháng 10 năm 2011
BGH ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7(3).doc