Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 17

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 17

Luyện đọc

TÌM NGỌC Ôn Toán.

LUYỆN TẬP CHUNG

- HS Yếu, TB: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.

-HS khá giỏi biết đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.

-Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

- Giáo dục học sinh yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.

 - Củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

 - H/S làm được các bài tập 1, 2, 3.(H/S khá giỏi làm được bài tập 4)

 - Giáo dục H/S có ý thức trong học tập

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
TÌM NGỌC
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích- yêu cầu
- HS Yếu, TB: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.
-HS khá giỏi biết đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
-Hiểu ND: Câu chuyện kể về những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. 
- Giáo dục học sinh yêu quý các con vật nuôi trong gia đình. 
- Củng cố cách thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - H/S làm được các bài tập 1, 2, 3.(H/S khá giỏi làm được bài tập 4)
 - Giáo dục H/S có ý thức trong học tập
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 + HS luyện đọc từng câu- luyện đọc đúng.
 + HS luyện đọc từng đoạn trước lớp tìm hiểu nội dung đoạn đọc.
?Do đâu chàng trai có viên ngọc quý ?
- Chàng cứu con rắn nước, con rắn ấy là con của Long Vương nên Long Vương tặng chàng viên ngọc quý .
? Ai đánh tráo viên ngọc ?
- Một người thợ kim hoàn đánh tráo viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý hiếm. 
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Các con vật lần lượt tìm lại viên ngọc bằng cách nào?
- Mèo bắt một con Chuột đi tìm ngọc. Con chuột tìm được ngọc .
- Mèo và Chó rình bên bờ sông thấy có người đánh được con cá lớn, mổ ruột ra có viên ngọc Mèo nhảy tới ngoạm chạy .
- Mèo nằm phơi bụng vờ chết quạ sà xuống toan rỉa thịt, Mèo nhảy xổ lên vồ. Quạ van xin trả lại ngọc .
?Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Chó và Mèo là những vật nuôi trong nhà rất thông minh, tình nghĩa. Chúng thực sự là bạn của con người 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
 Bài 1 Trang 99- VBT
* Đặt tính rồi tính:
 17,5,5 3,9 0,60,3 0,09 
 1 9 5 4,5 6 3 6,7
 0 0 
0,30,68 0,26 * 98,15,6 4,63
 46 1,18 5 55 21,2 
 208 926 
 0 0
 Bài 2 Trang 99- VBT
Tính
( 75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 x 2 
= 53,9 : 4 + 22,82 x 2 
 = 13,475 + 45,64
 = 59,115
21,56 : (75,6 – 65,8) – 0,354 : 2
 = 21,56 : 9,8 – 0,354 : 2
 = 2,2 - 0,177 
 = 2,023 
Bài tập 2 (VBT -101): Tìm 
a) x 1,2 - 3,45 = 4,68 
 x 1,2 = 4,68 + 3,45 
 x 1,2 = 8,13
 x = 8,13 : 1,2
 x = 6,77
Bài tập 3 (VBT -101)
Bài giải
Số gạo bán trong buổi sáng là:
 500 : 100 45 = 225 (kg)
Số gạo còn lại là:
 500 – 225 = 275 (kg)
Số gạo bán trong buổi chiều là:
 275 : 100 80 = 220 (kg)
Cả hai lần số gạo bán được là:
 225 + 220 = 445 (kg)
 Đáp số : 445 kg
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$17: CHỮ HOA Ô, Ơ
Khoa hoc.
$ 33: ÔN TẬP 
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng 2 chữ hoa Ô, Ơ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ Ô hoặc Ơ), chữ và câu ứng dụng : Ơn (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần).
- Rèn kỹ năng viết chữ.
- Giáo dục học sinh sống có tình nghĩa sâu nặng với nhau. 
Ôn tập các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng tránh bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ Ô , Ơ hoa trên khung chữ.
- Bảng phụ hoặc giấy khổ to viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li
- Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết BC +BL
O; Ong bay bướm lượn 
 -GV nhận xét cho điểm B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- HD học sinh quan sát và nhận xét chữ 
- GV treo chữ mẫu Ô, Ơ .
- Các chữ hoa Ô , Ơ giống như chữ hoa O chỉ viết thêm dấu phụ 
Cách viết : Chữ Ô viết như chữ O sau đó viết thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK7 .
- Chữ Ơ viết như chữ O sau đó viết thêm râu vào bên phải chữ.
- GV viết mẫu: Vừa viết vừa nêu cách viết 
 Ô Ô O O
- HD học sinh viết bảng con :
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh
3. HD viết cụm từ ứng dụng:
- GV viết cụm từ ứng dụng 
- GV giải nghiã cụm từ : Sống có tình nghĩa sâu nặng với nhau 
+ HD học sinh quan sát và nhận xét:
? Những chữ nào có độ cao 2,5 li?
- K, H
? Chữ t cao mấy li?
- 1,5 li
?Chữ cao 1,25 li là chữ nào?
- chữ s
?Chữ còn lại cao một li là những chữ nào?
-ê,v,a,i;c,n.
? Nêu cách đặt dấu thanh:
- Dấu huyền đặt trên chữ ê
- Dấu sắc đặt trên chữ a.
- Nối nét cuối của chữ k nối sang chữ ê
- GV hướng dẫn học sinh cách viết- viết mẫu trên bảng.
Ơn sâu nghĩa nặng
+ HD học sinh viết chữ ơn vào bảng con
- GV uốn nắn sửa sai cho học sinh
+ HD học sinh viết vào vở tập viết
- GV theo dõi uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh
5. GV chấm và chữa bài.
- Giáo viên chấm 3 bài nhận xét .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tơ sợi tự nhiên khác tơ sợi nhân tạo như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:- Ghi bảng
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính.
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
*Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập, cho HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Mời một số HS trình bày. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
b. Hoạt động 2: Thực hành
*Mục tiêu:
Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
*Cách tiến hành:
a. Bài tập 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Nêu tính chất, công dụng của tre, sắt, các hợp kim của sắt.
+ Nhóm 2: Nêu tính chất, công dụng của đồng, đá vôi, tơ sợi.
+ Nhóm 3: Nêu tính chất, công dụng của nhôm ; gạch, ngói ; chất dẻo.
+ Nhóm 4: Nêu tính chất, công dụng của mây, song ; xi măng ; cao su.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo sự phân công của GV. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
b. Bài tập 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
Đáp án: 2.1 – c ; 2.2 – a ; 2.3 – c ;
 2.4 – a 
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ”
*Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”
*Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn luật chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi. Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc.
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
Luyện đọc
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cho hs cách vân dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
* HS yếu, trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn, Trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK)
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn 
* Hs khá giỏi biết đọc diễn cảm toàn bài và (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: ( 86/ VBT) Tính nhẩm 
- Dựa vào bảng cộng, bảng trừ để nhẩm kết quả.
 8 + 9 = 17 5 + 7 = 12 9 + 8 = 17 7 + 5 = 12
17 - 8 = 9 12 - 5 = 7
17 - 9 = 8 12 - 7 = 5
- Em có nhận xét gì về 2 phép tính 
 8 + 9 và 9 + 8
Bài 2: ( 86/ VBT)
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
Bài 3: ( 86/ VBT) - Viết số vào ô trống.
 +1 +5
9 10 15
 +4 +1
6 10 11
Bài 4: ( 86/ VBT)
 Tóm tắt 
Lan : 34 que tính 
Hoa nhiều hơn Lan : 18 que tính 
Hoa : . . . que tính?
Bài giải
Hoa vót được số que tính là:
 + 18 = 5 2 ( cây )
 Đáp số : 52 cây
Bài 5: ( 86/ VBT) Điền số vào ô trống 
+ 0 = 0
 0 - 0 = 0
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu, trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn, Trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK)
* Hs khá giỏi biết đọc diễn cảm toàn bài và (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
?Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
-Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ rừng già về thôn
? Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
- Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước ; không làm nương nên không còn hịên tượng phá rừng làm nương 
 ? Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
 - Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu
? Nêu Nd bài?
*Nội dung: Bài văn ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ ,dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ... he giảng, còn quên đồ dùng học tập.................
.
c. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì tốt các nề nếp của lớp.
- Tích cực học tập đạt hiệu quả.
- Chuẩn bị thi hết học kỳ 1.
- Khắc phục tồn tại trong tuần.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán 
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ( Tiết 3)
Kĩ thuật
 $ 17: THỨC ĂN NUÔI GÀ
I. Mục đích- yêu cầu
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
- Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có) 
II. Đ Dùng 
- Bảng nhóm .
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà và tranh ảnh minh hoạ một số thức ăn ,
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá học tập.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh đọc thuộc bảng cộng bảng trừ. 
B. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
b. GV hướng dẫn học sinh làm bài 
Bài 1: ( 84) * Tính nhẩm
5 + 9 = 14 9 + 5 = 14 8 + 6 = 14 6 + 8 = 14
14 - 7 = 7 12 - 6 = 6
16 - 8 = 8 18 - 9 = 9
- Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính 5 + 9 và 9 + 5 
-Khi ta đổi chỗ các số hạng thì kết quả không thay đổi.
Bài 2: ( 84) Đặt tính rồi tính 
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 
Bài 3: ( 84) Tìm x :
- x là thành phần gì trong phép tính
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?
- Muốn tìm SBT ta làm ntn?
x + 16 = 20 x - 28 = 14
x = 20 - 16 x = 14 + 28
x = 4 x = 42
- GV và HS chữa bài 
Bài 4: ( 84)
- Nêu yêu cầu của bài
- Nêu dạng toán, nêu tóm tắt, cách giải.
 Tóm tắt
Anh :50kg
Em nhẹ hơn :16 kg
Em :kg ?
Bài giải
Em cân nặng số kg là :
- 16 = 34 ( kg )
Đáp số : 34 kg
Bài 5: ( 84) Khoanh vào chữ đặt
 trước kết quả đúng 
- Có 4 hình tứ giác
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
b. Hoạt động 1: .Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
-GV h/d học sinh đọc mục 1 .Trong SGKvà hỏi .
? Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại ? sinh trưởng và phát triển?
+ Động vật cần những yếu tố như Nước,không khí, ánh sáng , và các chất dinh dưỡng.
? Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy ở đâu ?
+ Từ nhiều loại thức ăn khác nhau .
* Gv giải thích tác dụng của thức ăn theo nội dung SGK.
* Gv kết luận hoạt động 1. 
+ Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng , duy trì và phát triển cơ thể của gà . Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. 
c. Hoạt động 2: . Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà .
- ? Kể tên các loại thức ăn nuôi gà mà em biết ?
+ Thóc ,ngô ,tấm, gạo ,khoai ,sắn, rau sanh , cào cào , châu chấu , ốc, tép bột đỗ tương ,vừng , bột khoáng. 
- Cho HS nhắc lại tên các nhóm thức ăn đó .
d.Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.
- GV cho HS đọc nội dung mục 2 trong SGK .
GV hỏi :
+ Thức ăn của Gà được chia làm mấy loại?
? Em hãy kể tên các loại thức ăn đó?
* Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm :
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đường bột 
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm .
+ Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng.
+ Nhóm thức ăn cung cấp vi – ta min + Nhóm thức ăn tổng hợp .
- GV nhận xét và tóm tắt.
* Trong các nhóm thức ăn nêu trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường là cần và phải cho ăn thường xuyên , ăn nhiều.
-Gv phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu.
- GV cho HS thảo luận ,
- Yêu cầu các nhóm trình bày .
- GV cho HS khác nhận xét và bổ sung.
* GV tóm tắt giải thích minh hoạ tác dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường .
- Gv nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm để trình bày trong tiết 2.
e. Hoạt động 4: Kết luận 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV Củng cố dặn dò:
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn đọc
 THỜI GIAN BIỂU 
 Ôn Toán
I. Mục đích- yêu cầu
- HS yếu, TB : Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột, dòng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS khá giỏi đọc lưu loát thời gian biểu, trả lời được câu hỏi 3. Hiểu được tác dụng của thời gian biểu. 
- Giáo dục học sinh biết học tập, làm việc theo thời gian biểu.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc từng câu, từng đoạn và trả lời câu hỏi.
? Đây là lịch làm việc của ai ?
-Lịch làm việc của bạn Ngô 
Phương Thảo học sinh lớp 2A 
trường Tiểu học Hoà Bình.
? Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hàng ngày.
? Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để làm gì ?
- Để bạn nhớ việc và làm các việc một cách thong thả , tuần tự, hợp lí. 
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường ?
7 giờ đến 11 giờ: Đi học 
Thứ bảy : Học vẽ 
Chủ nhật : Đến bà 
? Lập thời gian biểu để làm gì 
-Thời gian biểu giúp ta sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, có kế hoạch làm cho công việc đạt kết quả.
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn: Luyện từ và câu
TỪ VỀ VẬT NUÔI – CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
Ôn đọc.
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT1); biết đặt cau với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2.
- Củng cố nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3).
- Giáo dục học sinh yêu quý vật nuôi trong gia đình.
* HS yếu và HS trung bình Đọc rành mạch,lưu loát, bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn, trả lời được cxâu hỏi 1,2,3; * HS khá, giỏi, biết đọc diễn cảm bài văn và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS ý thức chống mê tín dị đoan... 
II. Đ Dùng 
- Vở BT Tiếng Việt.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Tìm những từ chỉ đặc điểm.
+ Đặc điểm về tính tình của người ?
+ Đặc điểm về màu sắc của một vật ?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD làm bài tập
Bài 1/ 66- VBT:
- Giáo viên hướng dẫn : Các em cần tìm những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược với nghĩa của từ đã cho. 
tốt - xấu nhanh - chậm 
ngoan - hư trắng - đen 
cao - thấp khỏe - yếu 
Bài 2/ 66- VBT: 
- Em hãy chọn một cặp từ trái nghĩa đặt câu với từ đó 
VD: Hùng bước nhanh thoăn thoắt./ Con sên bò rất chậm.
Bài 3/ 66- VBT ( viết )
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập : 
- Các con vật trong tranh đều là các vật nuôi trong nhà .
- Học sinh quan sát tranh minh họa viết tên từng con vật theo số thứ tự vào phiếu . 
1. Gà trống 6. Dê
2. Vịt 7. Cừu 
3. Ngan ( vịt xiêm ) 8 . Thỏ 
4. Ngỗng 9. Bò 
5. Bồ câu 10. Trâu
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng: 
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
? Cụ Ún làm nghề gì?
- Cụ ún làm nghề thầy cúng
- Cho HS đọc đoạn 2:
? Khi mắc bệnh, cụ ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
- Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
? Vì sao bị sỏi thận mà cụ ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
- Vì cụ sợ mổ, lại không tin vào bác sĩ người kinh bắt được con ma người Thái.
? Nhờ đâu cụ ún khỏi bệnh?
- Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ.
* HS khá giỏi đọc diễn cảm bài văn và trả lời câu hỏi: 
?Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?
- Cụ đã hiểu thầy cúng không thể chữa khỏi bênh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới 
? Nêu ND bài?
-ND: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn17.doc