Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 18

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 18

Luyện đọc

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I Ôn Toán.

DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài, trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. --HS khá giỏi: Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở HKI ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của cả bài; .Thuộc khoảng 2 đoạn thơ đã học.

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

 - Củng cố cho học sinh: Diện tích hình tam giác.

- HS làm bài 1. HS khá, giỏi làm bài tập 2.

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
 Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
Ôn Toán.
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục đích- yêu cầu
- HS Yếu, TB: biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài, trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc. --HS khá giỏi: Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở HKI ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của cả bài; .Thuộc khoảng 2 đoạn thơ đã học.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
- Củng cố cho học sinh: Diện tích hình tam giác.
- HS làm bài 1. HS khá, giỏi làm bài tập 2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài 1/105- VBT Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Muốn tính diện tích hình tam giác Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2.
Bài 2/105- VBT Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
a. Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 7cm và chiều cao 4cm là: 14 cm2
b. Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 15m và chiều cao 9m là: 67,5 cm2
c. Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 3,7dm và chiều cao 4,3dm là: 7,955 dm2
Bài 2/106- VBT 
Diện tích hình tam giác EDC là:
 13,5 x 10,2: 2 = 68,85 m2
Đáp số: 68,85 m2
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
Khoa học
 $ 35:SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. Mục đích- yêu cầu
- Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở HKI ( phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã đọc.Thuộc khoảng 2 đoạn thơ đã học.
- Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác ( BT2).
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV cho HS bốc thăm tên bài tập đọc.
- HS nên bảng bốc thăm
- HS đọc bài.
- GV nêu 1 vài câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét- ghi điểm
3. Tự giới thiệu ( miệng )
- 1-3 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh khá tự giới thiệu về mình.
- HS lần lượt thi tự giới thiệu về mình trước lớp.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
Luyện đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
* HS yếu và HS trung bình: Đọc lưu loát, rành mạch 1 bài Tập đọc trong chương trình đã học, phát âm đúng các từ khó trong bài; Trả lời được câu hỏi theo ND đoạn, bài đọc
* HS khá giỏi: Đọc trôi chảy, lưu loát, rành mạch bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng / phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
II. Đ Dùng 
- Vở bài tập Toán.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
Bài 1: ( VBT/ 92)
 Tóm tắt
Buổi sáng : 48 l.
Chiều nhiều hơn: 9 l.
Buổi chiều : .... l?
Bài giải
Buổi chiều bán được số lít dầu là:
48 + 9 = 57 lít
Đáp số : 57 lít
Bài 2: ( VBT/ 92)
 Tóm tắt
Bình :30 kg
An ít hơn Bình: 4 kg 
An :.. kg ?
Bài gải
An cân nặng số ki- lô- gam là:
 30 – 4 = 26 (kg )
Đáp số : 26 kg
Bài 3: ( VBT/ 92)
 Tóm tắt
Mỹ hái :24 bông hoa
Hoa hái :18 bông hoa. 
Cả hai bạn: ... bông hoa?
Bài giải
 Cả hai bạn có số bông hoa là:
 24 + 18 = 42 ( bông )
Đáp số : 42 bông hoa 
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	 Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Chấm thi cuối học kì I
 Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
 Làm điểm cuối học kì I
 Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
 Làm điểm cuối học kì I
 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
 Sơ kết tổ học kì I
 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
 Làm học bạ học kì I
 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
 Làm học bạ học kì I
 Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011
 Họp Hội Đồng- sơ kết nội bộ
 Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
 Sơ kết học kì I 
 Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
 Nghỉ bù tết dương lịch
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán 
NGÀY, THÁNG
Kĩ thuật
$16: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cách đọc tên các ngày trong tháng 
- HS yếu: Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- HS khá giỏi: Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày , tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ. 
 * HS cần phải :
- Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc ở địa phương ( nếu có)
- Có ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng gà.
II. Đ Dùng 
- Vở bài tập Toán
- Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn .
Bài 1: (VBT/ 82) Đọc viết (theo mẫu)
-GV hướng dẫn học sinh cách viết 
Đọc
 Viết
Ngày bảy tháng mười một
Ngày 7 tháng 11
Ngày hai mươi tháng mười một
Ngày 20 tháng 11
Ngày mười lăm tháng mười một
Ngày 15 tháng 11
Ngày mười một tháng mười một
Ngày 11 tháng 11
Bài 2: (VBT/ 82)
a. Viết tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12. 
b. Xem tờ lịch rồi cho biết 
? Ngày 1/ 12 là thứ mấy?
- Ngày thứ hai 
? Trong tháng 12 có mấy ngày chủ
 nhật ?
- Tháng 12 có 4 ngày chủ nhật (ngày 7 , 14 , 21 , 28 )
?Tuần này, thứ bảy là ngày 13 tháng 12. Tuần sau, thứ bảy là ngày nào? Tuần trước thứ bảy là ngày nào? 
- Tuần này, thứ bảy là ngày 13 tháng 12. Tuần sau, thứ bảy là ngày 20 Tuần trước thứ bảy là ngày 6.
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ích lợi của việc nuôi gà?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- Ghi bảng
2/ Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
? Kể tên các giống gà mà em biết? 
-Gà ri ,gà Đông Cảo,gà Tam Hoàng 
- GV kết luận : Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta.Có những giống gà : gà nội ,gà nhập ngoại ,gà lai.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
-GV chi nhóm cho HS thảo luận 
?Nêu đặc điểm của giống gà được nuôi nhiều ở địa phương em?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
+ Gà ri
Thân hình ngắn, chân thấp màu vàng
Thịt chắc ,thơm ,ngon ,đẻ nhiều trứng,chăm chỉ kiếm ăn
+Gà ác
Thân hình nhỏ ,lông trắng xù như bông chân có 5 ngón và có lông.
Thịt và xương màu đen thơm ngon ,bổ
+Gà lơ - go 
Thân hình dài,lông màu trắng,chân cao màu vàng.
Có khả năng đẻ nhiều trứng.
+ Gà Tam hoàng
Thân hình ngắn,lông màu vàng rơm,chân và da màu vàng.
Chóng lớn đẻ nhiều trứng.
-Gv nhân xét kết luận
4/ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho Hs trả lời các câu hỏi cuối bài
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
IV Củng cố dặn dò:
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn đọc
 THỜI GIAN BIỂU 
 Ôn Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục đích- yêu cầu
- HS yếu, TB : Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cột, dòng.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS khá giỏi đọc lưu loát thời gian biểu, trả lời được câu hỏi 3. Hiểu được tác dụng của thời gian biểu. 
- Giáo dục học sinh biết học tập, làm việc theo thời gian biểu.
Giúp HS: 
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
-Vận dụng giải bài toán đơn giản về nội dung tính một số phần trăm của một số.
II. Đ Dùng 
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
-  ... ích cực làm bài tập.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ O trong khung. Bảng phụ viết mẫu cỡ nhỏ câu ứng dụng
 Ong bay bướm lượn
-VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần viết ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD viết chữ hoa
* chữ hoa N
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
 Ong bay bướm lượn
? Nêu cấu tạo,cách viết câu ứng dụng.
4. HDHS viết vào vở tập viết
1 dòng chữ N cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ 
1 dòng chữ Ong cỡ vừa và một dòng cỡ nhỏ
2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ Ong bay bướm lượn
5. Chấm chữa bài: 
GV chấm 3 bài rồi nhận xét
- GV NX giờ học, về nhà luyện viết trong vở .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Xếp các từ ngữ dưới đây vào chỗ trống thích hợp trong bảng nêu ở dưới.
a) nhân hậu, nhân từ, độc ác, bạc ác, nhân ái, nhân đức, nhân nghĩa, nhân văn, tàn nhẫn, tàn bạo, phúc hậu, phúc đức, bất nhân, bạo tàn, hung hãn, thương người như thể thương thân.
b) trung thực, trung hậu, thành thực, dối trá, gian dối, thành thật, thành tâm, thật thà, chân thật, thẳng thắn, lừa đảo, lừa thầy phản bạn, lừa lọc, cây ngay không sợ chết đứng.
c) dũng cảm, anh dũng, gan dạ, anh hùng, can đảm, gan góc, hèn nhát, nhút nhát, nhát gan, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược, vào sinh ra tử.
Từ trung tâm
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
 nhân hậu 
 trung thực 
 dũng cảm 
Bài 2 : Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các từ ngữ sau:
 - Ở .... gặp lành.
- Thương .... như thể thương thân.
- Cây ... không sợ chết đứng.
- Tốt .... hơn tốt nước sơn.
- Tốt ... hơn lành áo.
- Đói cho ... , rách cho thơm.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ........................ 
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Đ/C Hoàng Văn Bình dạy
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
Ôn Toán
 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ
 PHẦN TRĂM
I. Mục đích- yêu cầu
-Củng cố cho HS cách vận dụng bảng trừ đã học để tính nhẩm.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Biết giải toán với các số có kèm đơn vị cm.
- Biết viết số thập phân thành tỉ số phần trăm, tính tỉ số phần trăm của hai số, giả toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm
* HS yếu làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 91)
* HS trung bình làm được bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 91)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2, 3, 4 (VBT trang 91 + 92)
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( VBT/ 77)
-Giáo viên quan sát, giúp đỡ HS.
18 - 9 = 9 15 – 6 = 9 
 11 - 7 = 4 15 - 7 = 8 
 17 - 9 = 8 15 – 8 = 7 
 12 - 8 = 4 13 - 9 = 4
16 - 9 = 7 
Bài2: ( VBT/ 77)
- Tìm x
a. x +18 = 50 
 x = 50 - 18 
 x = 32 
x - 35 = 25 
 x = 25 + 35
 x = 60
 60 - x = 27 
 x = 60 - 27
 x = 33
 Bài 3: ( VBT/ 77) 
- Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán 
- 1 em đọc đề toán 
Tóm tắt
Chị cao : 15 dm
Em thấp hơn chị : 6 dm
Em cao : dm ?
Bài giải
Chiều cao của em là :
15 - 6 = 9( dm )
 Đáp số : 48 dm
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: (Tr. 91). Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu):
a. 0,37 = 37%; b. 0,2324 = 23,24%
c. 1,282 = 128,2%
Bài 2: (Tr. 91). Tính tỉ số phần trăm của hai số:
a. 8 và 40
 8 : 40 = 0,2; 0,2 100 = 20%
b. 40 v à 8
40 : 8 = 5 ; 5 100 = 500%
c. 9,25 và 25
9,25 : 25 = 0,37; 0,37 100 = 37%
Bài 3: (Tr. 91). Tính tỉ số phần trăm của hai số (theo mẫu):
 Giải: 
a.17 và 18 
17 : 18 = 0,9444... = 94,44%
b. 62 và 17
62 : 17 = 3,6470= 364,70%
c. 16 và 24
16 : 24 = 0,6666= 66,66%
Bài 4: (Tr. 92). Toán có lời văn
 Giải: 
Tỉ số phần trăm giữa số học sinh thích tập bơi so với học sinh cả lớp 5B là: 
24 : 32 = 75%
 Đáp số: 75%
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
CHIA VUI - KỂ VỀ 
ANH CHỊ EM
Ôn:Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp ( BT1, BT2).
- Viết đợc đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em ( BT3).
- Giáo dục học sinh tình cảm đẹp đẽ giữa anh, chị, em trong gia đình.
- HS thực hành viết được 1 bài văn tả 1 em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
* HS yếu và HS trung bình viết được bài văn tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi có đủ ba phần.
* HS khá giỏi viết được bài văn tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi có đủ ba phần trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Giáo viên nhắc học sinh nói lời chia vui 1 cách tự nhiên thể hiện thái độ vui mừng 
+ Em chúc mừng chị . Chúc chị sang năm đạt giải nhất 
Bài 2:
-GV nêu yêu cầu giải thích : Em cần nói lời của em chúc mừng chị Liên ( không nhắc lại lời của bạn Nam )
- Chúc mừng chị đạt giải nhất 
- Chúc chị sang năm sẽ đạt giải cao hơn .
- Chị ơi! Chị giỏi quá! Em rất tự hào về chị. Em mong chị năm tới sẽ đạt thành tích cao hơn. 
Bài 3: 
- Viết 3 - 4 câu kể về anh chị em của em.
* Em giới thiệu tên người ấy , những đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
- HS viết bài theo nhóm đối tượng.
1. Mở bài: Giới thiệu ffược em bé diịnh tả là em bé nào? Con nhà ai?
2. Thân bài:
a. tả hình dáng: (khuôn mặt, răng, tóc,
b. Tả tính tình; (thông qua cử chỉ, hành động tập nói, tập đi)
3. Kết luận: nêu nhận xét của bản thân vè em bé vừa tả.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TUẦN 4: HÁT NHỮNG BÀI HÁT VỀ THÀY CÔ. TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp học sinh củng cố những hiểu biết của mình về chủ đề “ Tôn sư trọng đạo” Giúp HS nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo.
- GD tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện lòng biết ơn thông qua các hoạt động văn nghệ chào mừng 20.11.
- Đánh giá ưu, nhược điểm tuần qua, đề ra phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Thời gian: 35 phút.
III. Địa điểm: Ngoài sân trường.
IV. Đối tượng: HS lớp 2+ 5; số lượng cả lớp.
V. Chuẩn bị: Một số bài hát múa ca ngợi thầy cô.
VI. Nội dung hoạt động:
1. Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “ Thi kể tên những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường”( Thời gian 10 phút)
- Gv chia nhóm: 2 nhóm
- GV nêu tên trò chơi.
- Nêu luật chơi, cách chơi: Các nhóm thi viết tên các bài hát ca ngợi về thày cô và mái trường vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút, mỗi tên bài hát viết đúng sẽ được 10 điểm, Kết thúc trò chơi nhóm nào được nhiều điểm nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc, nhóm thua cuộc sẽ phải chọn hát và múa biểu diễn trước lớp 1bài trong những bài hát mà nhóm mình vừa tim được. 
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá- biểu dương.
2. Hoạt động 2: HS thi hát những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường”- Tổng kết chủ đề( Thời gian 15 phút)
a. HS thi hát những bài hát ca ngợi về thầy cô và mái trường
- GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội sẽ lựa chọn 1 bài hát trong số những bài hát vừa nêu ở trò chơi trong hoạt động 1sau đó thảo luận sáng tác các động tác múa phụ hoạ theo lời ca để biểu diễn trước lớp.
- Đội chơi nào sáng tác và biểu diễn các động tác phụ hoạ hay, hợp với lời ca, biểu diễn tự nhiên đội đó sẽ thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi- nhận xét biểu dương đội thắng cuộc.
b. Tổng kết chủ đề
* Tháng vừa qua chúng ta tổ chức HĐNGLL theo chủ đề gì? ( Chủ đề Tôn sư trọng đạo”)
? Em đã làm gi để tỏ lòng biết ơn công lao của các thaỳ cô giáo đã dạy dỗ mình ? ( Học tập tốt...)
* GV Hướng dẫn học sinh tổng kết chủ đề: 
+ Ưu điểm:- Học sinh thực hiện tốt các hoạt động của chủ đề...
+ Nhược điểm: Một số ít em chưa tích cực trong hopạt động.
+ Bình xét Biểu dương cá nhân, tổ lập nhiều thành tích xuất sắc trong tháng: Thu, Tâm, Trang..
- GV nhắc nhở học sinh tích cực thi đua học tập, yêu trường, yêu lớp, thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh.
3. Hoạt động 3: Nhận xét cuối tuần, nêu phương hướng tuần sau. ( Thời gian 10 phút)
- Gv cho các tổ tự nhận xét về các hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
+ Ưu điểm: - học sinh đi học đều, đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Thu, Tâm, Trang Tuyển.
+ Nhược điểm:- Nhận Thức còn chậm: Nên; Chữ viết còn xấu Chiển
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Gv nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua.
+ Biểu dương những tổ và cá nhân có thành tích tốt trong học tập và các hoạt động.
- Nêu phương hướng tuần sau.
+ Duy trì tốt các nề nếp học tập và các hoạt động ngoại khoá .
+ Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được khắc phục và chấm dứt những tồn tại.
+ Lao động Vệ sinh, tu sửa làm đẹp quang cảnh trường lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn18.doc