Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 23

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 23

Luyện đọc

BÁC SỸ SÓI

 Ôn Toán.

XĂNG – TI – MÉT KHỐI.

ĐỀ - XI – MÉT KHỐI

- HS yếu, trung bình: Đọc trôi chảy từng đoạn , toàn bài . Nghỉ hơi đúng chỗ. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài.

- Hiểu ND: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại - Củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối,xăng-ti-mét khối

- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa m3, dm3 và cm3.

- Biết giải một số BT có liên quan đến các đơn vị đo mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Tiết 1:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
BÁC SỸ SÓI
Ôn Toán.
XĂNG – TI – MÉT KHỐI.
ĐỀ - XI – MÉT KHỐI
I. Mục đích- yêu cầu
- HS yếu, trung bình: Đọc trôi chảy từng đoạn , toàn bài . Nghỉ hơi đúng chỗ. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài.
- Hiểu ND: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại 
- Củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối,xăng-ti-mét khối
- Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa m3, dm3 và cm3.
- Biết giải một số BT có liên quan đến các đơn vị đo mét khối, xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
II. Đ Dùng 
VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
* HS Yếu, trung bình đọc câu , đoạn và trả lời câu hỏi.
 ? Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?
+ Nó thèm nhỏ rãi
? Sói làm gì để lừa Ngựa ?
+ Nó giả làm bác sỹ khám bệnh cho Ngựa
?Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ? 
 + Biết mưu Sói, Ngựa nói là mình bị đau ở chân sau nhờ sói làm ơn xem giúp 
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá?
+ Sói tưởng đánh lừa được Ngựa , mon men lại phía sau Ngựa , lựa miếng đớp vào đùi Ngựa . Ngựa thấy sói cúi đầu đúng tầm liền tung vó đá ...
? Nêu ND của câu chuyện?
-ND: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại 
A.Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là mét khối?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài ôn
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2.Luyện tập:
Bài tập 1 (VBT - 31) 
a. Năm trăm linh tám đề -xi mét khối
- Mười bảy phẩy không hai đề -xi mét khối
- Ba phần tám xăng -ti mét khối
b. 252 cm3; 5008dm3 
 8,320 cm3 ; cm3
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (VBT - 32) 
Kết quả:
 1 dm3 = 1000 cm3 
 215 dm3 =215000 cm3
 4,5 dm3 = 4500 cm3 
 dm3 = 800 cm3
b) 5000cm3 = 5dm3
 940000dm3 = 940dm3
 372 000 cm3 = 372 dm3 
 2100 cm3 = 2,1 dm3 
Bài tập 3 (VBT - 34) 
Điền dấu >; < =
2020 cm3 = 2,02 dm3 
2020cm3 < 2,2 dm3 
2020cm3 > 0,202 dm3 
2020cm3 < 20,2 dm3 
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nêu lại ND bài
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 23: CHỮ HOA T
Khoa học
$45: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa T ( 1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Thẳng
( 1 dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Thẳng như ruột ngựa (3lần).
 Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện...
II. Đ Dùng 
 - Mẫu chữ T đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li 
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng viết chữ S hoa và cụm từ Sáo tắm thì mưa. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn viết chữ hoa 
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
- Giáo viên đính chữ mẫu lên bảng 
?Nêu độ cao của chữ T
- HD cách viết chữ T:
Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5 viết nét cong trái nhỏ dừng bút trên đường kẻ 6
Nét 2 : từ điểm dừng bút của nét 1 viết nét lượn ngang từ trái sang phải dừng bút trên đường kẻ 6
Nét 3 :Từ điểm dừng bút của nét 2 viết tiếp nét cong trái to , nét này cắt nét lượn ngang tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới phần cuối nét uốn cong vào trong dừng bút trên đường kẻ 2 
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa HD cách viết.
 T T T
- Hướng dẫn viết trên bảng con 
- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
+ GV đưa cụm từ mẫu- HS đọc
? Em hiểu nghĩa của cụm từ : Thẳng như ruột ngựa như thế nào ?
?Nêu cấu tạo từ, độ cao của các chữ trong cụm từ 
?Những chữ nào có độ cao 2,5 li 
-chữ T, h , g 
?Chữ cao 1,5 li là chữ nào ?
- chữ t
?Các chữ còn lại có độ cao như thế nào ?
- chữ r cao 1,25 li các chữ còn lại cao 1 li 
?Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ 
dấu hỏi đặt trên chữ ă, dấu nặng đặt dưới các chữ ô và a. 
?Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng được viết như thế nào ?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết chữ o
-Giáo viên viết mẫu cụm từ ứng dụng vừa viết vừa HD.
Thẳng như ruột ngựa
- Hướng dẫn học sinh viết chữ thẳng vào bảng con.
- Nhận xét- sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết 
- Giáo viên nêu yêu cầu viết, hướng dẫn học sinh viết bài vào vở.
- Theo dõi - uốn nắn 
4.Chấm chữa bài :
- Giáo viên chấm 3 bài, nhận xét 
A.Kiểm tra bài cũ: 
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? 
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được:
- Một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Một số loại nguồn điện phổ biến.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS cả lớp thảo luận:
? Kể tên1số đồ dùng điện mà bạn biết?
+ Nồi cơm điện, ấm điện, quạt điện
? Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
+ Năng lượng điện do pin, do nhà máy điện, cung cấp.
-GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được một số ứng dụng của dòng điện (đốt nóng, thắp sáng, chạy máy) và tìm được ví dụ về các máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
- Quan sát các vật hay tranh ảnh những đồ dùng máy móc, động cơ điện đã sưu tầm được:
? Kể tên của chúng?
- Quạt điện, ti vi, bóng điện, nồi điện
? Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng?
- Do nhà máy điện cung cấp
? Nêu tác dụng của nguồn điện trong các đồ dùng máy móc đó? 
- Nguồn điện giúp cho các thiết bị sử dụng điện hoạt động được.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Chúng ta cần sử dụng như thế nào để tránh lãng phí điện?
- Khi ra khỏi nhà nhớ tắt điện ở mọi vật sử dụng năng lượng điện...
c. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong mọi mặt của cuộc sống.
*Cách tiến hành: 
- Tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó.
- Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng thời gian là thắng.
- Nhận xét- biểu dương đội thắng cuộc.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG
Luyện đọc
PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cho học sinh tên gọi các thành phần trong phép chia: số bị chia - số chia - thương.
- Biết cách trình bày kêt quả của phép chia.
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn; HS khá giỏi đọc diễn cảm,đoạn, bài, giọng đọc thay đổi phù hợp lời của nhân vật.
- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. 
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1/ 25 VBT: 
Phép chia
Số bị chia
Số chia
6 : 2 = 3
6
2
12 : 2 = 6
12
2
18 : 2 = 9
18
2
10 : 2 = 5
10
2
20: 2 = 10
20
2
Bài 2/25 VBT: Số
2 x 7= 14 2 x 9 = 18
14 : 2 = 7 18 : 2 = 9
2 x 8 = 16 2 x 6 = 12
16: 2= 8 12 : 2 = 6 
Bài 3/25 VBT: Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống theo mẫu
2 x 3 = 6	
6 : 2 = 3
6: 3 = 2 
2 x 4 = 8
8 : 2 = 4
8: 4 = 2 
Bài 4/25 VBT: Số
10 – 2= 8 16 – 2 = 14
10 : 2 = 5 16 : 2 = 8
20- 2 = 18
20 : 2 = 10
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát đoạn văn, bài văn kết hợp trả lời câu hỏi:
? Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Việc mình bị mất cắp vải, người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình.
? Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau.
? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền
-HS khá giỏi đọc diễn cảm,đoạn, bài, đọc phân biệt giọng của các nhân vật và trả lời câu hỏi:
? Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
+ Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn, người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc...
? Qua vụ án lấy chộm tiền nhà chùa em thấy quan án là người như thế nào?
-Quan án thông minh, tài giỏi .
? Nêu ND chính của bài
- ND: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 T ... .. mà ...
d) ... không chỉ ...mà ...còn ...
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA
 PHÉP NHÂN
Ôn Toán
THỂ TÍCH HÌNH 
LẬP PHƯƠNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố cho học sinh cách tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
- Biết tìm thừa số x trong các bài tập.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức để giải một số BT có liên quan.
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1/ VBT- 29 :Tính nhẩm : 
2 x 3 = 6 2 x 5 = 10 3 x 4 = 12
6 : 2 = 3 10 : 2 = 5 12 : 3 = 4
6 : 3 = 2 10 : 5 = 2 12 : 4 = 3
 Bài 2/ VBT- 29 Tìm x 
 x x 2 = 8 3 x x = 24
 x = 8 : 2 x = 24 : 3
 x = 4 x = 8
 x x 3 = 15 
 x = 15 : 3 
 x = 5 
Bài 3 VBT- 29 : Bài toán 
Bài giải
Mỗi bình có số bông hoa là :
15 : 3 = 5 ( bông)
 Đáp số : 5 bông hoa
Bài 4 VBT- 29 Tìm y
a) y + 2 = 14 b) y + 3 = 24
y = 14 - 2 y = 24 - 3
y = 12 y = 21
c) 3 + y = 30 d) y x 2 = 14
y = 30 - 3 y = 14 : 2
y = 27 y = 7
g) y x 3 = 24 h) 3 x y = 30
y = 24 : 3 y = 30 : 3
y = 8 y = 10
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1/ VBT- 36
a.Hình lập phương cạnh 2,5m
-Diện tích một mặt:
2,5 x 2,5 = 6,25 m2
- Diện tích toàn phần: 
6,25 x 6 =37,5m2
- Thể tích là:
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625m3
b.Hình lập phương cạnh m
-Diện tích một mặt:
x = m2
- Diện tích toàn phần: 
x 6 = m2
- Thể tích là:
x x = m3
Bài 2/ VBT- 36
 Bài giải
a.Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
 2,2 x 0,8 x 0,6 = 1,056m3
 Cạnh của hình lập phương là:
(2,2 + 0,8 + 0,6) : 3 = 1,2m
Thể tích của hình lập phương là:
 1,2 x 1,2 x 1,2 = 1.728 m3
b. 1,728m3 > 1,056m3 ; Lơn hơn 0,672 m3= 672dm3
Bài 3/ VBT- 36
Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:
0,15 x 0,15 x 0,15 = 0,003375m3
 Đổi 0,003375m3 = 3,375dm3
Khối kim loại đó cân nặng số kg là:
3,375 x 10 = 33,75 ( kg)
 Đáp số: 33,75 kg
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH
 VIẾT NỘI QUY
Ôn:Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH 
HOẠT ĐỘNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước.
- Đọc và chép lại được 2,3 điều trong nội quy của lớp. 
- Biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể tham quan một cơ sở sản xuất ở địa phương.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 Đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp sau:
-Học sinh thực hành đóng vai hỏi đáp 
a.-Con : Mẹ ơi ! đây có phải con mèo mướp không ạ ?
-Mẹ : Phải đấy con ạ 
con : Trông nó dễ thương quá ...
b.- Con: Con mèo có trèo cây được không a?
Mẹ: Được chứ ! Nó trèo giỏi lắm.
Con: Thế a
c.-Con : Mẹ ơi ! mẹ cho con đi chơi một lát có được không ạ ?
-Mẹ : Được, con phải về đúng giờ nhé. 
con : Vâng a ...
- Học sinh khác nhận xét - đánh giá 
Bài tập 2 : Đọc và chép lại 2, 3 điều trong nội quy của lớp em 
- Cho học sinh đọc nội quy của trường
- Hướng dẫn học sinh chép 
- Học sinh làm bài 
- Đọc trước lớp .
- Học sinh khác nhận xét - đánh giá 
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2.HDHS lập chương trình hoạt động
Đề bài: Em được cô giao phân công lên kế hoạch cụ thể để tổ chức cho các bạn 
trong lớp tham quan một cơ sở sản suất ở địa phương em vào tuần tới. Hãy lập chương trình cho hoạt động này.
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài
- GV nhắc HS lưu ý: 
+ Đây là những hoạt động do lớp tổ chức . Khi lập 1 CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là lớp trưởng hoặc lớp phó - GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. 
- HS đọc lại.
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính , khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Mời một số HS trình bày, sau đó những HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 VỆ SINH TRƯỜNG LỚP, CHĂM SÓC CÂY VÀ HOA
- NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được cách làm vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây, hoa phục vụ cho việc học tập rèn luyện của bản thân; góp phần làm cho môi trường thêm xanh – sạch – đẹp.
- Rèn kỹ năng làm công tác vệ sinh và chăm sóc cây, hoa nâng cao tinh hợp tác làm việc cho học sinh.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức bảo vệ cây và hoa ở trường nói riêng và ở nơi công cộng nói chung.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II/Chuẩn bị: 
-Thời gian 30 phút.
- Địa điểm lớp học, sân trường.
- Đối tượng học sinh lớp 2 + 5 Nà Phạ; số lượng 9 em.
- Chổi, giẻ lau, hót rác, xô, phân bón
III/ Hoạt động: 
*Hoạt động 1: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài mới: Giới thiệu hoạt động.
A. Hoạt động 1: Quét dọn trường, lớp, chăm sóc cây và hoa (20 phút)
Bước1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
* Kiểm tra dung cụ các nhóm
* GV chia lớp thành 2 nhóm, phân công nhóm trưởng và nhóm phó đôn đốc các bạn trong nhóm cùng thực hiện. Nhóm trưởng nhận sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
- Nhóm 1: vệ sinh lớp học (quét lớp, lau bàn ghế, quét mạng nhện,...)
- Nhóm 2: Chăm sóc cây và hoa (Nhổ cỏ bồn hoa, gốc cây, Tưới cây và hoa .).
* Trước khi vệ sinh GV nhắc HS phải đeo khẩu trang, vẩy qua nước chỗ nền đất cho đỡ bụi. Nhắc HS Làm vệ sinh phải cẩn thận, an toàn. Làm xong cần rửa chân tay sạch sẽ.
Bước 2: Làm vệ sinh.
- Cho HS làm việc theo nhóm, GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở các nhóm.
Bước 3: Nhận xét kết quả làm việc của 2 nhóm.
- Cho HS báo cáo thành quả lao động của nhóm.
- Tuyên dương trước lớp nhóm, cá nhân làm việc tích cực, đoàn kết.
* Qua công việc các em vừa làm mang lại ích lợi gì?
- Muốn cho trường lớp luôn sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì?
- Các em phải vệ sinh cho trường lớp luôn sạch sẽ chăm sóc cây và hoa luôn được xanh đẹp để không khí luôn trong lành, quang cảnh luôn đẹp.
- Hs theo dõi nắm bắt nhiệm vụ.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và mang theo dụng cụ để đi làm vệ sinh, chăm sóc cây và hoa
- Học sinh thực hiện công việc của mình theo hướng dẫn của thầy giáo.
- Các nhóm tự nhận xét thành quả lao động của nhóm.
- Làm cho trường, lớp luôn sạch đẹp, không khí trong lành giúp cho việc học tập được luôn thoải mái và đạt kết quả cao. 
- Luôn phải bảo vệ, giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ. 
*Hoạt động 2: Nhận xét cuối tuần
1.Trao đổi đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm hoạt động tuần, nêu phương hướng tuần sau:
 - Gv cho các tổ tự nhận xét về các hoạt động của tổ mình trong tuần qua:
+ Ưu điểm:
- Các em có ý thức học tập tốt, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Thu, Tâm, Tuyển..
- Lao động vệ sinh lớp học và trường lớp sạch sẽ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tu sửa, làm đẹp quang cảnh trường lớp.
+ Nhược điểm: Nhận thức bài còn chậm: Nên
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn.
- Gv nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm tuần qua.
+ Biểu dương những tổ và cá nhân có thành tích tốt trong học tập và các hoạt động.
\- Nêu phương hướng tuần sau.
+ Duy trì tốt các nề nếp học tập và các hoạt động ngoại khoá .
+ Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được khắc phục và chấm dứt những tồn tại.
+ Lao động Vệ sinh, tu sửa làm đẹp quang cảnh trường lớp, chăm sóc bồn hoa cây xanh đã trồng.
- GV nhận xét tiết học
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn23.doc