Giáo án Lớp ghép Lớp 4 - Tuần 11

Giáo án Lớp ghép Lớp 4 - Tuần 11

 a. GV đọc toàn bài:

 -GV đọc mẫu lần 1.

-GV treo tranh.

-Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật.

b).Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

+Đọc từng câu:

GV yêu cầu hS đọc nối tiếp theo câu.

-GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ HS đọc còn sai.

+Đọc từng đoạn trước lớp.

-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.

-GV lưu ý HS đọc các câu:

.Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách / rồi mới để họ xuống tàu về nước.//

 . Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai vị khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-pi-ô-pi-a.//

 -GV kết hợp giải nghĩa từ được chú giải trong sách giáo khoa : Ê-pi-ô-pi-a , cung điện, khâm phục.

-GV có thể yêu cầu HS đặt câu vời từ này.

 

doc 209 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp ghép Lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 
Toán 
Luyện tập
I/. Mục tiêu:
 	-Thuộc bảng 11 trừ đi một số.
-Thực hiện được phép trừ dạng 51-15.
-Biết tìm số hạng của một tổng.
-Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31-5
-Bài 1, 2 (cột 1, 2), 3 (a, b), 4.
II/. Chuẩn bị:
GV: Đồ dùng phục vụ trò chơi
HS: Vở bài tập.
III/. Hoạt động dạy – học:
Tập đọc - Kể chuyện 
Đất quí,đất yêu
I/. Mục tiêu:
	Tập đọc:
	-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
	-Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quí nhất. (trả lời được các câu hỏi trong sgk).
	Kể chuyện:
	-Biết sắp xếp các tranh sgk theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
 II/. Chuẩn bị:
-Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn cần luyện đọc. 
III/. Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
 Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
 81 và 44 51 và 25 91 và 9
- GV nhận xét.
3/. Bài mới:
 Giới thiệu bài: ghi tựa bài 
 v Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
Bài 2:
Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
Khi đặt tính phải chú ý điều gì? 
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 71 – 9; 51 – 35; 29 + 6
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài. 
v Hoạt động 2: Giải toán có lời văn.
Bài 4: 
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, gọi 1 HS lên bảng tóm tắt 
Bán đi nghĩa là thế nào? 
Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì?
Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở 
rồi gọi 1 HS đọc 
Nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố – Dặn dò: 
 Giáo viên nhận xét tiết học
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
 -GV gọi 2 HS lên đọc bài Thư gửi bà và trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: ghi tựa bài 
A.TẬP ĐỌC
 *Hoạt động 1:Luyện đọc: 
 a. GV đọc toàn bài:
 -GV đọc mẫu lần 1.
-GV treo tranh.
-Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật.
b).Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+Đọc từng câu:
GV yêu cầu hS đọc nối tiếp theo câu.
-GV hướng dẫn HS đọc các từ ngữ HS đọc còn sai. 
+Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-GV lưu ý HS đọc các câu:
.Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách / rồi mới để họ xuống tàu về nước.//
 . Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai vị khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-pi-ô-pi-a.// 
 -GV kết hợp giải nghĩa từ được chú giải trong sách giáo khoa : Ê-pi-ô-pi-a , cung điện, khâm phục.
-GV có thể yêu cầu HS đặt câu vời từ này.
+Luyện đọc trong nhóm:
-GV yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm .
-GV theo dõi để biết HS thực sự làm việc và hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
GV gọi đại diện mỗi nhóm 1 HS đọc thi .
GV khen nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
-GV yêu cầu HS đọc đoạn 1.
-Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào?
-Hai người được vua Ê-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? 
-GV yêu cầu HS đọc đoạn 2.
-Khi 2 vị khách chuẩn bị xuống tàu điều bất ngờ gì xảy ra? 
- Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không dể khách hàng mang đi chỉ là 1 hạt cát nhỏ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi : Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-pi-ô-pi-a như thế nào? .
.
Đạo đức 
Quan tâm, giúp đỡ bạn
I/. Mục tiêu:
 	-Biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
-Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
-Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II/. Chuẩn bị:
GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
HS: Vở
III/. Hoạt động dạy – học:
Tập đọc - Kể chuyện 
Đất quí,đất yêu (t2)
I/. Mục tiêu:
	Tập đọc:
	-Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
	-Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quí nhất. (trả lời được các câu hỏi trong sgk).
	Kể chuyện:
	-Biết sắp xếp các tranh sgk theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
 II/. Chuẩn bị:
-Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn cần luyện đọc. 
III/. Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
 Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
GV nhận xét 
3/. Bài mới:
 Giới thiệu bài: ghi tựa bài 
 v Hoạt động 1: Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? 
Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. 
Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến.
v Hoạt động 2: Liên hệ.
Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: 
Tình huống: 
Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh 
Theo em: 
Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 
Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? 
v Hoạt động 3: Diễn tiểu phẩm.
HS sắm vai theo phân công của nhóm.
Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? 
4. Củng cố – Dặn dò: 
 Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: tiết 2
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
 -GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 em. Yêu cầu các nhóm luyện đọc 
-Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc chuyện theo vai
-GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
B. KỂ CHUYỆN 
1/Gv nêu nhiệm vụ:
 Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ sắp xếp lại các bức tranh và kể lại câu chuyện theo tranh.
2/Xác định yêu cầu:
-GV yêu cầu HS đọc phần yêu cầu phần kể chuyện.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
3/ Kể mẫu:
-GV gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn chuyện.
4/ Kể theo nhóm:
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu mỗi em kể 1 đoạn chuyện và kể cho các bạn trong nhóm nghe.
5/ Kể trước lớp:
-GV tổ chức cho HS thi kể chuyện.
-Tuyên dương nhóm kể tốt.
*Sau mỗi lần 1 HS kể ,GV và HS nhận xét nhanh theo các yêu cầu sau 
-Về nội dung :Kể có đủ ý đúng trình tự không ?
-Về diễn đạt :Đã nói thành câu chưa ? Dùng từ có phù hợp không ?
-Về cách thể hiện :Giọng kể và điệu bộ 
4.Củng cố –dặn dò :
 -Khi đọc câu chuyện này, nói về phong tục tập quán của người Ê-pi-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-pi-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình,trân trọng đất đai Tổ quốc mình . người Việt Nam cũng vậy.
-Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-GV nhận xét tiết học
Tập đọc 
Bà cháu
I/. Mục tiêu:
-Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.
-Hiểu ND: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc châu báu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5).
II/. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc 
HS: SGK 
III/. Hoạt động dạy – học:
Đạo đức 
Thực hành kĩ năng giữa kì I
I/ Mục tiêu :
 -Ơn tập và thực hành kĩ năng từ bài 1 đến bài 5( GKI) nhằm giúp học sinh biết:
	+Ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ.
	+Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
	+Tự làm lấy cơng việc của mình trong học tập và lao động.
	+Yêu quí, quan tâm, chăm sĩc những người thân.
+Cảm thơng chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II/Chuẩn bị: 
 	Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
 - 2 HS mỗi HS đọc và trả lời các câu hỏi 
Nhận xét, cho điểm từng HS 
3/. Bài mới:
 Giới thiệu bài: ghi tựa bài 
v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1 , 2
Đọc mẫu 
GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng to, rõ ràng, thong thả và phân biệt giọng của các nhân vật.
Yêu cầu 1 HS khá đọc đoạn 1, 2 
Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn 
Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng 
Luyện đọc câu dài, khó ngắt 
Dùng bảng phụ để giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và nhấn giọng. 
Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh 
Yêu cầu HS đọc từng câu. 
Đọc cả đoạn 
Yêu cầu HS đọc theo đoạn 
Chia nhóm HS luyện đọc trong nhóm 
Thi đọc 
Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
Nhận xét, cho điểm 
Đọc đồng thanh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2
Hỏi: Gia đình em bé có những ai? 
Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao? 
Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào?
Cô tiên cho hai anh em vật gì? 
Cô tiên dặn hai anh em điều gì? 
Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh?
Cây đào này có gì đặc biệt?
GV chuyển ý: Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì? Cuộc sống của hai anh em ra sao? Chúng ta cùng học tiếp. 
4. Củng c ... khó.
+ Các từ có phụ âm đầu l/n (MB).
+ Các từ có dấu hỏi/ dấu ngã (MT, MN).
Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc.
D) Viết chính tả
E) Soát lỗi
G) Chấm bài
Tiến hành tương tự các tiết trước.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 2 HS hoạt động theo cặp.
Nhận xét từng HS.
Bài tập 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ.
Yêu cầu HS tự làm.
Nhận xét, đưa đáp án đúng.
4/. Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà làm Bài tập chính tả.
Chuẩn bị:
1/. Ổn định:
2/. Bài cũ:
 -GV kiểm tra VBT của HS.
 -Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét HS trả lời và đánh giá câu trả lời.
3/. Bài mới:
-Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
*Hoạt động 1: Tìm hiểu Hoạt động nông nghiệp
-Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát 5 bức ảnh trong SGK và cho biết:
1) Aûnh chụp gì?
2) Hoạt động đó cung cấp cho con người sản phẩm gì?
3) Những hoạt động này được gọi là hoạt động gì?
*Hoạt động 2: Hoạt động nông nghiệp địa phương em.
-Yêu cầu làm việc theo nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu thảo luận.
-Yêu cầu các nhóm trình bày, báo cáo kết quả thảo luận.
-Vậy hoạt động nông nghiệp chính của địa phương là hoạt động gì?
-Những sản phẩm nông nghiệp đó không chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn trao đổi với những vùng khác.
*Hoạt động 3: Em biết gì về nông nghiệp Việt Nam
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi theo phiếu.
-Tổ chức cho các nhó. Đại diện các nhóm lên tham gia chơi trò chơi hái hoa dân chủ.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu tục ngữ – ca dao về nông nghiệp.
-Phát cho mỗi nhóm HS giấy, bút yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về nông nghiệp.
-HS báo cáo kết quả.
-GV bổ sung, và giới thiệu với các em về những câu ca dao, tục ngữ nói về nông nghiệp.
4/. Củng cố – dặn dò:
 -Làm bài tập trong vở 
-Nhận xét tiết học.
Môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Trường học
I. Mục tiêu
-Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.
II/. Chuẩn bị:
GV: Các hình vẽ trong SGK. Liên hệ thực tế ngôi trường HS đang học.
HS: SGK.
III/. Hoạt động dạy – học:
Môn: Toán 
Bài : Luyện tập
I/. Mục tiêu:
-Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
-Bài 1 (a, c), 2 (a, b, c), 3, 4.
 II/. Chuẩn bị:
 -Giáo viên :
III/. Hoạt động dạy – học:
1/. Ổn định:
2/. Bài cũ:
 Hãy nêu những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình?
Nêu những nguyên nhân thường bị ngộ độc?
GV nhận xét.
3/. Bài mới:
-Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
 v Hoạt động 1: Tham quan trường học.
Yêu cầu HS nêu tên trường và ý nghĩa:
Trường của chúng ta có tên là gì?
Nêu địa chỉ của nhà trường.
Tên trường của chúng ta có ý nghĩa gì?
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH: 
Cảnh của bức tranh thứ 1 diễn ra ở đâu?
Các bạn HS đang làm gì?
Cảnh ở bức tranh thứ 2 diễn ra ở đâu?
Tại sao em biết?
Các bạn HS đang làm gì?
Phòng truyền thống của trường ta có những gì?
Em thích phòng nào nhất? Vì sao?
v Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
GV phân vai và cho HS nhập vai.
1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về trường học của mình.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.
Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống.
4/. Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét tiết học. 
Tuyên dương những HS tích cực (hát bài Em yêu trường em) nhạc và lời của Hoàng Vân.
Chuẩn bị: Các thành viên trong nhà trường.
1/. Ổn định:
2/. Bài cũ:
 -Giáo viên kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 74.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
3/. Bài mới:
-Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chia trừ nhẩm.	
Bài 1:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượy nêu rõ từng bước tính của mình, các HS khác làm tương tự.
Bài 2:
-Hướng dẫn HS đặt tính, sau đó nêu yêu cầu: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia.
-Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn giải toán.	
-Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn biết tổ đó còn phải dệt bao nhiêu áo len nữa ta phải biết được điều gì?
-Bài toán cho biết gì về số áo len đã dệt. 
-Vậy làm thế nào để tìm được số áo len đã dệt.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4/. Củng cố – dặn dò:
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về nhân, chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
-GV nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
* Hoạt động 1: Nhận xét tuần qua
	- Các tổ báo cáo tuần qua.
	- Lớp trưởng báo cáo.
	- Giáo viên nhận xét chung trong tuần: Còn một số bạn chưa trang bị đủ sách giáo khoa, tập. Một số ít bạn chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp, một số em cón làm việc riêng trong giờ học.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 - Đi học cẩn thận, an toàn giao thông mùa mưa bảo, lũ.
 - Nhắc các hs yếu kém tích cực ht ở nhà nhiều hơn 
 -Nhắc nhở Học sinh đi học đều,chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp.
 -Nhắc nhở Học sinh giữ gìn vệ sinh thân thể phịng tránh dịch cúm H1N1. 
	-Nhắc hs học nhóm ở nhà theo sự phân công
Môn: Đạo đức
Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn (tt).
I/. Mục tiêu:
-Biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
-Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
-Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
 II/. Chuẩn bị:
GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
HS: Vở
III/. Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
 Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?
GV nhận xét 
3/. Bài mới:
 Giới thiệu bài: ghi tựa bài 
 v Hoạt động 1: Trò chơi: Đúng hay sai
GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. 
Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.
GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại trả lời. Đáp án đúng chỉ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời.
GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
GV tổ chức cho cả lớp chơi.
Phần chuẩn bị của GV.
1/ Nam cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
2/ Học cùng với bạn để giảng bài cho bạn.
3/ Góp tiền mua tặng bạn sách vở.
4/ Tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ các 	bạn HS vùng lũ.
5/ Rủ bạn đi chơi.
6/ Nặng lời phê bình bạn trước lớp vì bạn luôn đi 	học muộn.
7/ Cho bạn mượn truyện đọc trong lớp.
GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội.
v Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện bạn đã kể xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không: các nhân vật trong đó đã thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ntn?
Khen những HS đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
Nhắc nhở những HS còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
Kết luận:
Cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn được.
v Hoạt động 3: Tiểu phẩm.
Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau:
Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
1/ Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao?
2/ Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì?
Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
Kết luận:
Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
4. Củng cố – Dặn dò: 
 Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Giữ gìn trường lớp em sạch đẹp.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Mỗi dãy sẽ cử ra một bạn làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của dãy mình.
- Đội nào giơ cờ trước sẽ được quyền trả lời trước.
- Một vài cá nhân HS lên bảng kể lại câu chuyện được chứng kiến, sưu tầm được hoặc là việc em đã làm.
- HS dưới lớp chú ý nghe, nhận xét, bổ sung, tìm hiểu câu chuyện của các bạn.
- Theo dõi và đưa ra nhận xét về từng câu chuyện được kể.
- Cả lớp quan sát theo dõi.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra ý kiến. Chẳng hạn:
1/ Em tán thành cách cư xử của bạn Nam, không tán thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau, không phân biệt đối xử.
2/ Điều mà tiểu phẩm muốn nói là: Ai cũng cần được quan tâm, giúp đỡ.
- HS nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop ghep 23.doc