Giáo án luyện Lớp 4 - Tuần 6, 7, 8 - GV: Vũ Thị Thoa - Trường Tiểu học Thị trấn Lương Bằng

Giáo án luyện Lớp 4 - Tuần 6, 7, 8 - GV: Vũ Thị Thoa - Trường Tiểu học Thị trấn Lương Bằng

Luyện toán

Ôn tập về tìm số trung bình cộng

I. Mục tiêu:

- Luyện tập và củng cố cho HS về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.

- HS có ý thức học tập, yêu thích môn học.

II. chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ :

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 1 phút = giây

 1/3 phút = giây

 120 giây = phút

1 phút 8 giây = giây

b) 1 thế kỉ = năm

 100 năm = thế kỉ

 1/2 thế kỉ = năm

 1/5 thế kỉ = năm

- GV cùng HS nhận xét cho điểm.

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án luyện Lớp 4 - Tuần 6, 7, 8 - GV: Vũ Thị Thoa - Trường Tiểu học Thị trấn Lương Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Sáng Thứ hai, ngày 5 tháng 10 năm 2009
Luyện toán
Ôn tập về tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập và củng cố cho HS về cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- HS có ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ :
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 phút =  giây 
 1/3 phút =  giây
 120 giây =  phút
1 phút 8 giây =  giây
b) 1 thế kỉ =  năm
 100 năm =  thế kỉ
 1/2 thế kỉ =  năm
 1/5 thế kỉ =  năm
- GV cùng HS nhận xét cho điểm.
- 2 Học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp cùng làm nháp.
- Nhận xét kết quả bài làm trên bảng.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu mục tiêu giờ học.
b. Luyện tập: HS hoàn thiện các bài tập trong vở bài tập và làm thêm các bài tập sau:
Bài 1
Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a)25; 37 và 46.
b) 36; 45; 53 và 86.
c) 132; 286 và 350.
d) 216; 257; 148 và 271.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS nêu yêu cầu làm bài rồi chữa bài
- Đáp án:
a) Số trung bình cộng của các số 25; 37 và 46 là:
 ( 25 + 37 + 46 ) : 3 = 36.
b) Số trung bình cộng của các số 36; 45; 53 và 86 là:
 ( 36 + 45 + 53 + 86 ) : 4 = 55
c) Số trung bình cộng của các số 123; 286 và 350 là:
( 132 + 286 + 350 ) : 3 = 250.
d) Số trung bình cộng của các số 216; 257; 148 và 271 là :
( 216 + 257 + 148 + 271 ) : 4 = 223
Bài 2: 
Gia đình Hà có bốn người là : bố, mẹ, Hà và em Hà. Tuổi trung bình của cả nhà Hà là 23 tuổi. Nếu không tính tuổi bố thì tuổi trung bình của gia đình Hà là 17 tuổi. Vậy bố Hà bao nhiêu tuổi?
- Cho HS phân tích bài toán rồi giải
- HS nêu bài toán, phân tích rồi chữa bài .
 Bài giải
Tổng số tuổi của cả gia đình Hà là
 23 x 4 = 92 ( tuổi )
Tổng số tuổi của mẹ Hà, Hà và em Hà là:
 17 x 3 = 51 ( tuổi )
Tuổi bố Hà là:
 92 – 51 = 41 ( tuổi )
 Đáp số : 41 tuổi.
- GV và HS nhận xét rồi chốt kết quả đúng
Bài 3:
Tìm 5 số chẵn liên tiếp, biết trung bình cộng của 5 số đó là số chẵn bé nhất có 2 chữ số.
- HS thảo luận bài theo cặp, làm bài rồi chữa bài
 Bài giải
 Số chẵn bé nhất có 2 chữ số là 10. Vậy trung bình cộng của 5 số đó là 10. 
 Trung bình cộng của 5 số chẵn liên tiếp chính bằng số thứ ba của 5 số đó.
 Vậy 5 số cần tìm là: 6;8;10;12;14.
4. Củng cố: 
GV hệ thống bài
5. Dặn dò: 
Về ôn bài
**************************************** 
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết chữ đẹp
I. mục tiêu:
- HS viết bài luyện viết số 7 - 8 trong vở luyện viết.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp theo mẫu.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. chuẩn bị:
- GV: Vở luyện viết, bảng phụ
- HS: Vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu trực tiếp mục tiêu tiết học
b. Phát triển bài:
* Hướng dẫn HS luyện viết:
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài viết.
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó. Chẳng hạn:
+ Tiếng “những” trong từ “ những sợi bông” được viết như sau:
những = âm đầu “ nh” + vần “ ưng” + thanh ngã.
+ Lưu ý HS: từ “Trưòng Sơn” là danh từ riêng nên phải viết hoa
+ Các từ còn lại HS tự nêu cách viết và viết.
- Hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết như mẫu. GV lưu ý cho HS:
* HS viết bài:
- GV quan sát và uốn nắn cho HS.
* Chấm và chữa bài:
- GV thu 7 – 10 bài, chấm, chữa và nhận xét chung lỗi của học sinh.
- HS hát 
- 1 HS đọc bài luyện viết.
- HS nêu
- HS nêu: ở bài “ Tháng ba” có các từ khó viết sau” rụng, những sợi bông, tung ra, thông điệp, lách chách, ngoái lại nhìn, lưu luyến.
 ở bài “ Trăng của mỗi người” có các từ khó viết sau: trăng, lưỡi liềm, Trường Sơn, chập chờn.
- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết vào nháp.
+ Bài “Tháng ba” viết theo kiểu chữ nghiêng.
+ Độ nghiêng cần phải được đảm bảo như mẫu đã hướng dẫn.
+ Bài “Hoa hồng và giọt sương” viết theo kiểu chữ đứng
+ Đặc biệt lưu ý các chữ viết hoa ở cả hai bài.
- HS viết bài.
- HS đổi vở, nhận xét bài của bạn.
4. Củng cố: 
GV hệ thống bài
5. Dặn dò: 
Về luyện viết bài, chuẩn bị bài sau
 ******************************************************************
Sáng Thứ tư, ngày 7 tháng 10 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập đọc; chính tả
i. mục tiêu:
- Đọc đúng và diễn cảm bài “ Nỗi dằn vặt của An- đrây ca”.
- Luyện viết đúng chính tả một đoạn trong bài Nỗi dằn vặt của An- đrây – ca : “Từ đầu  mang về nhà”. 
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị:
- GV: SGK
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu trực tiếp mục tiêu tiết học
b. Phát triển bài:
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm toàn bài 
- GV và lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
* Luyện viết chính tả:
1. Nghe – viết: Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca
- Yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
- Hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết, đặc biệt lưu ý viết tên riêng nước ngoài
- GV đọc chính tả.
- GV quan sát và uốn nắn cho HS.
- GV thu 7 – 10 bài, chấm, chữa và nhận xét về những lỗi phổ biến của học sinh.
2. Bài tập:
a) Điền những từ thích hợp có âm đầu là “ r, d, gi” vào chỗ trống:
b) Điền ân hay âng vào chỗ trống:
- HS hát 
- 1 HS khá đọc bài
- 1 HS 
- 1 HS
+ HS luyện đọc theo nhóm 4
+ Thi đọc diễn cảm: Mỗi nhóm cử một bạn để thi đọc
- 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- HS nêu
- HS nêu: An- đrây – ca, khó thở, nhanh nhẹn, rủ nhập cuộc
- 1 HS viết bảng lớp từ khó, lớp viết vào nháp.
- HS viết .
- HS đổi vở, soát lỗi cho bạn.
“ Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ những buổi trưa nào, nồm nam cơn thổi, khóm tre lànglên man mác khúc nhạc đồng quê”
 - iều bay iều lá tre bay lưng trời.
 Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời
 ó đưa tiếng sáo,ó nâng cánh iều.
 “ Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch trốn này
 D.. d một quả xôi đầy
Bánh trưng mấy cặp, bánh dầy mấy đôi”.
4. Củng cố: 
GV hệ thống bài
5. Dặn dò: 
Ôn bài và chuẩn bị bài sau.
*****************************************************************
Sáng Thứ năm, ngày 8 tháng 10 năm 2009
Luyện toán
 Ôn tập về tìm số trung bình cộng ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Giúp HS biết cách giải bài toán về tìm số TBC của nhiều số bằng nhiều cách giải.
- Giáo dục HS lòng yêu thích học toán.
II. chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
- HS hát .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nêu
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu trực tiếp mục tiêu tiết học 
b. Luyện tập: 
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập và làm thêm các bài tập sau: 
Bài 1:
Tìm 3 số lẻ khác nhau, biết trung bình cộng của chúng là 5.
- HS đọc bài toán.
- HS làm bài theo cặp rồi chữa bài
- Lớp nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài giải
Tổng của 3 số lẻ đó là :
 5 x 3 = 15
Nếu ba số đó là ba số cách đều nhau, ta có hai trường hợp sau:
 1 , 5 , 9 3 , 5 , 7
Nếu ba số đó không cách đều nhau, ta có một trường hợp sau: 1 , 3 , 11.
 Đáp số: 1 , 5 , 9;
 3 , 5 , 7;
 1 , 3 , 11.
Bài 2:
Tìm mười số lẻ liên tiếp biết trung bình cộng của chúng bằng 1310.
- GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng nhiều cách giải.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
Cách 1:
Gọi các số lần lượt từ số bé nhất là số thứ nhất, ta có:
Số thứ nhất + số thứ mười = số thứ hai + số thứ chín = số thứ ba + số thứ tám =... Do đó tổng của số thứ nhất và số thứ mười sẽ bằng:
 1310 x 2 = 2620
Vì mỗi nhóm gồm hai số lẻ liên tiếp hơn( kém) nhau hai đơn vị mà trong đó mười số lẻ liên tiếp có 9 nhóm như vậy. Do đó hiệu của số thứ mười và số thứ nhất bằng:
 2 x 9 = 18
Số thứ nhất là: 
 ( 2620 – 18 ) : 2 = 1301
Số thứ mười là:
 1302 + 18 = 1319
Ta dễ dàng tìm được các số còn lại là:
1303; 1305; 1307; 1309; 1311; 1313; 1315; 1317.
Cách 2:
Hai số lẻ liên tiếp hơn( kém ) nhau 2 đơn vị, có 10 số lẻ liên tiếp trung bình cộng của 10 số đó chính là trung bình cộng của hai số ở giữa. Vậy trung bình cộng của hai số là 1310.
Tổng hai số ở giữa là:
 1310 x 2 = 2620
Theo thứ tự tù bé đến lớn thì hai số ở giữa chính là số thứ năm và số thứ sáu.
Số thứ năm là:
 ( 2620 – 2 ) : 2 = 1309
Số thứ sáu là:
 1309 + 2 = 1311
Ta dễ dàng tìm được các số còn lại là:
1307; 1305; 1303; 1301; 1313; 1315; 1317; 1319. 
4. Củng cố: 
GV hệ thống bài
5. Dặn dò: 
Học bài và chuẩn bị bài sau
 *****************************************************************
Chiều Thứ sáu, ngày 9 tháng 10 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
luyện Tập làm văn 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư , nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để viết thư thăm hỏi trao đổi thông tin.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
IIi. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- HS hát .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
b. Luyện tập: 
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập và làm thêm các bài tập sau:
- HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV cùng HS xác định yêu cầu của đề, gạch dưới các từ quan trọng trong đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo 3 nội dung chính:
- 2 HS đọc. 
Đề bài: Đã lâu chưa có dịp về thăm ông bà( hoặc chú, bác, cô, dì) em hãy viết thư thăm hỏi và cho biết tình hình đời sống hằng ngày của gia đình em. 
a) Phần đầu thư:
- Địa điểm, thời gian viết thư.
- Lời thưa gửi.
b) Phần chính thư:
- Nêu mục đích, lí do viết thư.
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
c) Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn.
- Chữ kí và tên hoặc họ, tên.
Bài làm tham khảo:
 Lương Bằng, ngày 7 tháng 2 năm 2009
 Bà kính yêu ... ***** 
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết chữ đẹp
I. mục tiêu:
- HS viết bài luyện viết số 11-12 trong vở luyện viết.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp theo mẫu.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
II. chuẩn bị:
- GV: Vở luyện viết
- HS: Vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp mục tiêu tiết học
b. Phát triển bài:
* Hướng dẫn HS luyện viết:
- YC HS nêu nội dung bài viết.
- YC HS tìm từ khó viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó. Chẳng hạn: Từ “Dai dẳng có hai tiếng “ dai” và “dẳng” được viết như sau:
 dai = âm đầu “ d” + vần “ ai” + thanh ngang.
 dẳng = âm đầu “ d” + vần “ ăng” + thanh hỏi.
- Các tiếng còn lại HS tự nêu và viết.
- Lưu ý HS khi viết câu khó viết sau:
“Mưa dai dẳng, rả rích từng cơn”; 
“Những mái nhà chênh vênh nép vào nhau ngoan hiền, dung dị.”
- Hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết như mẫu.
* HS viết bài:
- GV quan sát và uốn nắn cho HS.
* Chấm và chữa bài:
- GV thu 7 – 10 bài, chấm, chữa và nhận xét chung lỗi của học sinh.
- HS hát đầu giờ.
- 1 HS đọc bài luyện viết.
- HS nêu.
- HS nêu: ở bài “ Bà còng đi chợ trời mưa” có các từ khó viết sau: trời, mưa, quãng, trong, rơi, ra,trả. 
ở bài “Tháng bảy” có các từ khó viết sau: dai dẳng, rả rích,lấp ló, lướt thướt, chênh vênh, nép, dung dị.
- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết vào nháp.
+ Bài “Bà còng đi chợ trời mưa” viết theo kiểu chữ nghiêng.
+ Độ nghiêng cần phải được đảm bảo như mẫu đã hướng dẫn
+ Bài “Tháng bảy” viết theo kiểu chữ đứng
+ Đặc biệt lưu ý các chữ viết hoa ở cả hai bài.
- HS viết bài.
- HS đổi vở, nhận xét bài của bạn.
4. Củng cố: GV hệ thống bài
5. Dặn dò: 
Về luyện viết bài, chuẩn bị bài sau
 ******************************************************************
Sáng Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
Luyện chính tả; tập đọc
i. mục tiêu:
- Luyện viết đúng chính tả ba khổ thơ đầu trong bài “ Nếu chúng mình có phép lạ”.
Làm bài tập phân biệt l và n
- Đọc đúng và diễn cảm bài “Nếu chúng mình có phép lạ”.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. chuẩn bị:
- GV: SGK
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp mục tiêu tiết học
b. Phát triển bài:
* Luyện viết chính tả:
1. Nghe – viết: “Nếu chúng mình có phép lạ”
- YC HS nêu nội dung của đoạn
- YC HS tìm từ khó viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
- Hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- GV đọc chính tả.
- GV quan sát và uốn nắn cho HS.
- GV thu 7 – 10 bài, chấm, chữa và nhận xét về những lỗi phổ biến của học sinh.
2. Bài tập:
Thay thanh của các tiếng để được tiếng mới trong các từ ngữ mới, rồi điền vào chỗ trống như bài a dưới đây:
a) na: nết na, mặt nạ, truy nã
 la: lân la, xa lạ, nước lã
b) nai:
 lai:
c) nam: 
 lam:
d) nang:
 lang:
đ) neo:
 leo:
e) no:
 lo:
g) nay:
 lay:
h) nanh:
 lanh:
i) năng:
 lăng:
k) nao:
 lao:
- HS hát đầu giờ
- 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- HS nêu: Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn ước cây mau lớn để cho quả ngọt; ước trở thành người lớn để làm việc; ước mơ không có mùa đông giá rét.
- HS nêu: phép lạ. nảy mầm, ngọt lành, người lớn, lặn, lái, hái, triệu vì sao, mặt trời.
- 1 HS viết bảng lớp từ khó, lớp viết vào nháp.
- HS viết .
- HS đổi vở, soát lỗi cho bạn.
- HS nêu yêu cầu bài tập, dựa vào cách làm của phần a) và dựa vào nghĩa của các từ để sửa lỗi. Bài tập được hoàn thành như sau:
a) na: nết na, mặt nạ, truy nã
 la: lân la, xa lạ, nước lã
b) nai:hươu nai, nhẫn lại, nải chuối
 lai: tương lai, làm lại, lải nhải
c) nam: phương nam, (gươm)nạm bạc
 lam:xanh lam, lạm dụng
d) nang:nàng công chúa, nạng gỗ
 lang:lang thang, làng xóm
đ) neo:neo đơn, (neo) tiền, nẻo đường
 leo:leo trèo, lèo lái, lẻo khẻo
e) no:no nê, nọ kia
 lo:lo lắng, lấp ló, lọ lem
g) nay:hôm nay, áy náy, nạy cửa
 lay:lung lay, từ láy, lạy lục
h) nanh: nanh vuốt, đậu lành, chống nạnh
 lanh:lanh lợi, hiền lành, lạnh giá
i) năng:siêng năng, nằng nặc, nắng ráo..
 lăng:lăng nhục, lằng nhằng, lắng đọng
k) nao: nôn nao, thế nào, vỏ não
 lao:lao khổ, lào xào, ông lão
* Luyện đọc:
- YC HS nêu nội dung bài.
- YC HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm toàn bài 
- GV và lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS khá đọc bài
- 1 HS 
- 1 HS
+ HS luyện đọc theo nhóm 4
+ Thi đọc diễn cảm: Mỗi nhóm cử một bạn để thi đọc
4. Củng cố: GV hệ thống bài
5. Dặn dò: Ôn bài và chuẩn bị bài sau.
*****************************************************************
Sáng Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2009
Luyện toán
 Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
- Giúp HS biết cách giải bài toán về dạng toán trên.
- GD lòng yêu thích học toán.
II. chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
- HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tính bằng cách thuận tiện :
 96 + 78 + 4
 67 + 21 + 79
408 + 85 + 92
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GT trực tiếp, nêu MT bài học
b. Luyện tập: YC HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập và làm thêm các bài tập sau: 
Bài 1:
Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài toán.
- HS làm bài theo cặp rồi chữa bài
- Lớp nhận xét chốt kết quả đúng.
 Bài giải
Theo bài ta có sơ đồ sau:
Tuổi bố:
Tuổi con:
Tuổi của bố là:
 ( 58 + 38 ) : 2 = 48 ( tuổi )
Tuổi của con là:
 48 – 38 = 10 ( tuổi )
 Đáp số: Tuổi bố: 48 tuổi;
 Tuổi con: 10 tuổi.
Bài 2:
a) Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng là 39
b) Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng là 66.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3:
Tìm hai số, biết tổng của hai số đó bằng tích của hai số tự nhiên liên tiếp đầu tiên có hai chữ số và hiệu của chúng bằng tổng của hai số chẵn liên tiếp đầu tiên có hai chữ số.( Bài toán giấu cả tổng và hiệu số – dành cho đối tượng HS khá làm thêm)
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- HS phân tích bài tập để thấy
a) Hiệu của hai số tự nhiên liên tiếp là 1
b) Hiệu của hai số chẵn liên tiếp là 2.
- 2 HS lên bảng giải 2 phần, cả lớp làm vở
 Bài giải
a) Hai số tự nhiên liên tiếp có hiệu là 1
Vậy số bé trong hai số là:
 ( 39 – 1 ) : 2 = 19
Số lớn trong hai số là :
 19 + 1 = 20
 b) Hiệu của hai số chẵn liên tiếp là 2.
Vậy số chẵn bé trong hai số là:
 ( 66 – 2) : 2 = 32
Số chẵn lớn là:
 32 + 2 = 34.
- HS nêu bài toán, phân tích bài toán dưới sự hướng dẫn của GV:
+ Hai số tự nhiên liên tiếp đầu tiên có hai chữ số là 10 và 11. Tích của hai số này chính là tổng của hai số cần tìm.
+ Hai số chẵn liên tiếp đầu tiên là 10 và 12. Tổng của hai số này chính là hiệu của hai số cần tìm. Từ việc tìm được tổng và hiệu của hai số, ta có thể giải bài toán như sau:
Hai số tự nhiên liên tiếp đầu tiên có hai chữ số là 10 và 11. Vậy tổng của hai số cần tìm là:
 10 x 11 = 110
Hai số chẵn liên tiếp có hai chữ số đầu tiên là 10 và 12. Vậy hiệu của hai số cần tìm là:
 10 + 12 = 22
Số bé là:
 (110 – 22) : 2 = 44
Số lớn là:
 44 + 22 = 66
 Đáp số : 44 và 66
3. Củng cố: GV hệ thống bài
4. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau
 *****************************************************************
Chiều Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2009
Luyện Tiếng Việt
luyện Tập làm văn 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biét cách phát triển câu chuyện và sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết viết câu mở đầu đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết đúng ngữ pháp và chính tả.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
IIi. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MT tiết học.
b. Luyện tập: YC HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập và làm thêm các bài tập sau:
Đề bài: Viết các câu mở đầu cho từng đoạn văn kể lại câu chuyện “Vào nghề” bằng lời của người kể chuyện.
- GV ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng HS vào bên cạnh.
Đoạn 1: - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
Đoạn 2: - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
Đoạn 3: - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
Đoạn 4: - Mở đầu:
 - Diễn biến:
 - Kết thúc:
- HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập và làm thêm bài tập sau:
- 1 HS đọc đề bài, cùng GV xác định mục đích yêu cầu đề bài.
- HS dựa vào cốt truyện “ Vào nghề” để viết câu mở đầu cho từng đoạn.
- HS hoạt động cặp đôi.
- HS phát biểu theo cách mở đoạn của mình.
 Tết no – el năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc. / Tết ấy, Va-li-a tròn 11 tuổi, bố mẹ cho em đi xem xiếc.
 Chương trình xiếc hôm ấy hay tuyệt, nhưng Va-li-a thích hơn cả là tiết mục co gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn,
 Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn.
 Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề./ Một hôm tình cờ Va-li-a đọc một thông báo tuyyẻn diễn viên xiếc. Em mừng quýnh, xin bố mẹ cho ghi tên đi học.
 Sáng ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa, chỉ vào con ngựa và bảo
 Bác giám đốc cười, bảo em,
 Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa./ Từ đó, hôm nào Va-li-a cũng làm việc trong chuồng ngựa. 
 Những ngày đầu Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng
 Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.
 Thế rồi cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ./ Chẳng bao lâu, Va-li-a trở thành một diễn viên được biểu diễn trên sân khấu. 
 Mỗi lẫn Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên
 Thế là mơ ước thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thực.
4. Củng cố: GV hệ thống bài học
5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGA luyen tuan 678.doc