I- MỤC TIÊU : Giúp HS
- Luyện đọc đúng, diễn cảm và hiểu nội dung của hai bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu và bài Mẹ ốm
- Qua bài học GD HS lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Luyện đọc bài : Dế mèn bênh vực kẻ yếu
a) Luyện đọc
- HS luyện đọc tiếp nối theo bài ; HS luyện đọc toàn bài và đọc diễn cảm đoạn 2 theo bàn.
- HS thi đọc toàn bài và đọc diễn cảm đoạn 2 của bài ; Bình chọn nhóm bàn có bạn đọc hay nhất.
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
+ Thân hình chị bé nhỏ ,gầy yếu. Cánh chị mỏng , ngắn chùn chùn.
+ Vì ốm yếu , chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
- Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp , đe dọa như thế nào ?
- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ?
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn.
Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2009 Luyện Tiếng việt Luyện đọc tuần 1 I- Mục tiêu : Giúp HS - Luyện đọc đúng, diễn cảm và hiểu nội dung của hai bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu và bài Mẹ ốm - Qua bài học GD HS lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. II Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Luyện đọc bài : Dế mèn bênh vực kẻ yếu a) Luyện đọc - HS luyện đọc tiếp nối theo bài ; HS luyện đọc toàn bài và đọc diễn cảm đoạn 2 theo bàn. - HS thi đọc toàn bài và đọc diễn cảm đoạn 2 của bài ; Bình chọn nhóm bàn có bạn đọc hay nhất. b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ? + Thân hình chị bé nhỏ ,gầy yếu.. Cánh chị mỏng , ngắn chùn chùn... + Vì ốm yếu , chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng... - Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp , đe dọa như thế nào ? - Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn ? - HS nêu ND, ý nghĩa bài văn. 2. Luyện đọc bài : Hội thi thổi cơm ở Đồng Văn a) Luyện đọc - HS luyện đọc tiếp nối theo 4 khổ thơ ; - HS luyện đọc thuộc lòng toàn bài, diễn cảm khổ 2,3 theo bàn - HS thi đọc thuộc lòng toàn bài và đọc diễn cảm; Bình chọn nhóm bàn có bạn đọc hay nhất. b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? - Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? - Lặn trong đời mẹ có nghĩa là gì? Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm bài học . Thứ ngày tháng năm 2009 Luyện Chính tả : Nghe - viết : Nghìn năm văn hiến Phân biệt ch/tr; an/ang I. Mục đích yêu cầu - Nghe – viết đúng chính tả, trình bầy đúng đoạn viết trong bài “Nghìn năm văn hiến” (đoạn từ đầu đến hết đoạn 1) - Viết đúng chính tả các tiếng có phụ âm đầu là ch/ tr. Các vần khó viết trong bài - Làm đúng các bài tập có Phân biệt phụ âm đầu ch/ tr ; an/ang II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. HD HS viết bài : -HS đọc lại bài:“Nghìn năm văn hiến”(đoạn từ đầu đến hết đoạn 1).Chú ý phát âm đúng, - HS đọc thầm lại bài viết, chú ý những chữ dễ viết sai và luyện viết vào giấy nháp. - HS nêu các tiếng cần viết hoa trong bài. - HS đọc lại bài viết 1 lần. 2. HS viết bài : -GV đọc chậm từng câu- HS viết bài - Nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế viết bài, trình bầy cẩn thận. 3. Chấm chữa bài : - GV đọc chậm để HS soát bài. - HS đối chiếu bài với SGK và chữa bài theo cặp. - Chấm bài của 1/2 số HS và nhận xét. 3- Luyện tập * Bài 1 : Điền vào chỗ trống tr/ch : Cây e, úng thưởng, súng ường, ung thuỷ, ..ung thành, Phong ào , - HS tự làm bài vào vở, một HS chữa bài trên bảng - Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng. * Bài 2 : Tìm 5 từ mang vần an và 5 từ có vần ang - HS làm bài theo nhóm, các nhóm trình bầy kết quả- Nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng 5. Dặn dò : Đánh giá chung tiết học. Thứ 5 ngày 18 tháng 9 năm 2009 Luyện Tiếng việt Luyện từ và câu : cấu tạo của tiếng I. Mục đích, yêu cầu: 1- Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu – vần – thanh. 2- Học sinh nhận diện các bộ phận của tiếng từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung, vần trong thơ nói riêng. II- đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn BT để HS luyện tập II Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ : Tiếng thường có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? B. Luyện tập Hoạt động 1. GV treo bảng phụ chép sẵn các bài tập, HS tự làm để củng cố kiến thức 1. Phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu ca dao sau: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. 2. Trong các câu thơ dưới đây, những tiễng nào không đủ ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh: A uôm ếch nói ao chuôm Rào rào gió nói cái vườn rộng rênh Âu âu chó nói đêm thanh Tẻtegà nói sáng banh ra rồi Trần Đăng Khoa 3. Câu đố dưới đây nói những chữ (tiếng) nào: Bỏ đầu thứ bậc dưới anh Bỏ đuôi, tôi lại chạy nhanh hơn người Nếu mà để cả đầu đuôi ở đâu có hội xin mời tôi đi . 4. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ sau : Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Hoạt động 2. Chữa bài Bài 1. HS đổi chéo vở kiểm tra. - Gọi một số HS đọc bài của bạn và nhận xét đúng sai. - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. Bài 2. HS nêu miệng kết quả và phân tích các tiếng đó - Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. ( a, uôm, ao, âu, âu ) Bài 3,4. HS nêu kết quả và giải thích lí do lựa chọn : (Bài 3: em ; xe; xem ; Bài 4. bầy – cây; ngân – sân) Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học
Tài liệu đính kèm: