Giáo án Luyện từ và câu 4 - Cách đặt câu khiến

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Cách đặt câu khiến

Luyện từ và câu

CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN.

I. Mục tiêu :

- HS nắm được cách đặt câu khiến.

- Biết chuyển các câu kể thành câu khiến(BT1 mục III), bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp(BT2), biết đặt câu với từ cho trước(hãy, đi, xin)theo cách đã học (BT3).

II. Chuẩn bị :

- GV : 1. Bảng phụ viết sẵn:

- Câu kể đã cho trong SGK: Bệ hạ hoàn lại gươm Long Quân.

- Nội dung phần ghi nhớ.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động :

 

doc 4 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 872Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Cách đặt câu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN. 
I. Mục tiêu :
- HS nắm được cách đặt câu khiến.
- Biết chuyển các câu kể thành câu khiến(BT1 mục III), bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp(BT2), biết đặt câu với từ cho trước(hãy, đi, xin)theo cách đã học (BT3).
II. Chuẩn bị :
GV : 	1. Bảng phụ viết sẵn:
Câu kể đã cho trong SGK: Bệ hạ hoàn lại gươm Long Quân.
Nội dung phần ghi nhớ.
HS : SGK.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1, Kiểm tra bài cũ: Câu Khiến 
Nêu lại khái niệm câu khiến?
Cho ví dụ 1 số câu khiến?
Đặt 1 câu kể?
Hãy chuyển câu kể trên thành câu khiến?
GV nhận xét, chuyển ý.
2.Bài mới :
a, Giới thiệu bài :
	Bài học trước đã giúp các em hiểu tác dụng của câu khiến – nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn  của người nói, người viết với người khác. Bài này sẽ dạy các em biết cách tạo ra câu khiến trong các tình huống khác nhau.
b, Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Phần nhận xét. 
Yêu cầu Hs đọc yêu cầu phần nhận xét?
GV hướng dẫn cho Hs biết cách chuyển câu kể đã cho thành câu khiến theo hướng dẫn trong SGK.
GV lưu ý: có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý, yêu cầu HS cho ví dụ.
GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
Hãy căn cứ vào cách làm bài tập trong phần nhận xét, nêu các cách đặt câu khiến.
Đọc nội dung ghi nhớ trong SGK?
GV chuyển ý.
Hoạt động 3 : Luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu Hs đọc đề bài?
Yêu cầu Hs làm bài theo hình thức cá nhân.
GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2:
Yêu cầu Hs đọc đề bài?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm tổ.(3tổ)
Cuối cùng, GV chốt lại. Tính điểm cao cho nhóm nào đặt được nhiều câu đúng.
Bài 3:
Yêu cầu Hs đọc đề bài?
 - Hs làm việc theo nhóm đôi.
GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 4 :Củng cố 
Khi nào thì chúng ta dùng câu khiến?
Nêu các cách chuyển câu kể thành câu khiến?
Cho ví dụ vài câu khiến?
GV nhận xét, chốt ý.
4.Tổng kết - dặn dò :
Học nghi nhớ.
Làm lại các bài tập.
Chuẩn bị: MRVT : Khám phá, phát minh.
Nhận xét tiết học.
1 HS nêu, lớp nhận xét.
3 HS tiếp nối nhau đặt câu, lớp nhận xét, bổ sung.
1 HS đặt câu kể.
1 HS chuyển câu kể thành câu khiến, lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 Hs đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
-1 Hs làm bài trên bảng phụ, các Hs khác làm vào nháp.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại.
2 Hs nhìn bảng đọc lại các câu khiến với giọng điệu phù hợp.
Lời giải:
Bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân! / Bệ hạ nên hoàn gươm lại cho Long Quân.
Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân đi! / Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân nào!
Xin Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! / Mong Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân!
Bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân đi!
Xin Bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân đi!
Hoạt động lớp.
3, 4 Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
2, 3 H đọc ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
1 Hs đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu). Cả lớp đọc thầm lại.
3, 4 Hs chuyển các câu kể thành các câu khiến theo những cách khác nhau.
Cả lớp và GV nhận xét.
Hs viết vào vở lời giải đúng.
1 H đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
Hs làm việc theo nhóm. Viết nhanh vào nháp kết quả làm việc của nhóm. Nhóm nào đặt được càng nhiều câu càng tốt. Sau một thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm lên bảng đọc các câu nhóm mình đặt được. Kết thúc mỗi câu, GV cử 2, 3 Hs khá, giỏi nhận xét ngay (đúng / sai). 
Ngân cho tớ mượn cái bút với! / Ngân, cậu cho tớ mượn cái bút đi! / Ngân ơi, hãy cho tớ mượn cái bút!
Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! / Xin bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! / Xin bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
Thưa chú, chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ! / Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ! / Chú làm ơn chỉ giúp cho cháu nhà bạn Oanh ở đâu!
1 H đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
H làm việc theo nhóm tương tự như cách làm với bài tập 2.
Em không giải được một bài toán khó, em nhờ một bạn hướng dẫn em cách giải bài toán.
	Hãy giúp mình giải bài toán này với!
	Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này đi!
	Mong bạn hãy giúp mình giải bài toán này.
Em rủ các bạn cùng làm một việc gì đó:
	Chúng ta đi thôi!
	Chúng ta cùng học nào!
	Chúng ta về đi!
	Chủ nhật này chúng mình đi xem đi!
Xin người lớn cho phép làm việc gì đó:
	Con xin mẹ cho con đến nhà bạn Ngân!
	Xin phép thầy cho em vào lớp ạ!
Thể hiện sự mong muốn cho một điều gì đó tốt đẹp (người trên nói với người dưới):
	Chị mong các em học thật tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • doccach dat cau khien(1).doc