Tên bài dạy: Câu kể tiết 32
A.Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
- Giáo dục học sinh ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
B. Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ
- HS: SGK
Kế hoạch bài dạy Môn L –T & câu Tuần 16 Ngày soạn: 02 – 12 – 2009 Ngày dạy: 03 – 12 – 2009 Tên bài dạy: Câu kể tiết 32 Mục tiêu: - Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2). - Giáo dục học sinh ý thức viết câu đúng ngữ pháp. B. Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ - HS: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát - Kiểm tra kiến thức cũ: Đồ chơi – Trò chơi - Kể tên vài trò chơi thể hiện sự khéo léo. Đặt 1 câu? - nhảy dây, lò cò, đá cầu - Làm một việc nguy hiểm ứng với thành ngữ nào? - chơi với lửa - Nhận xét - Bài mới: Câu kể Hoạt động 2: - Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp - HD HS tìm hiểu bài - Bài 1 tr 161 ( nhận xét) + Thảo luận : nhóm đôi - Câu in đậm trong đoạn văn sau dây được dùng để làm gì. Nó thuộc kiểu câu gì? - Những kho báu ấy ở đâu? Là câu hỏi. Nó được dùng để hỏi điều mình chưa biết. - Cuối câu có dấu gì? - Cuối câu có dấu chấm hỏi - Bài 2 tr 161 (nhận xét) Những câu còn lại trong đoạn văn trên dùng để làm gì? - Bu-ra-ti-nô là một chú người gỗ. Giới thiệu về Bu-ra-ti-nô - Miêu tả Bu-ra-ti-nô - Chú có cái mũi rất dài. - kể lại sự việc có lên quan đếnBu-ra-ti-nô. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tooc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở kho báu. - Cuối mỗi câu có dấu gì? - Cuối mỗi câu có dấu chấm. - Bài 3 tr 161 (nhận xét) - Tìm câu kể tron đoạn văn trên - Ba-ra-ba uống rượu đã sai. (kể về Ba-ra-ba) - Vứa hơ bộ râu, lão vừa nói: - Bắt được thằng ngựa gỗ ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này. (nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba) - Câu kể dùng để làm gì? - câu kể dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự việc, nêu lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. - dấu hiệu nào nhận biết câu kể? - Cuối câu kể có dấu chấm - 2 HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: - Hình thức: cá nhân - Bài 1 tr 161: Làm miệng - Tìm câu kể trong đoạn văn. Cho biết mỗi câu dùng làm gì? - Chiều chiều, trên bãi thả đám trẻ mục đồng hò hét nhau thả diều thi. (kể sự việc) - Cánh diều mềm mại như cánh bướm. (tả cánh diều) - Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (kể sự việc và nói lên tình cảm) - Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. (tả tiếng sáo diều) - Sáo đơn, sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm. (nêu ý kiến nhận định) - Bài 2 tr 161: Làm vở a) kể các việc em làm hàng ngày khi đi học về - Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ dọn cơm. Cả nhà ăn cơm trưa xong, em cùng mẹ rửa bát đĩa. Sau đó, em ngủ trưa. b) Tả chiếc bút em đang dùng - Em có chiếc bút máy màu xanh rất đẹp. Nó là món quà tặng của bố em. Thân bút tròn xinh xinh. c) Trình bày ý kiến em về tình bạn - Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Bạn bè có thể giúp đỡ nhau trong học tập, trong vui chơi. d) Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt - Em rất vui vì đạt điểm 10 môn toán. Hoạt động 4: + Hái hoa: - Thế nào là câu kể? 2 HS - Đặt câu kể tả đồ dùng học tập? Tổng kết- Đánh giá - Nhận xét – Tuyên dương. - Về nhà làm vở bài tập. - Chuẩn bị: Câu kể Ai làm gì?
Tài liệu đính kèm: