Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 37 đến tiết 62

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 37 đến tiết 62

Luyện từ và câu

Tiết 27 : Luyện tập về câu hỏi.

I. Mục tiêu

- HS biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.

- Biết đặt câu với các từ nghi vấn ấy

II.Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3

III. Hoạt động dạy học

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tiết 37 đến tiết 62", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Tiết 27 : Luyện tập về câu hỏi.
I. Mục tiêu
- HS biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
- Biết đặt câu với các từ nghi vấn ấy
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Câu hỏi dùng để làm gì? cho VD?
+ Nhận biết câu hỏi ntn? 
+ Khi nào dùng câu hỏi để tự hỏi mình?
 - Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Lưu ý Hs cách viết câu hỏi
- Yêu cầu Hs làm vào VBT, 1 em làm bảng.
- Yêu cầu Hs lần lượt trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs làm vào VBT, 3 em làm bảng.
- Gọi một số em đọc câu, sửa chữa câu.
Thực hiện tương tự bài 2
Chốt về dạng câu hỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Gọi 1 em đọc lại các từ nghi vấn
- Yêu cầu Hs làm vào VBT, 3 em làm bảng.
- Gọi một số em đọc câu, sửa chữa câu.
Gọi Hs nêu yêu cầu
 + Thế nào là câu hỏi ?
Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT.
Gọi Hs trình bày kết quả và giải thích.
Kết luận chung về câu hỏi
C. Củng cố dặn dò
+ Câu hỏi được dùng để làm gì ? Cho VD?
- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 em trả lời câu hỏi
Bài 1 (VBT/ 97 )
Ai hăng hái nhất và khoẻ nhất ?
Trước giờ học chúng em thường làm gì?
Bến cảng như thế nào ?
Bọn trẻ hay thả diều ở đâu ?
Bài 2 (VBT/ 97 )
HS tự làm vào vbt
Chưa bài theo yêu cầu
Bài 3 (VBT/ 97 )
Có phải.....không ?
....phải không ?
.........à ?
Bài 4 (VBT/ 97 )
Làm VBT
Nối tiếp đọc câu, nhận xét câu
Bài 5 (VBT/ 97 )
Câu a,d là câu hỏi vì được dùng để hỏi về điều mà bạn chưa biét
Câu b, c, e không là câu hỏi vì chúng không dùng để hỏi về điều chưa biết. Câu b dùng nêu ý kiến người nói, câu c,e là câu đề nghị .
Luyện từ và câu
Tiết 28 : Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I. Mục tiêu
- HS hiểu thêm về một số tác dụng khác của câu hỏi.
- Biết dùng câu hỏi vào mục đích khác trong những tình huống khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Câu hỏi dùng để làm gì? cho VD?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Hãy tìm câu hỏi trong đoạn văn đó?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi: Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Chúng dùng để làm gì?
Gọi Hs nêu ý kiến
KL: Có những câu hỏi dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định
Gọi Hs đọc phần 3 SGK
+ Câu “ Cháu có thể nói nhỏ hơn không ?” đùng để làm gì?
+ Vậy, ngoài tác dụng để hỏi, câu hỏi còn dùng để làm gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Kết luận kết quả
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm, mỗi nhóm một tình huống.
- Gọi đại diện nhóm Hs trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
Gọi Hs nêu yêu cầu
 - Yêu cầu hoạt đọng cá nhân, làm vào VBT.
Gọi Hs trình bày kết quả và giải thích.
Kết luận chung, ghi điểm.
C. Củng cố dặn dò
+ Câu hỏi có những tác dụng gì ? Cho VD?
- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 em trả lời câu hỏi
I. Nhận xét
+ Câu hỏi:
Sao chú mày nhát thế?
Nung ấy à?
Chứ sao ?
+ Các câu hỏi không dùng để hỏi, chúng dùng ý để chê Cu Đất, để khẳng định đất có thể nung trong lửa.
- Nhắc lại kết luận
- 1 em đọc
+ Dùng để yêu cầu, đề nghị.
+ Dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định, đề nghị, yêu cầu.
Ii. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ
Iii. luyện tập
Bài 1
Dùng để yêu cầu con nín khóc
Dùng thể hiện ý chê trách
ý chê bạn nhỏ vẽ không giống
Thể hiện yêu cầu, nhờ cậy
Bài 2 
THảo luận nhóm, tìm câu hỏi phù hợp tình huống.
Trình bày lần lượt trước lớp, nhận xét.
HS tự làm vào vbt
Bài 3 
Bé ngoan thế nhỉ?
Sao mày hư thế?
Bãi biển đẹp đấy chứ?
Em ra ngoài cho chị học có được không?
Luyện từ và câu
Tiết 29 : Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi
I. Mục tiêu
- HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi trẻ em.
- Biết những đồ chơi có lợi, có hại
- Tìm được những từ ngữ thể hiẹn tình cảm, thái độ của người chơi.
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ một số trò chơi, đồ chơi.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Câu hỏi có những tác dụng gì ? Cho VD?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp, quan sát hình vẽ và nói ten đồ chơi, trò chơi trong hình.
- Yêu cầu Hs lần lượt trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
Thực hiện tương tự bài 1
Chốt về các trò chơi quen thuộc, bổ ích.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ Những trò chơi nào bạn nam thường thích?
+ Những trò chơi nào bạn nữ thường thích?
+ Những trò chơi nào có lợi? Có hại?
- Giáo dục HS chọn trò chơi an toàn, phù hợp.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ Khi chơi ta phải có thái độ, tình cảm ntn?
+ Đặt câu với từ em vừa tìm được?
- Nhận xét, sửa câu cho hs.
- Giáo dục HS thái độ chơi vui vẻ, lành mạnh.
C. Củng cố dặn dò
+ Câu hỏi được dùng để làm gì ? Cho VD?
- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 em trả lời câu hỏi
Bài 1 
Tranh 1: Diều- Thả diều
Tranh 2: Đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió – Trò chơi rước đèn, múa lân.
Tranh 3 : Dây thừng búp bê, đò nấu – Trò chơi nhảy dây, nấu cơm.
.......
Bài 2 
 - HS thảo luận, liệt kê các trò chơi, đồ chơi
Trình bày, nhận xét kết quả.
Bài 3 
Những trò chơi nào bạn nam thường thích: đá bóng, bắn súng, đấu kiếm...
Những trò chơi nào bạn nữ thường thích: nhảy dây, búp bê, bán hàng, nhảy lò cò...
Bài 4 
- Say mê, hăng say, hào hứng, thú vị, ham thích, say sưa...
Luyện từ và câu
Tiết 30 : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục tiêu
- HS biết phép lịch sự khi đặt câu hỏi với người khác.
- Biết quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Kể những từ ngữ dùng để miêu tả tình cảm, thái độ khi tham gia trò chơi? Đặt câu với một trong những từ đó?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 1.
+ Hãy tìm câu đối thoại trong đoạn văn đó?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi: Từ ngữ nào thể hiện thái độ lễ phép của con?
Gọi Hs nêu ý kiến
KL: Khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi, ta cần thưa gửi, xưng hô lễ phép: ơi, ạ, thưa, dạ...
Gọi Hs đọc yêu cầu 2, nội dung gợi ý.
- Yêu cầu HS đặt câu.
- Hướng dẫn hs chữa lỗi dùng từ, diễn đạt
- Gọi Hs đọc yêu cầu 3.
+ Theo em để giữ lịch sự cần tránh câu hỏi ntn?
+ Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi?
+ Theo em để giữ lịch sự , khi hỏi chuyện người khác , em cần chú ý những gì?
- Chốt nội dung.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
+ Qua cách hỏi đáp, ta biết gì về nhân vật?
- Kết luận kết quả, giáo dục hs.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs dùng bút chì gạch chân câu hỏi.
- Gọi Hs đọc câu hỏi, nhạn xét thái độ hỏi đã hợp lí, tế nhị lễ phép chưa?
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
C. Củng cố dặn dò
+ Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác?
Nhận xét giờ học. Giáo dục phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
2 em viết câu trên bảng lớp, 1 số em trả lời miệng.
Lớp nhận xét
I. Nhận xét
+ Câu hỏi:
+ Mẹ ơi, con tuổi gì ?
- Nhắc lại kết luận
- 1 em đọc
- Nối tiếp đặt câu trước lớp.
- Với cô giáo, thầy giáo:
+ Thưa cô....ạ?
+ Thưa thầy....ạ?
- Với bạn:
+ Bạn....không ?
....
- Tránh câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây buòn chán, chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác.
- 2-3 em trả lời
Ii. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ
Iii. luyện tập
Bài 1
a. Quan hệ thầy trò:
- Thầy : ân cần, trìu mến, yêu học trò.
- Trò : ngoan, lễ phép, kính trọng thầy.
b. Quan hệ thù địch:
- Tên sĩ quan: hách dịch. Khinh khi
- Cậu bé : căm ghét, khinh bỉ hắn.
Bài 2 
* Các câu hỏi:
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì?
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? 
* Chuyển thành câu hỏi cụ già:
- Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
- Thưa cụ, cụ đánh mất gì đấy ạ?
- 2 em trả lời.
Luyện từ và câu
Tiết 31 : Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi
I. Mục tiêu
- HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi trẻ em.
- Biết những đồ chơi có lợi, có hại
- Tìm được những từ ngữ thể hiẹn tình cảm, thái độ của người chơi.
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ một số trò chơi, đồ chơi, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi hs đặt cau hỏi với người lớn, với bạn, với em.
+ Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm Vbt, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Yêu cầu Hs trình bày kết quả, bổ sung.
- Nhận xét chung.
+ Hãy giới thiệu cách chơi một trò chơi mà em thích?
Chốt về các trò chơi quen thuộc, bổ ích.
Treo bảng phụ, gọi hs đọc nội dung
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả, kết luận.
- Gọi HS đọc kết quả đúng.
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
Hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp , xây dựng tình huống, sử dụng thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.
- Gọi từng cặp trình bày.
- Nhận xét, sửa câu cho hs.
C. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức luyện tập.
- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
3 em viết bảng.
1 số em trả lời
Bài 1 
Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật...
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu
Trò chơi rèn luyện trí tuệ: x ... u cầu văn viết mạch lạc, đúng chủ đề ngữ pháp.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs chữa BT4.
- Tại sao cần phải giữu phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị?
- Muốn cho lời đề nghị, yêu cầu được lịch sự, ta phải làm ntn?
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm Vbt, 1 nhóm làm bảng phụ.
- Yêu cầu Hs trình bày kết quả, bổ sung.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu hs đọc lại các từ tìm được.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức.
- Ghi nhanh theo hs nói.
- Yêu cầu hs đọc lại các từ tìm được.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở, 1 em viết bảng phụ.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Sửa lỗi dùng từ diễn đạt, cho điểm bài tốt.
 C. Củng cố dặn dò
- Đọc một số đoạn văn hay để hs tham khảo.
- Nhận xét giờ học. Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 em chữa bài.
- Nối tiếp trả lời và nêu ví dụ.
Bài 1 
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: Va li. Cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn uống, điện thoại...
b. Phương tiện giao thông vànhững thứ liên quan: tàu thuỷ, bến tàu, tàu hở, ô tô, bến xe, vé xe, xe máy, xe đạp, xe xích lô...
c. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch: khách sạn, nhà nghỉ, hướng dẫn viên, phòng nghỉ, tua du lịch...
d. Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, đền chùa, di tích lịch sử, nhà bảo tàng...
Bài 2 
a. Đồ dùng cần cho chuyến thám hiểm: la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn uống, đèn pin, dao, vũ khí, bật lửa, ....
b. NHững khó năhn nguy hiểm cần vượit qua: lạc đường, thú dữ, mưa bão, núi cao, vực sâu, sa mạc, rừng rậm, cái đói, cái khát, sự cô đơn...
c. Những đức tính cần thiết cảu người tham gia đoàn thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, thích khám phá, không ngại khổ...
Bài 3 
-1 em đọc, lớp đọc thầm.
- làm việc cá nhân.
- Trình bày bài, một số em đọc đoạn văn trước lớp.
- Lớp nhận xét, sửa lỗi.
- lắng nghe, nêu nhận xét.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Luyện từ và câu
Tiết 60 : Câu cảm.
I. Mục tiêu
- HS hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
- Nhận diện được câu cảm.
- Biết chuyển các câu kể thành câu cảm
- Biết sử dụng câu cảm trong những tình huống cụ thể.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc đoạn văn viết về du lịch hoặc thám hiểm.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc câu ví dụ.
+ Hai câu văn trên dùng để làm gì?
+ Cuối các câu văn trên có dấu gì?
- KL: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên của người nói.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - yêu cầu hs nói một số câu cảm.
 3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT, 1 cặp làm vào bảng phụ.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Kết luận kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hướng dẫn cách làm bài.
- Yêu cầu Hs làm việc cá nhân vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Kết luận kết quả. 
 C. Củng cố dặn dò
+ Thế nào là câu cảm? Cho VD.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc.
- Lớp nhận xét.
I. Nhận xét
Câu nêu yêu cầu, đề nghị:
- Chà, con mèo mới đẹp làm sao!
( Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo )
- A! Con mèo này khôn thật!
( Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục về sự không ngoan của con mèo )
+ Cuối các câu văn có dùng dấu chấm than.
Ii. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ.
- 3-4 em nêu ví dụ.
Iii. luyện tập
Bài 1
- 1-2 em đọc.
- trao đổi cặp, làm bt.
- Nối tiếp nêu miệng trước lớp, nhận xét sửa các câu sai.
Bài 2 
- 1-2 em đọc.
- Làm vào VBT.
- Nối tiếp nêu miệng trước lớp, nhận xét sửa các câu sai.
- 2 em trả lời.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Luyện từ và câu
Tiết 61 : Thêm trạng ngữ cho câu.
I. Mục tiêu
- HS hiểu được thế nào là trạng ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ.
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu và biết đặt câu có trạng ngữ.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đặt một số câu cảm.
+ Câu cảm dùng để làm gì?
+ Nhờ dấu hiệu nào em có thể nhận biết được câu cảm.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Viết câu văn: Hôm nay, em được cô giáo khen.
- Yêu cầu hs xác định CN, VN trong câu.
- Nêu vấn đề.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 1,2,3.
- Yêu cầu HS đọc phần được gạch chân trong mỗi câu.
+ Phần được gạch chân giúp em hiểu gì ?
+ Em hãy đặt câu hỏi cho những phần được gạch chân?
- Ghi nhanh câu hỏi đúng của hs.
+ Em hãy thay đổi vị trí của các phần được gạch chân.
+ Khi ta thay đổi vị trí của các phần được gạch chân, nghĩa của câu có thay đổi không?
- KL: Các phần được gạch chân được gọi là trạng ngữ. Đó là thành phần phụ của câu dùng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích...của sự việc nêu trong câu.
+ Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - yêu cầu hs nói một số câu có trạng ngữ.
 3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT, 1 em làm vào bảng phụ.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu?
- Kết luận kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hướng dẫn cách làm bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT, 1 em làm vào bảng phụ.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, chữa lỗi dùng từ đặt câu cho hs. 
- Đọc cho hs 1 số đoạn văn tham khảo.
 C. Củng cố dặn dò
- gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học. 
Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 4-5 em nối tiếp đặt câu.
- 3 em đứng tại chỗ trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc câu- hs nêu ý kiến.
- Hôm nay, em được cô giáo khen.
 CN VN
I. Nhận xét
- Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I- ren
 trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
 + Nhờ tinh thần ham học hỏi giúp em hiểu nguyên nhân vì sao I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
+ sau này giúp em xác định được thời gian I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
+ Vì sao I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Nhờ đâu I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Bao giờ I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Khi nào I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?...
- Nối tiếp nhau nói câu đã được thay đổi vị trí của phần gạc chân.
+ ...Nghĩa của câu không thay đổi.
+ Câu hỏi: khi nào?, ở đâu?, vì sao?, để làm gì?... 
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
Ii. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ.
- 3-4 em nêu ví dụ.
Iii. luyện tập
Bài 1
- 1-2 em đọc.
- Làm việc cá nhân
- Nối tiếp nêu miệng trước lớp, nhận xét sửa các câu sai.
Bài 2 
- 1-2 em đọc.
- Làm việc cá nhân.
- 3-4 em đọc đoạn văn trước lớp.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- 1 em trả lời.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Luyện từ và câu
Tiết 62 : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
I. Mục tiêu
- HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
- Biết đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn, tìm sự việc phù hợp với trạng ngữ chỉ nơi chốn.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đặt một số câu có trạng ngữ và nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ đó.
- Gọi 1 số em nêu nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
+ Trạng ngữ có tác dụng gì?
- Nêu vấn đề.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 1.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và làm vào VBT.
- Gọi hs nêu kết quả. GV chữa bài trên bảng lớp.
+ Các trạng ngữ trên có ý nghĩa gì?
- Nêu tên gọi của TN.
+ Em hãy đặt câu hỏi cho những trạng ngữ trên ?
- Ghi nhanh câu hỏi đúng của hs.
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì? trả lời cho câu hỏi nào?
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
 - yêu cầu hs nói một số câu có trạng ngữ 
 chỉ nơi chốn.
 3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Kết luận kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hướng dẫn cách làm bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả, ghi nhanh các câu của hs.
- Nhận xét, chữa lỗi dùng từ đặt câu cho hs. 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ Cần thêm bộ phận nào để được câu hoàn chỉnh?
- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, chữa lỗi dùng từ đặt câu cho hs. 
- Yêu cầu hs trình bày vào VBT.
 C. Củng cố dặn dò
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 em đặt câu trên bảng.
- 3 em đứng tại chỗ trả lời.
- Lớp nhận xét.
+... dùng để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích...của sự việc nêu trong câu.
I. Nhận xét
a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy / nở tưng bừng.
TN chỉ nơi chốn CN VN
b. Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên
TN chỉ nơi chốn TN chỉ nơi chốn TN 
 mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về,
chỉ nơi chốn TN chỉ nơi chốn
 hoa sấu/ vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
 CN VN VN
 + Đều chỉ nơi chốn.
- Nối tiếp nhau nói câu hỏi.
+ Câu hỏi: ở đâu... 
- 2 em trả lời.
Ii. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ.
- 3-4 em nêu ví dụ.
Iii. luyện tập
Bài 1
- 1-2 em đọc.
- Làm việc cá nhân
- Nối tiếp gạch chân TN trên bảng phụ.
* Các trạng ngữ tìm được là:
+ Trước rạp,...
+ Trên bờ, ....
+ Dưới những mái nhà ẩm nước, .....
Bài 2 
- 1-2 em đọc.
- Làm việc cá nhân.
- Nối tiếp nêu câu.
- Nhận xét, sửa lỗi.
Bài 3
- 1-2 em đọc.
+ Thêm CB, VN.
- Làm việc nhóm 4, viết tất cả các câu tìm được vào bảng phụ.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- hs trình bày vào VBT.
- 1 em trả lời.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doc3. LUYEN TU VA CAU.doc