Giáo án Luyện từ và câu 4 tiết 53: Câu khiến

Giáo án Luyện từ và câu 4 tiết 53: Câu khiến

Tên bài dạy: Câu khiến tiết 53

A.Mục tiêu:

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.

 - Nận biết được câu khiến trong đoạn trích; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bản, với anh chị hoặc với thầy cô.

- GD HS có ý thức nói và viết câu đúng ngữ pháp.

B. Chuẩn bị:

- GV : bảng phụ

- HS: SGK

 

doc 2 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1427Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 tiết 53: Câu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy Môn L –T & câu Tuần 27
Ngày soạn: 15 – 03 – 2010
Ngày dạy: 16 – 03 – 2010
Tên bài dạy: Câu khiến tiết 53
Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
 - Nận biết được câu khiến trong đoạn trích; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bản, với anh chị hoặc với thầy cô.
- GD HS có ý thức nói và viết câu đúng ngữ pháp.
B. Chuẩn bị:
- GV : bảng phụ 
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định:
Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- tập, dụng cụ học tập
- Bài mới: Câu khiến
Hoạt động 2:
- HD HS tìm hiểu bài
+ Thảo luận: nhóm đôi
- Bài 1,2/87: (nhận xét)
- Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?
- Mời sứ giả vào đây cho con! Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
- Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
- Dấu chấm than ở cuối câu.
+ Cả lớp:
- Bài 3/87: Em hãy nói với bạn bên cạnh một câu để mượn quyển vở, viết lại câu ấy?
- Cho mình quyển vở của cậu với.
- Làm ơn cho tới mượn quyển vở của cậu một lát.
- Vì sao những câu này đặt dấu chấm ở cuối câu?
- Đặt dấu chấm ở cuối câu khi đó là lời yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng.
- Nam ơi, cho tớ mượn quyển vở của bạn với!
- Nam này, hãy cho tớ mượn quyển vở của cậu nhé!
- Tại sao phải đặt dấu chấm than cuối câu?
- Đặt dấu chấm than ở cuối câu khi lời đề nghị mạnh mẽ.
- Với lời yêu cầu đề nghị mạnh mẽ thường có các từ hãy, đừng, chớ, nên phải.trước động từ trong câu hoặc có hô ngữ ở dấu câu, có từ nhé, thôi, nàoở cuối câu.
- Thế nào là câu khiến?
- Câu khiến dùng để yêu cầu đề nghị, mong muốncủa người nói người viết với người khác.
- Cho HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
Hoạt động 3:
- Bài 1tr 88: Làm miệng
- Tìm câu khiến trong đoạn văn sau
Câu khiến:
a) Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
b) Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
c) Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
d) Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
- Bài 2 tr 89: làm vở
- Tìm câu khiến trong sách tiếng việt?
 Bài Ga-vrot ngoài chiến lũy
- Vào ngay!
- Tờ đi thôi! Ga-vrot nói.
Bài vương quốc vắng nụ cười
- Dẫn nó vào! Đức vua phấn khỏi ra mặt.
- Bài 3 tr 89: Làm vở
+ Với bạn:
- Cho mình mượn bút của bạn một tí!
- Anh cho em mượn qủa bóng của anh một lát nhé!
+ Với cô giáo:
- Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!
Hoạt động 4:
+ Hái hoa:
- Thế nào là câu khiến?
2 HS
- Đặt 1 câu khiến?
Tổng kết- Đánh giá
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Cách dặt câu khiến.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53.doc