Tên bài dạy: Cách đặt câu khiến tiết 54
A.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
- Biết chuyển câu kể thành câu khiến; bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp; biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học.
- GD HS có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
B. Chuẩn bị:
- GV : bảng phụ
- HS: SGK
Kế hoạch bài dạy Môn L –T & câu Tuần 27 Ngày soạn: 17 – 03 – 2010 Ngày dạy: 18 – 03 – 2010 Tên bài dạy: Cách đặt câu khiến tiết 54 Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến. - Biết chuyển câu kể thành câu khiến; bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp; biết đặt câu với từ cho trước ( hãy, đi, xin) theo cách đã học. - GD HS có ý thức viết câu đúng ngữ pháp. B. Chuẩn bị: - GV : bảng phụ - HS: SGK C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát - Kiểm tra kiến thức cũ: Câu khiến - Thế nào là câu khiến? - Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác. - Khi viết cuối câu khiến có gì? - Khi viết cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm cảm. - Đặt 1 câu khiến để nói với bạn? - 1 HS đặt - Bài mới: Cách đặt câu khiến Hoạt động 2: - HD HS tìm hiểu bài + Thảo luận: nhóm đôi - Hãy chuyển câu kể sau thành câu khiến bằng một trong các từ sau: thêm hãy, đừng ,chớ vào trước động từ - Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương. - Nhà vua hãy hoàn gươm cho Long Vương! - Nhà vua nên hoàn gươm lại cho long Vương! - Thêm đi thôi vào cuối câu - Nhà vua hoàm gươm lại cho Long Vương đi! - Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương thôi! - Thêm đề nghị, xin, mong đầu câu - Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi! - Với yêu cầu đề nghị mạnh ( hãy, đừng) cuối câu có đặt dấu chấm than. Với yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng cuối câu có dấu chấm. - Muốn đặt câu khiến có thể dùng những cách nào? - Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phảiva2o trước động từ. - Thêm các từ lên, đi , thôi, nàovào cuối câu. - Thêm các từ đề nghị xin mong, vào đầu câu. - Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến. - Cho học sinh đọc ghi nhớ - Học sinh đọc Hoạt động 3: - Bài 1 tr 93: Làm miệng Mẫu: Nam đi học. Nam đi học đi! Nam phải đi học! Nam hãy đi học! - Thanh đi lao động. - Thanh phải đi lao động! - Thanh nên đi lao động! - Đề nghị Thanh đi lao động! Ngân chăm chỉ. - Ngân phải chăm chỉ lên! - Ngân hãy chăm chỉ nào! - Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn! Giang phấn đấu học giỏi. - Giang phải phấn đấu học giỏi! - Giang cần phấn đấu học giỏi! - Giang nên phấn đấu học giỏi! - Bài 2 tr 93: làm phiếu bài tập a) Với bạn: - Ngân cho tớ mượn bút của cậu với! - Ngân ơi, cho tớ mượn cái bút nào! b) Với bố của bạn: - Xin phép cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ! - Thưa bác, bác cho cháu nói chuyệ với bạn Giang ạ! c) Với một chú: - Nhờ chú chỉ giúp nhà bạn Oanh ạ! - Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ! - bài 3 tr 93: Làm phiếu bài tập a) Câu khiến có hãy trước động từ: - Bạn hãy giúp mình giải bài toán này với! - Bạn hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này nhé! b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ: - Chúng ta cùng học nào! - Chúng ta về đi! - Chủ nhật này chúng mình đi xem phim đi! c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ - Xin mẹ cho con đến nhà bạn Ngân! - Xin thầy cho con vào lớp ạ! - Bài 4 tr 93: Làm vở: Nêu tình huống có thể dùng câu khiến nói trên a) Em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải: - Hãy giúp mình giải bài toán này với! b)Em rủ các bạn cùng làm một việc gì đó: - Chúng ta về đi! c) Xin người lớn cho phép làm một việc gì đó: Xin mẹ cho con đến nhà bạn Ngân ạ! Hoạt động 4: + Hái hoa: - Muốn đặt câu khiến ta có thể dùng cách nào? 3 HS - Chuyể câu kể sau thành câu khiến: Em làm bài. - Đặt câu khiến có phải trước động từ? Tổng kết- Đánh giá - Nhận xét – Tuyên dương. - Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Du lịch thám hiểm.
Tài liệu đính kèm: