Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 26

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 26

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1), biết xác định CN, VN trong mỗi đoạn câu kể Ai là gì ? đã tìm được (BT2).

- Viết được đoạn văieọt nam ngắn có dùng câu kể Ai là gì ? (BT3)

II. Đồ dùng:

- Phiếu học tập, giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Bài cũ:

- 1 HS nói nghĩa của 3 – 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.

- 1 em làm bài tập 4.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn làm bài tập:

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mọn: LUYÃÛN Tặè VAè CÁU
Bài: Luyện tập về câu kể "Ai là gì ?"
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1), biết xác định CN, VN trong mỗi đoạn câu kể Ai là gì ? đã tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văieọt nam ngắn có dùng câu kể Ai là gì ? (BT3)
II. Đồ dùng:
- Phiếu học tập, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- 1 HS nói nghĩa của 3 – 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.
- 1 em làm bài tập 4.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, tìm các câu kể “Ai là gì?” có trong mỗi đoạn văn và nêu tác dụng của nó.
- Phát biểu ý kiến, 1 số HS làm bài vào phiếu.
- GV dán phiếu lên bảng, nhận xét và chốt lời giải đúng:
Câu kể “Ai là gì?”
Tác dụng
- Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Câu giới thiệu.
- Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
Câu nêu nhận định.
- Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Câu giới thiệu.
- Cần trục là cánh tay đắc lực của các chú công nhân.
Câu nêu nhận định.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
- Nguyễn Tri Phương/ là người Thừa Thiên.
- Cả hai ông/ đều không phải là người Hà Nội.
- Ông Năm/ là dân ngụ cư của làng này
- Cần trục/ là cánh tay đắc lực của các chú công nhân.
+ Bài 3: HS khá - giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu theo yêu cầu của BT 3.
GV nêu yêu cầu và gợi ý cho HS: 
- Cần tưởng tượng tình huống.
- Giới thiệu thật tự nhiên.
HS: 1 HS giỏi làm mẫu.
- Cả lớp viết đoạn giới thiệu vào vở.
- Từng cặp HS chữa bài cho nhau.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn và chỉ rõ câu kể “Ai là gì?”.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết lại bài.
Mọn: LUYÃÛN Tặè VAè CÁU
Bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm 
I. Mục tiêu:
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cũng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1).
- Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3).
- Biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5)
II. Đồ dùng:
Bảng phụ, từ điển 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS thực hành đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và gợi ý của GV.
- Dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để tìm từ.
- Cả lớp làm vào vở, 1 số em làm vào phiếu và dán lên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Cùng nghĩa với “Dũng cảm” là: 
đ Can đảm, can trường, gan, gan dạ, dan góc, gan lì, bạo dạn, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm 
+ Trái nghĩa với “Dũng cảm” là:
đ Nhát, nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn nhát, hèn hạ, nhu nhược, khiếp sợ 
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu và gợi ý HS.
HS: Cả lớp nghe sau đó suy nghĩ đặt câu với từ vừa tìm được.
- Nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
VD: Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét sửa lời giải đúng:
- Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
- Khí thế dũng mãnh.
- Hy sinh anh dũng.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và các thành ngữ.
- Từng cặp trao đổi sau đó trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Nhẩm học thuộc lòng các thành ngữ.
+ Bài 5: 
HS: 1 em nói lại yêu cầu của bài.
- Cả lớp suy nghĩ đặt câu.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- GV nghe và sửa lại cho HS nếu câu chưa hợp lý.
VD: 	- Bố tôi là người đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
	- Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
	- Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Yêu cầu HS về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở bài tập 4.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc