Giáo án Luyện từ và câu 4 kì 1 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án Luyện từ và câu 4 kì 1 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

 Tuần 1.

TIẾT 1:

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I. MỤC TIÊU

• Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh. ND ghi nhớ.

• Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ở ( mục III)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

• Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức:

2.Kểm tra bài củ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới

Giới thiệu bài:

- GV nêu: Để Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh. Tiết học hôm nay sẽ học bài “ Cấu tạo của tiếng”.

 

doc 90 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 780Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 kì 1 - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1.
TIẾT 1:
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU
Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh. ND ghi nhớ.
Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu ở ( mục III)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định tổ chức: 
2.Kểm tra bài củ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Giới thiệu bài:
_ Hát vui.
- GV nêu: Để Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh. Tiết học hôm nay sẽ học bài “ Cấu tạo của tiếng”.
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm 
Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
- Yêu cầu 1: Hs đếm sốtiếng trong câu tục ngữ.
- Tất cả HS đếm thầm.
Kết quả: câu 1: 6 tiếng ; câu 2: 8 tiếng.
- 1 hoặc 2 HS làm mẫu trước lớp.
- Cả lớp đếm thành tiếng, vừa đếm, vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn.
- Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng "bầu" ghi kết quả vào bảng.
- Tất cả HS đánh vần thầm.
- Một HS làm mẫu: đánh vầøn thành tiếng.
- Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con: bờ-âu-bâu-huyền-bầu
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng "bầu"
- Cả lớp suy nghĩ để trả lời. Trao đổi theo cặp.
- 1 hoặc 2HS trình bày.
- Tiếng "bầu" gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm va øcử đại diện lên bảng.
 + Mỗi nhóm phân tích 1, 2 tiếng. Yêu cầu HS kẻ vào vở và điền bảng sau:
Tiếng
Aâm đầu
Vần
Thanh
+ Rút ra nhận xét về cấu tạo của tiếng. GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích:
- HS trảlời:
 Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? 
- Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
 Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng : thương,lấy, bí, cùng,tuy, rằng, khác, giống,nhưng, chung, một, giàn.
 Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- Tiếng : ơi chỉ có phần vần và thanh, không có âm đầu.
2,Ghi nhớ:
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- GVsử dụng bảngphụ đã viết sẵn sơ đồcấu tạo của tiếngvà giải thích:mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận: âm đầu-vần-thanh.tiếng nào cũng phải có thanh. Có tiếng không có âm đầu
-3-4 HS lần lượt đọc Ghi nhớ trong SGK.
Kết luận :
- Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Chú ý thanh ngang không được đánh dấu khi viết,còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc dưới âm chính của vần. 
Hoạt động 2 :Luyện tập
Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng nhận diện các bộ phận của tiếng, từ trong câu. 
Cách tiến hành :
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài
-HS đọc yêu cầu bài.
 - Gọi đại diện HS sửa bài
- HS làm vở, mỗi bàn phân tích 1 tiếng.
4. Củng cố
Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
_ HS trả lời.
5. Dặn dò:
Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài mới“Luyện tập về cấu tạo của tiếng”.
Tuần 1.	 TIẾT 2.
LUYỆN TỪ TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. MỤC TIÊU
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở bài tập 1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở bài tập 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt độngcủa GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
KT bài " Cấu tạo của tiếng".
- 3 HS đọc thuộc ghi nhớ và phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu " Lá lành đùm lá rách" ghi vào sơ đồ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Giới thiệu bài
_ Hát vui.
_ 3 HS đọc.
- GV nêu: Để điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần, thanh). Tiết LTVC hôm nay sẽ học bài “luyện tập về cấu tạo của tiếng”.
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Mục tiêu :
- HS luyện tập phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu thơ và văn vần nhằm củng cố thêm kiến thức đã học.
Cách tiến hành :
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề, đọc lời giải của mẫu SGK
- HS đọc đề, đọc lời giải mẫu .
- HS làm việc theo nhóm.
Bài 2: Hướngdẫn: 2 Tiếng có vần với nhau trong 2 câu trên la øngoài, hoài
- HS làm bài.
Bài 3: Cho HS các nhóm bàn thi đua với nhau làm đúng và nhanh.
- HS đọc đề, các nhóm thi đua với nhau.
Bài4: Hai tiếng vầvới nhau là 2 tiếng có vần giống nhau ( giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)
- HS làm bài.
Bài 5: Hướng dẫn: Đây là câu đố chữ ghi tiếng nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng
-2-3 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thi giải đúng, nhanh bằng cách ghi ra giấy nộp.
4.Củng cố :
Hỏi: HS nêu cấu tạo của tiếng, cho ví dụ.
_ HS nêu.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương, khen thưởng HS.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : "Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết".
Tuần 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 3. MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT.
I.MỤC TIÊU
Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm thương người như thể thương thân ( BT1, BT4) ; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “ nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người. ( BT2,3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn các cột a,b,c,d của BT1.
Viết sẵn các từ mẫu để HS điền tiếp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần:	 có 1 âm: bà, ba, mẹ, cô, chú có 2 âm: bác, thím, cháu, 
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- 2 HS thực hiện.
Giới thiệu bài 
- Tiết LTVC hôm nay , các em sẽ được tìm hiểu qua bài Mở rộng vốn từ: nhân hậu, đoàn kết.
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Mục tiêu :
- Hệ thống hoá được những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm " Thương người như thể thương thân" từ đó biết cách dùng các từ ngữ đó.
- Mở rộng thêm vốn từ về lòng nhân hậu, đoàn kết, luyện cách sử dụng các từ ngữ đó trong câu.
Cách tiến hành :
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề
- HS đọc đề
-Yêu cầu HS nêu lại các bài Tập đọc đã học.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- GV hướng dẫn chữa bài
- HS nêu lại.
- HS làm bài
- HS soát lại
Bài 2: 
- Yêu cầu các nhóm làm việc, dán kết quả lên bảng
- HS trao đổi nhóm.
Bài 3: 
- Yêu cầu mỗi HS tự đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1từ ở nhóm b.
- GV chốt lại( SGK): . Anh ấy là công nhân.
 . Bà là người rất nhân từ, độ lượng.
- HS đọc đề.
-HS tiếp nối nhau đọc câu
- Trọng tài cùng cả lớp nhận xét.
Bài4: 
- Yêu cầu mỗi nóm cử 3 đại diện nối nhau nói nội dung khuyên bảo từng câu
- HS đọc đề.
- Các nhóm trao đổi nhau về lời khuyên trong 3 câu tục ngữ.
4. Củng cố
Yêu cầu mỗi HS tự đặt câu với 1 từ ở nhóm a,
_ HS thực hiện.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.Tuyên dương, khen thưởng HS.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài, làm bài tập 2,3 và chuẩn bị bài tiết sau: "Dấu hai chấm".
Tuần 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 4.
DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU
Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu ( ND Ghi nhớ).
Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ( BT1) ; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn ( BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ vẽ sẵn nội dung cần ghi nhớ trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
	- KT bài :"Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết"
	 + 2 HS làm BT2.
	 +4 HS đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1 câu với 1từ ở nhóm b.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài 
- Tiết LTVC hôm nay , các em sẽ được tìm hiểu qua bài Dấu hai chấm
- Nghe GV giới thiệu bài.
_ HS nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu :
- Biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu, báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
- Gv nêu yêu cầu HS lần lượt đọc từng câu văn, câu thơ, nhận xét tác dụng của dấu hai chấm 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc theo yêu cầu của GV.
 Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép
 Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
 Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau la ølời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch,
2,Ghi nhớ:
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS mở sách đọc ghi nhớ
- 2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ
Hoạt động 2 :Luyện tập
Mục tiêu :
- Biết dùng dấu hai chấm khi viết bàivăn. 
Cách tiến hành :
Bài 1: Cho 2 HS đọc nội dung bài
-2HS đọc nội dung bài(mỗi em đọc một ý).
- GV nêu yêu cầu HS trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm 
- HS phát biểu.
 - Gọi đại diện HS sửa bài
 +Câu a: . Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp vớ ...  ngữ.
- HS nhẩm HTL, thi HTL các thành ngữ, tục ngữ.
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 3:
- GV hướng dẫn HS làm bài,nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của BT.
-1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS trao đổi theo cặp, đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố
_ Nêu nghĩa 1 số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm.
_ HS nêu.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ những từ ngữ về trò chơi; chuẩn bị tiết sau: “Câu kể”.
TUẦN 16:
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU
Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1) mục III ; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giấy khổ to viết lời giải BT.I.2 và 3.
1 tờ phiếu khổ to viết những câu văn để HS làm BT.III.1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ 
	- KT bài :"Mở rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi” ; + 2HS làm bài tập 2,3.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Tiết LTVC hôm nay, sẽ học bài “ Câu kể”
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- HS hiểu thể nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2:
Bài tập 1:
- GV nhận xét, chốt lại lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
 Bài tập 2:
- Gv giúp HS phân tích từng câu xem câu đó được dùng làm gì.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- HS dán bài làm lên bảng, cả lớp nhận xét.
 Bài tập 2:
- GV nhắc các em cố gắng nêu được ví dụ minh họa cho ý kiến của mình.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- GV nhận xét, dán tờ phiếu, ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận : 
1. Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
 -Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
 -Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
2. Cuối câu kể có dấu chấm.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV phát phiếu cho từng nhóm.
- HS trao đỏi theo nhóm.
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS làm bài.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS làm mẫu.
- HS làm việc cá nhân, HS nối tiếp nhau trình bày.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
4. Củng cố, 
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
_ HS nêu.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà hoàn chỉnh BT.III.2 vào vở, chuẩn bị bài tiết sau:"Câu kể Ai làm gì?”
Tuần 17:
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU
_ Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể ai làm gì? ( ND Ghi nhơ).
_ Nhận biết được câu kể ai làm gì/ trong đoạn văn và xác định đươv5 chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III) ; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể ai làm gì? (BT3, mụcIII).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giấy khổ to viết sẵn từng câu trong đoạn văn ở BT.I.1. để phân tích mẫu.
1 số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT.I.2.3.
3,4 tờ phiếu viết nội dung BT.III.1.
3 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn ở BT.III.1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ 
	- KT bài :"Câu kể”
	+ 2HS làm bài tập 2.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay sẽ học LTVC bài “Câu kể ai làm gì ?”.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?.
-Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì ?..
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2:
- GV cùng HS phân tích mẫu câu 2.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi theo cặp, phân tích tiếp những câu còn lại.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
-Cả lớp nhận xét.
 * GV hướng dẫn Bài tập 3:
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho mẫu câu thứ hai.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận : 
Câu kể Ai làm gì ? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì) ?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: làm gì ?
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì ? vào bài viết.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV phát phiếu cho từng nhóm.
- HS làm bài cá nhân, tìm các câu kể mẫu Ai làm gì ? có trong đoạn văn.
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS sửa bài.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhận xét.
4. Củng cố
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
_ HS nêu.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, làm bài tập 3 (phần Luyện tập) vào vở, chuẩn bị bài tiết sau:"Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?”
Tuần 17:
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
 _ Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể ai làm gì? ( ND Ghi nhớ).
 _ Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập ( mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
3 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì ? tìm được ở BT.I.1. để HS làm BT.I.2.
1 số tờ phiếu viết các câu kể Ai làm gì ? ở BT.III.1.
1 số tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT.III.2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ
 - KT bài :"Câu kể Ai làm gì?”
 + 2HS làm bài tập 3 (Phần Luyện tập).
 - GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Hát vui.
- HS thực hiện.
Giới thiệu bài
- Hôm nay học LTVC bài “Vị ngữ trong câu kể ai làm gì?”
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu : 
- HS hiểu trong câu kể Ai làm gì?, VN nêu lên hoạt động của người hay vật.
- Nắm được VN trong câu kể Ai làm gì ? thường do ĐT và cụm ĐT đảm nhiệm.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2:
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
a, Yêu cầu 1:
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm câu kể, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
b, Yêu cầu 2,3:
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở hoặc VBT.
- GV dán bảng 3 băng giấy viết 3 câu văn, mời 3 HS lên bảng gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được, trình bày lời giải, kết hợp nêu ý nghĩa của VN..
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
-Cả lớp nhận xét.
 c, Yêu cầu 4:
- GV hướng dẫn HS .
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận : 
1. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật ( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
2. Vị ngữ có thể là:
- Động từ.
- Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc ( cụm động từ).
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : 
- Biết vận dụng kiến thức vừa học vào giải bài tập.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV phát phiếu cho từng nhóm.
- HS làm bài cá nhân, tìm các câu kể mẫu Ai làm gì ? có trong đoạn văn.
- HS trả lời, tiếp tục xác định bộ phận Vn trong câu bằng cách gạch dưới VN, GV phát phiếu cho 3,4 HS làm bài.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS sửa bài.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhận xét.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh, nói 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu câu Ai làm gì ?
- HS quan sát tranh, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
_ HS nêu.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, chuẩn bị bài tiết sau:"Ôân tập cuối kì I”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an LTVC4HieuNTo 2.doc