Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 28 đến 34

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 28 đến 34

TUẦN 28

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

-Nghe- Viết đúng chính tả bài, trình bày đẹp đoạn văn miêu tả “Hoa giấy “

-Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

II. Đồ dùng dạy học:

-3 Giấy khổ to để 3 HS làm BT2 các ý ( a, b.c ) trên giấy .

-Tranh, ảnh minh họa cho đoạn văn ở BT1

III. Hoạt động trên lớp:

1. Giới thiệu bài:

-Nêu mục tiêu tiết học, ghi bài lên bảng

2. Nghe - Viết chính tả (Hoa giấy )

-GV đọc bài “Hoa giấy”. Sau đó 1 HS đọc lại.

HS theo dõi SGK – HS đọc thầm lại đoạn văn

-GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn

3.Hướng dẫn HS viết từ khó

-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết – GV treo tranh :

-Hỏi : Bài văn cho ta biết điều gì ?

-HS gấp sách - Đọc chính tả cho HS viết.

-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.

4. Đặt câu :

-HS đọc yêu cầu BT2 – GV hỏi :

+ BT 2A yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học ?

.+ BT 2b yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?

+BT 2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?

- HS làm vào vở – phát phiếu cho 3 hs làm – gọi HS nêu kết quả .

- HS dán phiếu đã làm lên bảng

- GV và HS nhận xét .

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 28 đến 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
-Nghe- Viết đúng chính tả bài, trình bày đẹp đoạn văn miêu tả “Hoa giấy “
-Ôn luyện về 3 kiểu câu kể Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ? 
II. Đồ dùng dạy học: 
-3 Giấy khổ to để 3 HS làm BT2 các ý ( a, b.c ) trên giấy .
-Tranh, ảnh minh họa cho đoạn văn ở BT1
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học, ghi bài lên bảng 
2. Nghe - Viết chính tả (Hoa giấy ) 
-GV đọc bài “Hoa giấy”. Sau đó 1 HS đọc lại.
HS theo dõi SGK – HS đọc thầm lại đoạn văn 
-GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn 
3.Hướng dẫn HS viết từ khó 
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết – GV treo tranh : 
-Hỏi : Bài văn cho ta biết điều gì ? 
-HS gấp sách - Đọc chính tả cho HS viết.
-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
4. Đặt câu : 
-HS đọc yêu cầu BT2 – GV hỏi : 
+ BT 2A yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học ? 
.+ BT 2b yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
+BT 2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
- HS làm vào vở – phát phiếu cho 3 hs làm – gọi HS nêu kết quả .
- HS dán phiếu đã làm lên bảng 
- GV và HS nhận xét .
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, bài viết của hs – về nhà làm lại BT2.
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng 
- HS đọc thầm 
- HS tìm và GV chốt lại.
-Các tư øngữ : (Rực rỡ, trắng muốt, trinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát ,..)
- Ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của loài Hoa giấy 
- HS viết bài.
- HS đổi bài. soát lỗi.
-1 HS đọc – lớp suy nghĩ trả lời 
a./Ai làm gì ?
b/ Ai thế nào ?
c/ Ai là gì ? 
-HS thực hiện theo Hd của GV .
- Lớp nhận xét – chốt lời giải đúng 
- HS 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 6)
I. Mục tiêu: 
-Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể : Ai Làm gì ? Ai thế nào ? và Ai là gì ? 
-Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể .
II. Đồ dùng dạy học: 
-Phiếu kẻ bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể (BT1) ; 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1 . Một tờ phiếu viết đoạn văn BT2 .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài:
 Nêu mục tiêu của tiết học.
2.Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT1
- GV phát phiếu cho các nhóm HS làm bài 
( xem lại các tiết LTVC tuần 17 -19 ; 21-22; 24-25 ) SGK 
Yêu cầu nhóm hs tự làm bài điền nhanh vào bảng so sánh .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài 
- GV nhận xét, kết luận bài làm của HS .
-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK 
- Đại diện HS trình bày .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
Ai làm gì ?
Ai thế nào ?
Ai là gì ?
Định nghĩa
- CN trả lời câu hỏi : Ai (con gì )?
-VN trả lời câu hỏi : Làm gì ? 
- VN là ĐT, cụm ĐT 
- CN trả lời câu hỏi : Ai (con gì, cái gì )?
-VN trả lời câu hỏi : Thế nào ? 
- VN là: ĐT, cụm ĐT, TT, cụm TT
- CN trả lời câu hỏi : Ai (con gì, cái gì )?
-VN trả lời câu hỏi : Là gì? 
- VN thường là: DT, cụm DT .
Ví dụ
Các cụ già nhặt cỏ, đốt rác 
Bên đường, cây cối xanh um 
Hồng vân là học sinh lớp 4 A
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu BT2 
-GV HD HS lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn 
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến 
– GV chốt lại lời giải đúng .
Câu - Kiểu câu – Tác dụng
Câu 1 : ( Ai là gì ?) - Giới thiệu nhân vật tôi 
Câu 2 : ( Ai làm gì ? ) – Kể các hoạt động nhân vật tôi 
Câu 3 : ( Ai thế nào ?) – Kể về đặc điểm , trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông 
Bài tập 3 : 
 -GV nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS cần sử dụng : 
+Câu kể Ai là gì ? để giới thiệu Bác sĩ Ly 
+Câu kể Ai làm gì ? để kể về hành động của Bác sĩ Ly.
+Câu kể Ai thế nào ? đẻ nói về đặc điểm, tính cách của Bác sĩ Ly .
Yêu cầu hs viết đoạn văn 
- HS nối tiếp đọc bài làm 
3. Củng cố - dặn dò : 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị bài kiểm tra.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK 
- Đại diện HS trình bày .
– HS suy nghĩ làm bài theo yêu cầu của GV.
-HS nhận xét, bổ sung. 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài vào phiếu 
- Đại diện báo cáo kết quả 
– Lớp nhận xét, bổ sung.
==============T]T===============
TUẦN 29
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I.Mục tiêu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm.
2. Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số tờ giấy để HS làm BT1.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1 Bài mới:
 ¶ Giới thiệu bài:
 Vào những ngày hè, các em thường đi du lịch với gia đình hoặc được trường tổ chức cho đi. Chúng ta rất cần biết những gì liên quan đến du lịch, đền những địa danh gắn liền với hoạt động du lịch trên đất nước ta. Bài học hôm nay Cô sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về Du lịch – Thám hiểm 
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
 -GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
 -Cho HS trình bày ý kiến.
 -GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
 Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
 * Bài tập 2:
 -Cách tiến hành như BT1.
 -Lời giải đúng:
 Ý c: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
 * Bài tập 3: 
 -Cho HS đọc yêu cầu BT3.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại.
 -Đi một ngày đànghọc một sàn khôn. Nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn. Hoặc: Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
 * Bài tập 4:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc: Chia lớp thành các nhóm 
+ lập tổ trọng tài + nêu yêu cầu BT 
+ phát giấy cho các nhóm.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS thi trả lời nhanh: GV cho 2 nhóm thi trả lời nhanh – mẫu, sau đó, các nhóm khác làm tương tự.
 -Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
 a). sông Hồng
 b). sông Cửu Long
 c). sông Cầu
 e). sông Mã
 g). sông Đáy
 h). sông Tiền, sông Hậu
 d). sông Lam
 i). sông Bạch Đằng
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ ở BT4 và học thuộc câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàn khôn.
- Học sinh hát - ổn định lớp để vào tiết học .
- 02 học sinh lên bảng thực hiện kiểm tra theo yêu cầu giáo viên 
+ Học sinh khác nhận xét , sửa chữa.
- 02 học sinh nhắc lại tựa bài học 
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Một số HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ + tìm câu trả lời.
-HS lần lượt trả lời.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài vào giấy.
-Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi a, b, c, d. Nhóm 2 trả lời.
-Nhóm 2 đọc 4 câu hỏi e, g, h, i. Nhóm 1 trả lời.
-Đại diện các nhóm lên dán bài làm trên bảng.
-Lớp nhận xét.
==============T]T===============
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I.Mục tiêu:
1. HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
2. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; Biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
II.Đồ dùng dạy học:
 -1 tờ phiếu ghi lời giải BT2 + 3 (phần nhận xét).
 -Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT4 (phần luyện tập).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Theo em những hoạt động nào được gọi là du lịch ?
 * Theo em thám hiểm là gì 
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
 a). Giới thiệu bài:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2 + 3 + 4.
 * Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị trong mẫu chuyện đã đọc.
 * Em hãy nêu nhận xét về cách nêu yêu cầu của 2 bạn Hùng và Hoa.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 +Các câu: nêu yêu cầu, đề nghị có trong mẫu chuyện là:
 ¶ Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi (lời Hùng nói với bác Hai).
 ¶ Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy (lời Hùng nói với bác Hai).
 ¶ Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. (Lời của Hoa nói với bác Hai).
 +Nhận xét về cách nói của Hùng và Hoa.
 ¶ yêu cầu của Hùng với bác Hai là bất lịch sự.
 ¶ Yêu cầu của Hoa nói với bác Hai là cách nói lịch sự.
 * Bài tập 4:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT4.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS phát biểu.
 -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 ¶ Lời yêu cầu lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp.
 VD: Lời yêu cầu, đề nghị của Hoa với bác Hai là lời nói lịch sự.
 b). Ghi nhớ:
 -Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
 -GV có thể chốt lại một lần nội dung ghi nhớ + dặn HS học thuộc ghi nhớ.
 c). Phần luyện tập:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT1.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày ý kiến.
 -GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 +Ý b: Lan ơi, cho tớ mượn cái bút !
 +Ý c: Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không ?
 * Bài tập 2:
 -Cách tiến hành như BT1.
 -Lời giải đúng: Cách trả lời b, c, d là cách trả lời đúng. Ý c, d là cách trả lời hay hơn.
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
 a).Câu Lan ơi, cho tớ về với ! là lời nói lịch sự vì có từ xưng hô Lan, tớ. Từ ơi, với thể hiện quan hệ thân mật.
 -Câu: Cho đi nhờ một cái ! là câu nói bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.
 b). Câu Chiều nay, chị đón em nhé ! là câu nói lịch sự, có từ nhé thể hiện sự đề nghị thân mật.
 -Câu Chiều nay, chị phải đón em đấy ! là câu nói không lịch sự, có tính bắt buộc.
 c). Câu Đừng có mà nói như thế ! Câu thể hiện sự khô khan, mệnh lệnh.
 -Câu Theo tớ, cậu không nên nói như 
thế ! thể hiện sự lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục.
 d). Câu Mở hộ cháu cái cửa ! là câu nói cộc lốc.
 -Câu Bác mở giúp cháu cái cửa này với ! thể hiện sự lịch sự, lễ độ vì có cặp từ xưng hô bác, cháu và từ giúp.
 * Bài tập 4 :
 -Cho HS đọc yêu cầu BT4.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài: GV phát giấy cho 3 HS.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò :
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ, viết vào vở 4 câu khiến.
-HS1 trả lời:
* Đi du lịch là hoạt động đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
-HS2 trả lời:
* Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
-HS đọc thầm mẩ ... từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt.
2. Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số tờ giấy khổ rộng kẻ bảng nội dung các BT1, 2, 3.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ :
 -Kiểm tra 2 HS.
 +HS 1 nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước.
 +HS 2 đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về tinh thần lạc quan yêu đời, biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan trong hoàn cảnh khó khăn.
 b). Phần nhận xét:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
Câu
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rất lạc quan
+
Chú ấy sống rất lạc quan
+
Lạc quan là liều thuốc bổ
+
 * Bài tập 2:
 -Cách tiến hành như BT1.
 -GV chốt lại lời giải đúng:
 +Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng” là: lạc quan, lạc thú
 +Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại”, “sai” là : lạc hậu, lạc điệu, lạc đề
 * Bài tập 3:
 -Cách tiến hành như BT1.
 -Lời giải đúng:
 +Những từ trong đó quan có nghĩa là “quan lại” là: quan quân
 +Những từ trong đó quan có nghĩa là “nhìn, xem” là: lạc quan (lạc quan là cái nhìn vui, tươi sáng, không tối đen ảm đạm).
 +Những từ trong đó quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó” là: quan hệ, quan tâm.
 * Bài tập 4:
 -Cách tiến hành như BT1.
 -Lòi giải đúng:
 a). Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta: Gặp khó khăn là chuyện thường tình không nên buồn phiền, nản chí (cũng giống như dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh co, khúc rộng, khúc hẹp: con người có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn 
 b). câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” khuyên con người phải luôn kiên trì nhẫn nại nhất định sẽ thành công (giống như con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ).
3. Củng cố - dặn dò :
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà HTL 2 câu tục ngữ ở BT4 + đặt 4 à 5 câu với các từ ở BT3.
-HS trả lời.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Các nhóm làm vào giấy.
-Đại diên nhóm lên dán kết quả lên bảng.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào VBT.
-HS chép lời giải đúng vào VBT.
==============T]T===============
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I.Mục tiêu:
1. Hiểu được tác dụng và mục đích của trạng ngữ chỉ mục đích (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ?)
2. Nhận xét trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một tờ giấy viết nội dung BT1, 2 (phần luyện tập).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ :
 -Kiểm tra 2 HS.
 +HS 1 làm lại BT2 (trang 146)
 +HS 2: làm BT4 (trang 146)
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
 a). Giới thiệu bài:
 -Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được biết về đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích, nhận biết được trang ngữ chỉ mục đích trong câu và biết thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
 b). Phần nhận xét
 * Bài tập 1, 2:
 -Cho HS đọc nội dung BT1, 2.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
1. Trạng ngữ được in nghiêng (Để dẹp nỗi bực mình) trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ?
2. Trạng ngữ đó nhằm bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
 c). Ghi nhớ:
 -Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
 -Cho HS nói lên nội dung cần ghi nhớ.
 d). Phần luyện tập:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc nội dung yêu cầu BT1.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp tờ giấy to đã viết sẵn nội dung BT1.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 a/. Trạng ngữ trong câu a là:
 Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh 
 b/. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, các trường
 * Bài tập 2:
 -Cách thực hiện như ở BT1.
 -GV nhận xét và khen những HS tìm đúng trạng ngữ chỉ mục đích điền vào chỗ trống. VD:
 a/. Để lấy nước tưới cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương.
 b/. Để cô vui lòng, chúng em 
 c/. Để có sức khỏe, em phải 
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV dán tờ giấy đã ghi sẵn 2 đoạn a, b lên bảng lớp.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 a/. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng
 b/. Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mùi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
3. Củng cố - dặn dò :
 +Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS đặt 3 câu văn có trạng ngữ chỉ mục đích.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
-2 HS nói lại.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-1 HS lên làm bài trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS gạch dưới trạng ngữ chỉ mục đích trong VBT.
-HS ghi câu có trạng ngữ chỉ mục đích đã đặt đúng vào vở.
-HS nối tiếp đọc đoạn a, b.
-HS làm bài: tìm CN, VN điền vào chỗ trống trong câu.
-2 HS lên làm trên 2 đoạn.
-HS nêu CN, VN mình sẽ thêm vào chỗ trống.
-Lớp nhận xét.
-HS nhắc lại.
==============T]T===============
TUẦN 34
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời. 
2. Biết đặt câu với các từ đó.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Một số tờ giấy khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ :
 -Kiểm tra 2 HS.
 +Đọc lại nội dung ghi nhớ (trang 150).
 +Đặt một câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
 a). Giới thiệu bài:
 -Các em đã được học những từ ngữ nói về tinh thần lạc quan. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan yêu đời và cũng biết đặt câu với các từ đã mở rộng.
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Các từ phức được xếp vào 4 nhóm như sau:
 a/. Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui.
 b/. Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui.
 c/. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi.
 d/. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT2.
 -GV giao việc: Các em chọn ở 4 nhóm, 4 từ, sau đó đặt câu với mỗi từ vừa chọn.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
 * Bài tập 3: 
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc: Các em chỉ tìm những từ miêu tả tiếng cười không tìm các từ miêu tả kiểu cười. Sau đó, các em đặt câu với một từ trong các từ đã tìm được.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại một số từ chỉ tiếng cười: hả hả, hì hì, khanh khách, khúc khích, rúc rích, sằng sặc và khen những HS đặt câu hay.
3. Củng cố - dặn dò :
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3, 5 câu với 5 từ tìm được.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm việc theo cặp.
-Đại diện một số cặp dán kết quả lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc yêu cầu BT, lớp lắng nghe.
-HS chọn từ và đặt câu.
-Một số HS đọc câu văn mình đặt.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS tìm từ chỉ tiếng cười và ghi vào vào vở và đặt.
-Một số HS đọc các từ mình đã tìm được và đọc câu đã đặt cho lớp nghe.
-Lớp nhận xét.
==============T]T===============
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I.Mục tiêu:
1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? Với cái gì ?)
2. Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu, thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng lớp.
 -2 băng giấy để HS làm BT.
 -Tranh, ảnh một vài con vật.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ :
 -Kiểm tra 2 HS.
 +Làm lại BT1 (trang 155).
 +Làm lại BT3 (trang 155).
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới :
 a). Giới thiệu bài:
 -Các em đã được học nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích, chỉ thời gian  Hôm nay, các em được học thêm một loại trạng ngữ nữa. Đó là trạng ngữ chỉ phương tiện.
 b). Phần nhận xét:
 * Bài tập 1 + 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 1/. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì ?
 a/. Trạng ngữ in nghiêng trong câu trả lời câu hỏi Bằng cái gì ?
 b/. Trạng ngữ in nghiêng trả lời cho câu hỏi Với cái gì ? 
 2/. Cả 2 trạng ngữ bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
 c). Ghi nhớ:
 -Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
 -GV nhắc HS về nhà học thuộc ghi nhớ.
 d). Phần luyện tập:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT 1.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 a/. Trạng ngữ là: Bằng một giọng thân tình, 
 b/. Trạng ngữ là: Với nhu cầu quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, 
 * Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu BT và quan sát ảnh minh họa các con vật.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm việc.
 -Cho HS trình bày kết quả làm bài.
 -GV nhận xét và khen những HS viết hay có câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
3. Củng cố - dặn dò :
 -Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về viết đoạn văn cho hoàn chỉnh.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào VBT.
-3 HS đọc.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, gạch dưới trạng ngữ có trong câu đã viết trên bảng lớp (mỗi em làm 1 câu)
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu bài và quan sát ảnh.
-HS suy nghĩ, viết đoạn văn, trong đoạn văn có câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.
-2 HS nhắc lại.
==============T]T===============
TUẦN 35

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC tuan 2834.doc