Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 29

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3, biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải đố trong BT4.

II. Đồ dùng dạy học:

Một số tờ giấy để HS các nhóm làm bài tập 4.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra:

Gọi HS lên bảng chữa bài về nhà.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mọn: LUYÃÛN Tặè VAè CÁU
Bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm
I. Mục tiêu:
Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3, biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải đố trong BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số tờ giấy để HS các nhóm làm bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên bảng chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc thầm yêu cầu bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
+ Bài 2: 
- Tương tự như bài 1, HS đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài.
- GV chốt lời giải đúng:
ý c: Thám hiểm là thăm dò tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
	“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn.
+ Bài 4: 
HS: 1 em đọc nội dung bài tập.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Các nhóm thảo luận làm vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Sông Hồng.
b) Sông Cửu Long.
c) Sông Cầu.
d) Sông Lam.
đ) Sông Mã.
e) Sông Đáy.
g) Sông Tiền, sông Hậu.
h) Sông Bạch Đằng.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, làm lại bài tập.
Mọn: LUYÃÛN Tặè VAè CÁU
Bài: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ ý cần đề nghị
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3).
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to ghi nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
- GV nêu yêu cầu.
HS: Bốn HS nối nhau đọc các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1, trả lời các câu hỏi 2, 3, 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải (SGV).
HS: Phát biểu ý kiến.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 2 – 3 em đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu sau đó lựa chọn cách nói lịch sự (Cách b, c).
- GV nhận xét.
+ Bài 2: Cách thực hiện tương tự.
	Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
+ Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu.
- 4 HS nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến so sánh từng kiểu câu khiến về tính lịch sự và giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự.
- GV nhận xét, kết luận:
Câu a: - Lan ơi, cho tớ về với.
đ Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô “Lan, tớ, với, ơi” thể hiện quan hệ thân mật.
- Cho tớ đi nhờ một tí.
đ Câu bất lịch sự vì nói trống không, không có từ xưng hô.
Câu b: - Chiều nay chị đón em nhé
đ Câu lịch sự.
- Chiều nay chị phải đón em đấy.
đ Câu mệnh lệnh, chưa lịch sự.
Câu c: - Đừng có mà nói như thế
đ Câu khô khan, mệnh lệnh.
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế.
đ Câu lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục.
Câu d: - Mở hộ cháu cái cửa.
đ Nói cộc lốc.
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với.
đ Lịch sự, lễ độ
+ Bài 4: HS khá - giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với 2 tình huống đã cho
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt.
- GV chấm điểm những bài làm đúng.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc