Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 30

Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 30

I. Mục tiêu:

- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2).

- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).

II. Đồ dùng dạy học:

Phiếu viết nội dung bài 2.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Bài cũ:

Một em nhắc lại nội dung ghi nhớ, làm lại bài tập 4.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mọn: LUYÃÛN Tặè VAè CÁU
Bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm
I. Mục tiêu:
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2).
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
Một em nhắc lại nội dung ghi nhớ, làm lại bài tập 4.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm
HS: Đọc yêu cầu bài tập, trao đổi nhóm thi tìm từ ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, khen những nhóm tìm đúng vào được nhiều từ.
VD: a) Đồ dùng cần cho chuyến đi du lịch:
- Va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống.
b) Phương tiện giao thông:
- Tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch:
- Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch
d) Địa điểm tham quan:
- Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác, đền chùa, di tích lịch sử
+ Bài 2: Cách thực hiện tương tự bài 1.
HS: Làm theo nhóm vào giấy khổ to sau đó dán lên bảng lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm những nhóm làm đúng và tìm được nhiều từ.
a) La bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin
b) Bão, thú dữ, núi cao, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, sóng thần
c) Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, 
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu.
HS: Suy nghĩ tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm.
- Đọc bài viết của mình trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, cho điểm những bạn viết hay.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà hoàn thiện nốt bài.
Mọn: LUYÃÛN Tặè VAè CÁU
Bài: Câu cảm 
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộc qua câu cảm (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết sẵn câu cảm ở bài tập 1.
	- Giấy khổ to thi làm bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 HS đọc đoạn văn đã viết giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
* Bài 1:
HS: 3 em nối nhau đọc các bài 1, 2, 3, suy nghĩ phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Chà, con mèo  làm sao!
đ Dùng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo.
+ A! Con mèo này khôn thật!
đ Thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
* Bài 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than.
=> Kết luận: 
- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
- Trong câu cảm thường có các từ ôi, chao, trời, quá, lắm, thật
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc nội dung bài 1, làm vào vở hoặc vở bài tập.
- 1 số em làm vào phiếu lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải (SGV).
* Bài 2: Thực hiện tương tự.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV chốt lời giải đúng:
- Một số HS làm trên phiếu.
- Tình huống a: 
	+ Trời, cậu giỏi thật!
	+ Bạn thật là tuyệt!
	+ Bạn giỏi quá!
	+ Bạn siêu quá!
- Tình huống b:
	+ Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
	+ Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
	+ Trời, bạn làm mình cảm động quá!
* Bài 3: HS khá - giỏi đặt được câu cảm theo yêu cầu với các dạng khác nhau
- GV nhắc HS:
HS: 1 em đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở.
+ Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu.
+ Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
HS: Phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chữa bài.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ.
	- Tự đặt 3 câu vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc