I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- HS luyện tập phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu thơ và văn vần nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
2- Hiểu thế nào là hai tiếng vần với nhau trong một bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần (dùng màu khác nhau cho 3 bộ phận: âm đầu,vần,thanh).
- Bộ xếp chữ,từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tuần 1 Ngày:19/8/2009 Tiết :1 Cấu tạo của tiếng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu,vần,thanh. 2- Biết nhận diện các bộ của tiếng,từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chúng và vần trong thơ nói riêng. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng,có ví dụ điển hình(mỗi bộ phận một màu). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS HĐ 1 Giới thiệu bài (1’) Tiết đầu tiên của phân môn Luyện từ và câu hôm nay,cô cùng các em sẽ tìm hiểu về cấu tạo của tiếng,biết nhận diện các bộ phận của tiếng,từ đó có khái niệm vần của tiéng nói chung và vần trong thơ nói riêng. -HS lắng nghe. HĐ 2 HS làm ý1(2’) Phần nhận xét:(gồm 4 ý) Yêu cầu HS nhận xét số tiếng trong câu tục ngữ: Bầu ơi thưong lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Yc hs đọc 2 câu tngữ +TLCH +Câu tngữ trên có bn tiếng ? Câu tục ngữ trên có máy dòng thơ ?Dòng 1 có mấy tiếng ? Dòng 2 có mấy tiếng? * GV chốt lại:Hai câu tục ngữ có 14 tiếng -1 HS đọc to + lớp đọc thầm theo. -Hs TLCH HĐ 3 HS làm ý 2(4’) Ý 2:Đánh vần tiếng: Cho HS đọc yêu cầu của ý 2. Yc hs đánh vần và ghi lại cách đánh vần GV nhận xét và chốt lại cách đánh vần đúng(vừa đánh vần vừa ghi lên bảng) bờ-âu-bâu-huyền-bầu -HS đánh vần HĐ 4 HS làm ý 3(3’) Ý 3:Phân tích cấu tạo của tiếng bầu: Cho HS đọc yêu cầu của ý 3. GV giao việc:ta có tiếng bầu.Các em phải chỉ rõ tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành? Cho HS làm việc theo cặp Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại:Tiếng bầu gồm 3 phần:âm đầu (b),vần (âu) và thanh (huyền) -1 HS đọc -HS có thể trao đổi theo cặp. -Có thể cho các HS trình bày miệng tại chỗ. -Lớp nhận xét. HĐ 5 HS làm ý 4 (7’) Ý 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại của hai câu tục ngữ và rút ra nhận xét: Cho HS yêu cầu của ý 4.+TLN4 + Trong 2 câu ca dao tiếng nào có đủ 3 bộ phận như tiếng bầu? Tiếng nào không đủ cả 3 bộ phận? -Yc hs trình bày theo bảng sau : -1 HS đọc -HS làm việc theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình . -Các nhóm khác nhận xét. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại : Trong 2 câu tục ngữ trên tiếng ơi là không có âm đầu. Tất cả các tiếng còn lại đều có đủ 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh. Trong môt tiếng bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần HĐ 6 HS ghi nhớ (4’) Ghi nhớ - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. GV treo bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích : Mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. -Cả lớp đọc thầm. -3,4 HS đọc. HĐ 7 HS làm BT1 (8’) Phần luyện tập (2 bài tập): BT1:Phân tích các bộ phận cấu tạo của tiếng + ghi kết quả phân tích theo mẫu Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc 2 câu tục ngữ. Gv chia 4nhóm Cho HS lên trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng -1HS đọc -Hs TLN -Đại diện tbày -Lớp nhận xét. HĐ 8 Làm BT T2 (3’) BT2:Giải câu đố Cho HS đọc yêu cầu. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. GV chốt lại:chữ sao -HS cả lớp đọc thầm. -Làm bài cá nhân. -HS lần lượt trình bày. HĐ 9 Củng cố,dặn dò (2’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ. Tuần 1 Ngày:21/8/2009 Tiết :2 Luyện tập về cấu tạo của tiếng I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- HS luyện tập phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu thơ và văn vần nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. 2- Hiểu thế nào là hai tiếng vần với nhau trong một bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần (dùng màu khác nhau cho 3 bộ phận: âm đầu,vần,thanh). - Bộ xếp chữ,từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HĐ +ND Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS HĐ 1 KTBC (4’) Kiểm tra HS làm BT: GV:Các em phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu “Lá lành đùm lá rách” và ghi vào sơ đồ cho cô. GV nhận xét + cho điểm. -2 HS làm bài trên bảng lớp. -HS còn lại làm vào vở. HĐ 2 Gt bài 1’ Luyện tập về cấu tạo của tiếng -HS lắng nghe. HĐ 3 HS làm BT1 Khoảng 10’ BT1:Phân tích cấu tạo của tiếng Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc câu ca dao. Cho HS làm bài theo nhóm. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc -HS làm bài theo nhóm -Đại diện tbày -Các nhóm khác nhận xét.. HĐ 4 Làm BT2 5’-6’ Bài tập 2:Tìm tiếng bắt vần với nhau Cho HS đọc yêu cầu của BT2.+TLCH +Câu tục ngữ trên được viết theo thể thơ nào? +Trong câu tngữ trên 2 tiếng nào bắt vần với nhau ? Cho HS trình bày. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. Hai tiếng có vần giống nhau trong hai câu ca dao là ngoài-hoài.Vần giống nhau là oai. -1 HS đọc +TLCH -HS làm việc cá nhân. -Lớp nhận xét. HĐ 5 Bài tập 3 Khoảng 5’-6’ BT3:Tìm cặp tiếng bắt vần với nhau Cho HS đọc yêu cầu của BT3 +Bài yc gì? -YC hs trao đổi +TLCH +Cặp tiếng nào có vàn giống nhau hoàn toàn,cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn ? Cho HS làm việc theo nhóm Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ: choắt – choắt xinh xinh – nghênh nghênh Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: loắt – choắt (vần oắt) Cặp có vần không giống nhau hoàn toàn: xinh xinh – nghênh nghênh (inh – ênh) -1 HS đọc+TLCH -Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. HĐ 6 Làm BT4 3’ Cho HS đọc yêu cầu BT +Em hiểu tn là hai tiếng bắt vần với nhau ? Cho HS làm bài. Gv nhận xét + chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc -HS trả lời. -Cho nhiều HS nhắc lại. HĐ 7 Làm BT5 Khoảng 5’-6’ BT5:Giải câu đố Cho HS đọc yêu cầu của BT5. Cho HS làm bài. GV nhận xét và khen những bạn giải đúng,nhanh. -2-3 HS -HS làm bài ra giấy nháp. HĐ 8 Củng cố, dặn dò (2’) +Mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận? +Bộ phận nào có thể vắng mặt,bộ phận nào bắt buộc phải có mặt trong tiếng. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài. -Nhiều HS trả lời:3 bộ phận âm đầu,vần,thanh -Vần,thanh bắt buộc có mặt,âm đầu có thể vắng mặt trong tiếng. Tuần 2 Ngày: 26/8/2009 Tiết :3 Mở rộng vốn từ : Nhân hậu, Đoàn kết I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Hệ thống được những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.Từ đó biết cách dùng các từ ngữ đó. Mở rộng thêm vốn từ về lòng nhân hậu,đoàn kết (trong các từ đó có từ Hán Việt).Luyện cách sử dụng các từ ngữ đó trong câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ kẻ sẵn các cột a,b,c,d ở BT1,viết sẵn các từ mẫu để HS điền các từ cần thiết vào từng cột. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS HĐ 1 KTBC 4’ Kiểm tra bài cũ GV cho HS viết những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần: Có một âm(bà,mẹ,cô,chú) Có hai âm(bác,thím,cháu,con) GV nhận xét + cho điểm -2 HS lên viết trên bảng lớp. -Cả lớp viết vào vở BT. HĐ 2 Gt bài1’ Mở rộng vốn từ :Nhân hậu – Đoàn kết -HS lắng nghe. HĐ 3 Làm BT1 Khoảng 5’-6’ Bài tập 1:Tìm các từ ngữ Cho HS đọc yêu cầu của BT1. GV giao việc:Các em phải tìm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu,tình cảm yêu thương đồng loại,trong 3 bài TĐ các em đã học là:Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 bài) và Lòng thương người của Hồ Chủ tịch. Cho HS trình bày. GV chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc -HS làm bài theo 4 N . -HS trình bày trên bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn. A B C D M: Lòng yêu thương tình yêu thương đau xót lòng yêu mến M: độc ác hung dữ nặc nô M: cưu mang bênh vực M: ức hiếp bắt trả nợ đánh, đe ăn thịt hiếp áp bức bóc lột HĐ 4 Làm BT2 Khoảng 5’-6’ Bài tập 2 : Tìm nghĩa từ Cho HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm việc theo cặp Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.. -Hsđọc yc -HS làm việctheo cặp. - HS đứng lên trình bày miệng. -Lớp nhận xét. HĐ5 Làm BT3 Khoảng 10’ BT3: Đặt câu với mỗi từ ở BT2 Cho HS đọc yêu cầu của BT3. Yc hs đặt câu với 1 từ ở bt2 Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc -HS làm B-V -HS lần lượt đứng lên đọc câu mình làm. -Lớp nhận xét. HĐ6 Làm BT4 Khoảng 8’ - 9’ Bài tập 4: Tìm nội dung các câu tục ngữ Cho HS đọc yêu cầu của BT4. +Bài yc gì? -Ýc hs suy nghĩ gthích các câu tục ngữ ở SGK Cho HS làm bài. GV nhận xét + chốt lại: Câu tục ngữ khuyên người ta phải đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau. Đoàn kết tạo sức mạnh cho con người. -1 HS đọc to -Một vài HS trả lời tự do. -Lớp nhận xét. - HĐ7 Củng cố, dặn dò 2’ GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài vừa học, chuẩn bị bài mới. Tuần 2 Ngày: 28/8 / 2009 Tiết : 4 Dấu hai chấm I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu:báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2- Biết dùng dấu hai chấm khi viết bài văn,thơ: II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS HĐ 1 Kiểm tra 4 HS. GV nhận xét + cho điểm. -Mỗi HS đặt 2 câu (một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ người, một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ lòng thương người). HĐ 2 Giới thiệu bài (1’) Khi nói,chúng ta thường dùng ngữ điệu,khi viết,chúng ta phải sử dụng dấu câu.Tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều dấu câu sao cho đúng là điều rất càn thiết.Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết tác dụng và cách dùng dấu hai chấm. HĐ 3 Làm BT3 a Khoảng 4’-5’ Phần nhận xét: Cho HS đọc yêu cầu + 3 câu a,b,c. GV giao việc:Các em phải đọc các câu văn,thơ đã cho và phải chỉ ra được tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó. Cho HS làm bài. Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.Ở trường hợp này,dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép. Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời của Dế Mèn.Ở trường hợp này,dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thức khi về nhà: sân đã được quét sạch,cơm nước đã được nấu tinh tươm. -1 HS đọc to,lớp đọc thầm ... iệu bài “Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài * Phần nhận xét: - 2 HS đọc tiếp nối nhau BT 1,2 - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng * Phần Ghi nhớ: - 2,3 HS đọc và nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK/160 - Cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài và phát biểu - Lớp nhận xét - HS đọc Hoạt động 3: Phần luyện tập ( SGK-TV4 tập 2, trang .160) Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập 1 - HS suy nghĩ, tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu . - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét và kết luận lời giải Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, quan sát ảnh minh họa các con vật trong SGK, ảnh các con vật khác, viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn có trạng ngữ chỉ phương tiện - GV nhận xét- ghi lời giải đúng lên bảng - 1 HS đọc- cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài - HS phát biểu-Cả lớp nhận xét - HS đọc- cả lớp theo dõi tranh SGK và nhận việc - HS tiếp nối nhau trình bày - Cả lớp nhân xét Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - 1-2 SHS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT 2 ( phần Luyện tập) . Tuần 35 Ngày dạy:. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL),kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu.( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 4( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút:biết ngững nghĩ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). 2- Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung chính qua các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu thăm ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 15 tuần học STV4, tập 2. - Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết qủa học môn Tiếng Việt của HS trong năm học. Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL( 1/6 HS) Cách tiến hành - Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( sau khi bóc thăm, được xem bài lại khoảng 1-2 phút) - HS đọc trong SGK( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau. -HS lần lượt lên bốc thăm. -Mỗi em được chuẩn bị trong 2’. -HS đọc bài trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) + trả lời câu hỏi ghi trong phiếu thăm. Hoạt động 3:Hướng dẫn HS làm bài tập - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giao việc: chỉ tóm tắt các nội dung bài tập đọc thuộc hai chủ điểm (Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống;nửa số HS trong lớp tổng kết chủ điểm Khám phá thế giới, còn lại chủ điểm Tình yêu cuộc sống.. - GV tổ chức cho các nhóm làm bài ( mỗi nhóm 4 HS). Để tốc độ làm bài nhanh, nhóm trưởng có thể chia cho mỗi bạn đọc và viết về 2 bài TĐ thuộc 1 chủ điểm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả lên bảng. * GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.( xem SGV- trang.288) -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS làm theo nhóm - HS trình bày kết quả-Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . . . Ngày dạy:. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL ( yêu cầu như tiết 1) 2- Hệ thống hóa, củng cố vốn từ và kỹ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL ( như tiết1). - Bảng phụ viết bảng thống kê để HS làm BT2 ( xem sách GV.trang 290). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài.Kiểm tra lấy điểm TĐ-HTL củng cố vốn từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL ( thực hiện như tiết 1) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT Bài tập 2: Lập bảng thống kê các từ đã học. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2. - GV nhắc HS lưu ý yêu cầu của bài : Ghi lại những từ đã học trong các tiết MRVT ở 1 trong 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống - GV giao cho ½ số Hs trong lớp thống kê các từ ngữ đã học trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới , số còn lại – 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống - HS các nhóm thi làm bài. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả * GV nhận xét + chốt lại. Bài tập 3: Giải nghĩa và đặt câu với từ đã thống kê được. - HS đọc yêu cầu của BT - GV giúp HS nắm yêu cầu - 1 HS làm mẫu: giải nghĩa một từ đã thống kê được, đặt câu với từ đó - GV nhận xét và chốt ý cho HS -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. - HS lắng nghe, lưu ý -HS thực hiện theo sự phân chia của GV -HS làm bài. - Đại diện nhóm trình bày-Lớp nhận xét. - Cả lớp theo dõi SGK - 1 HS làm mẫu, cả lớp làm- một vài HS trình bày kết qủa làm được của mình Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà quan sát trước cây xương rồng (nếu có)hoặc sưu tầm tranh, ảnh cây xương rồng, chuẩn bị cho tiết 3 ( viết đoạn văn tả cây xương rồng) - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoăc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 3) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.( yêu cầu như tiết 1) 2- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối ?( tả cây xương rồng). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu thăm ghi bài tập đọc, HTL ( như tiết 1) Tranh vẽ cây xuơng rồng trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài Ôn các bài tập đọc – HTL Hoạt động 2: Kiểm tra 1/6 số HS (Thực hiện như ở tiết 1) Hoạt động 3: Viết đoạn văn tả cây xương rồng - HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh họa SGK - GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài( xem SGV,trag 292) - HS viết đoạn văn. - 1 số HS đọc đoạn văn - Gv nhận xét, chấm điểm những đoạn văn viết tốt -1 HS đọc , lớp lắng nghe. - HS suy nghĩ làm bài - HS phát biểu. -Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV yêu cầu những HS viết đoạn văn tả cây xương rồng chưa đạt, về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh, viết lại vào vở - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . Ngày dạy:. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II(Tiết 4) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Ôn luyện về các kiểu câu ( câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến). 2- Ôn luyện về trạng ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài đọc trong SGK - Bảng lớp viết nội dung BT1,2 để làm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài Ôn luyện về các kiểu câu, trạng ngữ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập ( trang165,166) Bài tập 1,2: - 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1,2 - Cả lớp đọc thầm lướt lại truyện Có một lần, nói nội dung truyện: sự hối hận của một HS đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn. - HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu kể, câu hỏi, cảm, khiến trong bài đọc -1 HS đọc , lớp lắng nghe. - Cho HS làm bài theo cặp hoặc nhóm. - Cho HS trình bày nhóm. * GV nhận xét + tính điểm và chốt lại - HS làm bài. - Đại diện nhóm trình bày quả lên bảng lớp – cả lớp nhận xét - HS viết vào vở lời giải đúng Hoạt động 3: Tìm trạng ngữ Bài tập 3: Thực hiện như BT2 Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . Ngày dạy:. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 5) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1). 2- Nghe GV đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói về em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên từng bài TĐ,HTL ( như tiết 1) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài chính tả nghe – viết “Nói về em”. Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL - Kiểm tra tất cả những HS chưa có điểm. - Thực hiện như ở tiết 1. Hoạt động 3: Nghe – viết bài “ Nói về em” - GV đọc 1 lần bài thơ “ Nói về em” - HS đọc thầm bài thơ ( GV nhắc các em cách trình bày từng khổ thơ, những từ mình dễ viết sai (Lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya,” - HS nói về nội dung bài thơ - Hs gấp sách GK - Gv đọc từng câu hoặc từng bọ phận ngắn trong câu thơ cho HS viết. - GV đọc toàn bài - GV chấm từ 7 đến 10 bài Nhận xét chung - HS đọc – Cả lớp theo dói SGK. -HS làm bài -Đại diện các nhóm dán thi trình bày kết quả-Lớp nhận xét. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài thơ Nói về em. -Dặn HS về nhà quan sát hoạt động của chim bồ câu để chuẩn bị tiết sau RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II(Tiết 6) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL ( Yêu cầu như tiết 1) . 2- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật (? Chim bồ câu). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1) Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài ôn tập văn “ Miêu tả con vật” Hoạt động 2: Kiểm tra TĐ và HTL ( như tiết 1) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập Viết đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu - HS đọc nội dung BT, quan sát tranh minh họa bồ câu trong SGK - GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài ( xem sách GV trang 295) - HS viết đoạn văn. - 1 HS đọc đoạn văn GV nhận xét, chấm điểm - Cả lớp theo dõi trong SGK- trg 167 - HS làm bài - HS trình bày-Cả lớp nhận xét Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV yêu cầu những HS viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu chưa đạt, về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh, viết lại vào vở. - Dặn HS về nhà thử làm bài luyện tập tiết 7,8 và chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết cuối năm
Tài liệu đính kèm: