Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn 2 cột)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn 2 cột)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.

 - Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - Một vài trang phôtô từ điển có từ : gan.

 - Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 24 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 393Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Học kỳ II (Bản chuẩn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu.
 Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hs năm được ý nghĩa cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì?
	- Xác định được CN trong câu kể Ai là gì? tạo được câu kể Ai là gì? từ những CN đã cho.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Lấy ví dụ về câu kể Ai là gì? Xác định VN trong câu em vừa lấy?
- 2,3 hs lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp.
- Lớp nêu miệng và nx bài trên bảng.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
- Đọc nội dung bài tập.
- 1 Hs đọc. 
- Đọc thầm các câu a,b:
- Cả lớp đọc.
- Trao đổi theo cặp 3 yêu cầu:
- Từng cặp trao đổi.
- Trình bày:
- Lần lượt từng nhóm trình bày từng phần.
- Gv cùng lớp nx chốt ý đúng:
 CN
a. Ruộng rẫy// là chiến trường
Cuốc cày // là vũ khí.
Nhà nông// là chiến sĩ.
b. Kim Đồng và các bạn anh// là những ...
- CN trong các câu trên do danh từ, cụm danh từ tạo thành
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 hs đọc.
4. Phần luyện tập:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đổi và viết vào nháp,
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu từng câu và xác định chủ ngữ của câu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx thống nhất ý đúng:
 CN
Văn hoá nghệ thuật// cũng là một mặt trận.
Anh chị em//là chiến sĩ...
Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực ...
Hoa phượng// là hoa học trò.
Bài 2. Tổ chức cho hs trao đổi theo N4 và thi giữa các nhóm:
- N4 thảo luận thống nhất ý kiến, viết vào phiếu và lên dán.
- Nhận xét và thi đua nhóm nào làm xong trước, đúng là thắng:
- Đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bài của nhóm bạn:
- Gv nx chung, tổng kết và khen nhóm thắng cuộc:
- Trẻ em// là tương lai của đất nước.
- Cô giáo // là người mẹ thứ hai của em.
- Bạn Lan// là người Hà Nội.
- Người// là vốn quý nhất.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- Lớp làm bài, 3 Hs lên bảng viết câu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chữa bài bạn.
- Gv nx và chấm một số bài.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nx tiết học. Vn hoàn thành bài tập 3 vào vở.
VD:-Bạn Bích Vân là học sinh giỏi của lớp em.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta.
- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
====================================================
	 Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
	- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Một vài trang phôtô từ điển có từ : gan...
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
-Nêu ví dụ về câu kể Ai là gì? và cho biết CN trong câu đó?
- 2 hs nêu.
- HTL ghi nhớ : CN trong câu kể Ai là gì?
- 2 Hs nêu.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC.
2. Bài tập:
Bài 1. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp làm bài vào nháp, 2 nhóm làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, dán phiếu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chốt ý đúng:
Các từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài. Suy nghĩ nêu miệng bài:
- Gv đàm thoại cùng hs:
- Hs điền từng từ, lớp nx.
- Gv nx và thống nhất ý kiến:
- Ghép từ dũng cảm vào trước các từ sau: nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền; trước kẻ thù; nói lên sự thật.
- Ghép từ dũng cảm vào sau các từ còn lại.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv tổ chức hs thi đua tìm từ ở cột A phù hợp với cột B.
- N4 viết vào phiếu, lên dán bảng.
- Gv cùng hs nx chọn nhóm xong trước và đúng là thắng:
Giải nghĩa từ đúng: 
- Gan góc: (chống chọi) kiên cường, không lùi bước.
- Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
- Gan dạ: Không sợ nguy hiểm.
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv nêu rõ yêu cầu bài.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Gv chấm một số bài:
- Hs trình bày miệng từng câu.
- Lớp nx trao đổi, 
- Gv nx chốt bài làm đúng:
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Ghi nhớ những từ ngữ học trong bài.
- Thứ tự điền: người liên lạc, can đảm; mặt trận; hiểm nghèo; tấm gương.
===================================================
	Tiết 2: Luyện từ và câu.
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?, tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận chủ ngữ và VN trong các câu đó.
	- Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì?
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết các câu kể Ai là gì? bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Nêu lại bài tập 4 sgk/74?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC .
2. Bài tập.
Bài 1. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
-Tổ chức hs đọc nội dung bài và trao đổi làm bài theo cặp:
- Hs thực hiện yêu cầu bài vào nháp.
- Trình bày: 
- Nêu miệng từng câu và nêu tác dụng của câu kể Ai là gì.
- Lớp nx, trao đổi bổ sung,
- Gv nx chung và chốt câu đúng:
- Hs nhắc lại:
Câu kể Ai là gì?
Tác dụng
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Câu giới thiệu
Cả hai ông đều khồn phải là người Hà Nội.
Câu nêu nhận định.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Câu giới thiệu
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chủ công nhân.
Câu nêu nhận định.
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv treo bảng phụ có sẵn các câu kể Ai là gì?
- Hs suy nghĩ và nêu miệng, lớp nx, trao đổi bổ sung.
- Gv nx, gạch chéo CN - VN các câu:
Nguyễn Tri Phương// là người Thừa Thiên.
Cả hai ông// đều không phải là người Hà Nội.
Ông Năm// là dân ngụ cư của làng này.
Cần trục //là cánh tay kì diệu của các chủ công nhân.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv gợi ý và làm mẫu:
- 1 Hs khá làm mẫu.
- Cả lớp suy nghĩ và viết bài giới thiệu vào vở.
- Trình bày:
- Nhiều hs nêu miệng bài viết của mình.
- Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chấm điểm và khen hs viết bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn hoàn thành tiếp bài 3 vào vở.
	Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài 51: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Tiếp tục mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm.
	- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Từ điển trái nghĩa, đồng nghĩa tiếng Việt. Sổ tay từ ngữ tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Nhóm đóng vai bài tập 3 sgk/79.
- 2 nhóm 4 Hs đóng vai cho 1 Hs giới thiệu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới. 
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức hs làm bài theo nhóm 2:
- Các nhóm tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa vào phiếu.
- Trình bày:
- Miệng, dán phiếu.
- Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt từ đúng:
Từ cùng nghĩa với dũng cảm:
Từ trái nghĩa với dũng cảm:
- can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm,...
- nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược,...
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs suy nghĩ làm bài, đặt câu vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt nhiều học sinh trình bày, lớp nx trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt câu đúng:
- VD: Các chiến sĩ trinh sát rất gan dạ, thông minh.
+ Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng.
...
Bài 3.- Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp đọc yêu cầu bài và làm vào vở.
- Trình bày:
- Miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv chấm một số bài, nx chung:
+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
+ Khí thế anh dũng.
+ Hi sinh anh dũng.
Bài 4. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp bài tập:
- Các nhóm trao đổi.
- Trình bày: 
- Đại diện các nhóm nêu.
- Gv cùng hs nx chốt ý đúng:
- Thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
 vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt.
- Thi học thuộc lòng các thành ngữ bài.
- Hs tự nhẩm và thi đọc thuộc lòng.
Bài 5. 
- Hs tự đặt và trình bày miệng.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, chốt bài đúng:
- VD: Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học. VN hoàn thành bài 4 vào vở.
	Tiết 2: Luyện từ và câu.
Bài 53: Câu khiến.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
	- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết những câu khiến của bài tập 1- luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Học thuộc các thành ngữ bài 4. Giải thích một thành ngữ em thích?
- 2 Hs trả lời, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
Bài tập 1,2.
- Hs đọc yêu cầu bài 1,2.
- Hs suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
- Câu khiến:
- Dùng để:
 Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
 - dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
? Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
- Có dấu chấm than cuối câu.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo nhóm thực hiện yêu cầu bài.
- Hs thực hiện yêu cầu bài.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu câu nói của mình, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung:
- VD: Làm ơn cho tớ mượn quyển vở của cậu với!...
? Câu khiến dùng để làm gì và khi viết cuối câu khiến có dấu gì?
- Hs trả lời:
3. Phần ghi nhớ:
- 3, 4 hs nêu.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc thầm nội dung bài và suy nghĩ làm bài:
- Cả lớp, làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Gv cùng hs, nx, trao đổi, bổ sung, chốt câu đúng, treo bảng phụ.
- Lần lượt hs nêu các câu khiến của từng đoạn:
- Đoạn a:
Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
- Đoạn b:
Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu! 
- Đoạn c:
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi, làm bài theo nhóm 2:
- N2 trao đổi, làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, chốt câu đúng:
- VD: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
+ Vào ngay!
+ Dựa theo cách trình bày bài báo"Vẽ về cuộc sống an toàn".
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Tổ chức hs làm bài vào vở:
- Cả lớp.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chốt câu đúng ghi điểm.
- VD: ... ập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp,
- Trình bày:
- Hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, chốt ý đúng:
- Trạng ngữ chỉ thời gian:
a. Buổi sáng hôm nay; Vừa mới ngày hôm qua; qua một đêm mưa rào,
b. Từ ngày còn ít tuổi; Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội,...
Bài 2. Lựa chọn phần a.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài, 2 Hs làm vào phiếu.
- Trình bày:
- Nhiều học sinh đọc đoạn văn của mình đã thêm trạng ngữ, 2 hs dán phiếu, lớp nx, tao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng, ghi điểm cho hs làm đúng:
a. Cây gạo....vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn... và màu đỏ thắm. Đến ngày đến tháng,....trắng nuột nà.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nhắc lại phần ghi của bài, lấy ví dụ phân tích. 
	- Nx tiết học, vn hoàn chỉnh bài tập 2a và làm bài tập 2b vào vở.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài 64: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( Trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?)
	- Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu; thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian và chỉ rõ trạng ngữ?
- Cả lớp đặt câu vào nháp, 1 số hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới. 
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Phần nhận xét.
Bài tập 1,2:
- 2 Hs đọc nối tiếp.
- Lớp suy nghĩ trả lời:
Bài 1. Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười trả lời câu hỏi: Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
Bài 2: Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười bổ sung ý nghĩa nguyên nhân vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 hs nêu.
4. Phần luyện tập.
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv đưa phiếu viết 3 câu lên bảng:
- Hs viết vào nháp trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trình bày:
- 3 Hs lên gạch chân câu trên bảng, lớp nêu miệng.
- Gv cùng hs nx, bổ sung, thống nhất ý đúng:
- a. ... nhờ siêng năng....
b. Vì rét,...
 c. Tại Hoa...
Bài 2. Làm tương tự bài 1.
a. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c.Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập. 
Bài 3. Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp đọc yêu cầu bài và suy nghĩ làm bài vào vở.
- Trình bày:
- Nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn học bài và chuẩn bị bài 65.
Luyện từ và câu.
 Mở rộng vốn từ : lạc quan - yêu đời
I. Mục đích, yêu cầu.
	1, Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về lạc quan - yêu đời, trong các từ ngữ đó có từ Hán Việt.
2, Biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người lạc quan, bền gan, không nản chí trong hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết bài tập 1, 2,3
 - H/S chép trưpớc bài 1 vào vở 
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- 
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn h/s làm bài tập
- Đọc các yêu cầu bài:
- 3 Hs đọc nối tiếp - TL nhóm 2, nối tiếp trình bày .
- Lạc quan hiểu theo mấy nghĩa?
 Câu
Luôn tin tưởng ở TL tốt đẹp
Có triển vọng tốt đẹp
Tình hình đội tuyển rấtlạcquan
 x
Chú ấy...
lạc quan.
 x
Lạc quan.
..thuốc bổ
 x
- 2 nghĩa: luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp - có triển vọng tốt đẹp.
Bài 2:Xếp các từ có tiếng " lạc " thành 2 nhóm
- H/S lên bảng làm bài 
- Nối tiếp trình bày- lớp NX
- Chốt ý đúng
- Đặt câu:
- " Lạc " có nghĩa là "vui mừng": 
lạc quan, lạc thú.
- " Lạc " có nghĩa là "rớt lại" " sai":
lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
- Cô ấy là người lạc hậu.
- Bài văn em làm bị lạc đề.
Bài 3: xếp từ có tiếng "quan"thành 3 nhóm
a, "quan" có nghĩa là "quan lại": quan quân.
b, "quan " có nghĩa là "nhìn, xem":
- lạc quan( cái nhìn vui, tươi sáng, không tối đen ảm đạm)
c,"quan " có nghĩa là liên hệ, quan tâm, quan hệ
- Đặt câu với từ "quan tâm"
- Mẹ rất quan tâm đến việc học tập của em.
Bài 4: Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
a, Sông có khúc, người có lúc.
b, Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
+ Nghĩa đen: dòng sông có khúc thẳng, khúc cong, con người lúc sướng, lúc khổ.
+ Nghĩa bóng: gặp khó khăn là chuyện thường tình không nên buồn phiền chán nản.
+ Nghĩa đen: con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi...
+ Nghĩa bóng: Lời khuyên nhiều cái nhỏ, thành cái lớn.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học, Vn hoàn thành tiếp bài 2 vào vở.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài 62: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi ở đâu).
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ ghi 2 câu phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc đoạn văn kể một chuyến đi chơi xa có dùng trạng ngữ?
- 2 Hs đọc, lớp nx,
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giơí thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
- Đọc nội dung bài tập 1,2.
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc.
? Tìm CN và CN trong các câu trên:
? Tìm trạng ngữ và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Hs suy nghĩ và nêu miệng, 2 hs lên bảng gạch câu trên bảng. Lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nới chốn cho câu:
a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng.
b. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, ...
Bài 2. Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được?
? Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 Hs đọc, nêu ví dụ minh hoạ.
4. Phần luyện tập:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Suy nghĩ và nêu miệng:
- Hs nêu, 3 hs lên bảng gạch chân trạng ngữ. 
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Trước rạp, ....
- Trên bờ,...
- Dưới những mái nhà ẩm ướt,...
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm.
- Trình bày:
- Lần lượt nêu miệng, lớp nx.
- Gv nx chung, chốt ý đúng:
- ở nhà,...
- ở lớp,...
- Ngoài vườn,....
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu từng câu, lớp nx.
- Gv nx, chốt ý đúng, ghi điểm.
VD: Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
- Trong nhà, em bé đang ngủ say.
- Trên đường đến trường, em gặp nhiều người.
- ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng trời.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn làm vào vở.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Bài 67: Mở rộng vốn từ: Lạc quan - yêu đời.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Biết đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ rộng, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu Mđ, Yc.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo N4:
- N4 trao đổi và làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Dán phiếu, nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
a. Vui chơi, góp vui, mua vui.
b. Vui thích, vui mừng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c. Vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. vui vẻ.
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chung.
- Gv nx, khen học sinh đặt câu tốt:
VD: 
Mời các bạn đến góp vui với bọn mình.
- Mình đánh một bản đàn để mua vui cho bạn thôi.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi theo cặp để tìm từ miêu tả tiếng cười:
- Hs trao đổi.
- Nêu miệng:
- Đặt câu với các từ tìm được trên:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- VD: Cười ha hả, cười hì hì, cười hí hí, hơ hơ, hơ hớ, khanh khách, khềnh khệch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa,...
- VD: Cô bạn cười hơ hớ nom thật vô duyên.
+ Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
+ Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, BTVN Đặt câu với 5 từ tìm được bài tập 3.
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Bài 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện 
(Trả lời câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì?).
	- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với các từ đó?
- 2 Hs đặt câu.Lớp nx bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu Mđ, yc.
2. Phần nhận xét.
Bài tập 1,2.
- 2 Hs đọc nối tiếp.
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Hs nêu, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chung, chốt ý đúng:
- Bài 1: Các trạng ngữ đó trả lời câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì?
- Bài 2: Cả 2 trạng ngữ đề bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
3. Phần ghi nhớ:
- Nhiều hs nêu.
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1.
- Hs đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hs gạch chân trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- 2 Hs lên bảng gạch, lớp nêu miệng.
- Gv cùng hs nx, chốt bài làm đúng:
- Câu a: bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em....
- Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên....
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm:
- VD: Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà....
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn học và hoàn thành bài 2 vào vở.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối, cây xương rồng.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/6 số h /s trong lớp).Thực hiện như T 1.
3. Bài tập2.
- Gv hướng dẫn hs viết bài:
- Hs đọc yêu cầu bài và đọc nội dung bài.
- Viết đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng. 
- Chú ý: Viết đặc điểm nổi bật của cây, có ý nghĩ, cảm xúc của mình vào.
- Hs viết đoạn văn.
- Trình bày:
- Gv nx chung, ghi điểm.
- Nhiều học sinh đọc, lớp nx, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Vn đọc bài và hoàn thành bài văn vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_hoc_ky_ii_ban_chuan_2_cot.doc