Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 26: Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Phạm Thị Thanh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 26: Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU: - Hiểu thêm được một số tác dụng khác của câu hỏi.

- Biết dùng câu hỏi vào mục đích khác: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn trong những tình huống khác nhau.

- Hiểu tác dụng của việc dùng câu hỏi.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy học Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh viết 1 câu hỏi, 1 câu nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi - 3 học sinh lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tiết 26: Dùng câu hỏi vào mục đích khác - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I. Mục tiêu: - Hiểu thêm được một số tác dụng khác của câu hỏi.
- Biết dùng câu hỏi vào mục đích khác: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn trong những tình huống khác nhau.
- Hiểu tác dụng của việc dùng câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:	
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh viết 1 câu hỏi, 1 câu nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi
3 học sinh lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét 
2. Dạy- Học Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu bài.
Lắng nghe
2.2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1:
Gọi học sinh đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và cu Đất trong truyện Chú Đất Nung. Yêu cầu học sinh tìm những câu hỏi trong đoạn văn trên.
Học sinh đọc, dùng chì gạch chân các câu hỏi. Đáp án đúng:
Sao chú mày nhát thế?
Nung ấy à?
Chứ sao?
Gọi học sinh đọc những câu hỏi tìm được, học sinh có những ý kiến khác, giáo viên kết luận đúng.
Bài 2: 
Yêu cầu học sinh đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi: các câu hỏi của ông Hòn Rấm dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được đùng để làm gì?
Học sinh đọc, trao đổi để trả lời câu hỏi.
Gọi học sinh phát biểu
Học sinh phát biểu theo ý kiến của mình.
câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?
Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê cu Đất nhát.
Câu: “Chứa sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?
Câu hỏi này của ông Hòn Rấm là cau ông khẳng định: đất có thể nung trong lửa.
Giáo viên kết luận 
Học sinh nghe.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc nội dung
1 học sinh đọc thành tiếng.
Yêu cầu học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi
2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi
Gọi học sinh trả lời - bổ sung
Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.
Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết, những câu hỏi còn để làm gì?
Ngoài tác dụng để hỏi, những câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen chê, khẳng định, 
2.3. Ghi nhớ
Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ
2 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Yêu cầu học sinh đặt câu biểu thị một số tác dụng khác của câu hỏi.
Đọc câu mình đặt:
Em bé ngoan quá nhỉ?
Cậu cho tớ mượn bút được không?
Có làm bài đi không?
2.4. Luyện tập
Bài 1: Nhóm đôi
Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
yêu cầu học sinh tự làm bài
Học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi.
Gọi học sinh phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời chính xác.
Giáo viên kết luận 
Lắng nghe.
Bài 2 (nhóm 4)
Cho các nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống cho nhóm mình
Chia nhóm, bốc thăm đẻ nhận tình huống.
Yêu cầu học sinh hoạt động trong nhóm
Trong nhóm: 1 học sinh đọc tình huống, tất cả cùng suy nghĩ, thảo luận để đưa ra câu hỏi phù hợp.
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Đại diện nhóm đọc câu hỏi mà nhóm đã thống nhất ý kiến.
Nhận xét - kết luận câu hỏi đúng theo từng tình huống.
Học sinh lắng nghe, sửa chữa nếu sai
Bài 3. cá nhân
Gọi học sinh dọc yêu cầu và nội dung
1 học sinh đọc thành tiếng
Yêu cầu học sinh tự làm bài
suy nghĩ tình huống, làm bài (cá nhân)
Gọi học sinh phát biểu ý kiến
Học sinh trình bày phần làm của mình - lớp nhận xét 
Nhận xét - tuyên dương những học sinh có tình huống hay, ví dụ.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh về học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2, 3 vào vở, chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tiet_26_dung_cau_hoi_vao_muc_d.doc