Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 (2 cột)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 (2 cột)

LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I/ Mục tiêu:

-Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học(âm đầu ,vần ,thanh)theo bảng mẫu ở bài tập 1.

-Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở bài tập 2,3

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần

- Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau.

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 1	Ngày dạy: 25/8/2009
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục đích, yêu cầu:
-Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, thanh, vần).Nội dung ghi nhớ.
-Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở bài tập 1(mục III).
 -HS khá, giỏi giải được câu đố ở bài tập 2 (mục III).
-HS luôn có ý thức học tập và vận dụng tốt trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy- học: 
 GV: Sử dụng bảng phụ kẻ sẵn bảng
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
 HS:SGK, vở, bút, thước kẻ bảng...
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:Nêu tác dụng của LT&C
b.Nội dung bài bạy:
Phần nhận xét:
-Gọi HS đọc yêu cầu 1.
-Yêu cầu HS đếm cá nhân số tiếng trong câu tục ngữ.
-Gọi 2-3 em nêu to trước lớp. (8 tiếng)
-Gọi HS đọc yêu cầu 2. 
-Gọi 1 -2 em đánh vần tiếng “ bầu”
-Ghi lại kết quả của HS: bờ; âu; huyền.
-Gọi HS đọc yêu cầu 3. Phân tích cấu tạo tiếng.
-Yêu cầu HS suy nghĩ điền vào bảng, trình bày.
-Gọi HS đọc yêu cầu 4. Làm các từ còn lại vào vở bài tập.
-Yêu cầu đổi chéo, kiểm tra bài bạn.
Rút ra ghi nhớ: Tiếng gồm có những bộ phận nào?Tiếng có 3 bộ phận: âm đầu – vần-thanh.
Luyện tập:
Bài tập 1: 
-Gọi 2 -3 HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm vào VBT sau đó nêu kết quả.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2: Dánh cho HS khá, giỏi.
-Gọi 2 -3 HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu làm theo nhóm 4 (2 bàn quay lại với nhau).
Giải câu đố: sao; ao.
3.Củng cố dặn dò:
-Gọi 2-3 HS nêu lại ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học. Về nhà học ghi nhớ. HTL câu đố và xem trước bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng
-Cả lớp.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
-Làm việc cá nhân.
-Nghe. Nhận xét.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
-1 -2 HS đánh vần: bờ- âu – bâu – huyền – bầu.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
Tiếng
âm
vần
Thanh
Bầu
b
âu
huyền
-Cả lớp làm vào vở nháp.
Trao đổi nhận xét, chữa bài. 
2-3 HS trả lời. Nhận xét.
-2-3 HS đọc yêu cầu. Lớp lắng nghe.
-Làm cá nhân. Nêu kết quả.
- 2-3 HS đọc câu đố.
-Làm theo nhóm. Nêu kết quả.
-Nêu.
-Cả lớp.
	Ngày dạy: 26/8/2009
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục tiêu:
-Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học(âm đầu ,vần ,thanh)theo bảng mẫu ở bài tập 1.
-Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở bài tập 2,3
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần
- Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau và các tiếng khác nhau.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC:
-Phân tích 3 bộ phận các tiếng trong câu:” Lá lành đùm lá rách”.
- GV ghi kết quả vào bảng lớp.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài tập 1:
-Y/c hs đọc nội dung bài tập
_ Yc hoạt động nhóm 4.
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Đâu là âm đầu?
Đâu là vần?
Đâu là thanh? 
* Bài tập 2:
- Yc hoạt động cá nhân.
-Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên?
-Tuyên dương hs tìm nhanh và đúng
* Bài tập 3:
- Yc đọc thầm yêu cầu bài tập 3.
-Tìm các cặp tiếng bắt vần với nhau?
-Cặp tiếng nào bắt vần với nhau hoàn toàn?
-Cặp tiếng nào bắt vần với nhau không hoàn toàn?
* Bài tập 4:
- Gv đọc yc bài tập 4: Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau?
* Bài tập 5:
- Yc đọc thầm câu đố.
- Gv gợi ý: Đây là câu đố chữ ( ghi tiếng) nên càn tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bỏ đuôi = bỏ âm cuối. ( út , ú : mập , bút ).
3. Củng cố – dặn dò:
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ.
- Dặn hs xem trước bài tập 2 (LT&C tuần 2/ 17 SGK ).
- HS ghi kết quả vào vở nháp.
Hs làm bài vào vở 
Tiếng
âm
đầu
vần
thanh
Tiếng
âm
đầu
vần
thanh
Khôn
kh
ôn
ngang
cùng
c
ung
huyền
ngoan
ng
oan
ngang
một
m
ôt
nặng
đối
đ
ôi
sắc
mẹ
m
e
nặng
đáp
đ
ap
sắc
chớ
c
ơ
sắc
người
ng
ươi
huyền
hoài
h
oai
huyền
ngoài
ng
oai
huyền
đá
đ
a
sắc
Gà
g
a
huyền
nhau
nh
au
ngang
Tiếng bắt vần: hoài-ngoài
- Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt-thoắt; xinh - nghênh
- Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt-thoắt (oăt)
- Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh-nghênh (inh-ênh)
- Từng nhóm đại diện lên trả lời. Nhóm khác nhận xét.
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
- HS đọc thầm câu đố.
- 2 hs đọc to câu đố.
- HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy nộp cho GV khi viết xong.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC4T1chuan.doc