Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 - Luyện tập về cấu tạo của tiếng

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 - Luyện tập về cấu tạo của tiếng

I. MỤC TIÊU

- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước

- Hiểu như thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.

II.CHUẨN BỊ:

 GV: Bảng phụ vẽ sơ đồ tiếng và phần vần

 HS: VBT TV 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: GV cho 2tiếng: Bàn, ai

- 2 học sinh lên bảng mỗi HS phân tích cấu tạo bộ phận của một tiếng

B. Bài mới: .

HĐ1.Giới thiệu bài: Nêu MT bài học

HĐ2. Hướng dẫn HS làm BT.

a.Bài tập 1.Phân tích cấu tạo tiếng của từng tiếng trong câu tục ngữ :“ Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu.(GV đã chuẩn bị)

 - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.

 - HS làm việc cá nhân vào vở bài tập.Một học làm bài vào bảng phân tích tiếng ,GV

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 6285Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 1 - Luyện tập về cấu tạo của tiếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước
- Hiểu như thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II.chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ vẽ sơ đồ tiếng và phần vần
 HS: VBT TV 4
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: GV cho 2tiếng: Bàn, ai
- 2 học sinh lên bảng mỗi HS phân tích cấu tạo bộ phận của một tiếng
B. Bài mới: .
HĐ1.Giới thiệu bài: Nêu MT bài học
HĐ2. Hướng dẫn HS làm BT.
a.Bài tập 1.Phân tích cấu tạo tiếng của từng tiếng trong câu tục ngữ :“ Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu.(GV đã chuẩn bị)
 - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS làm việc cá nhân vào vở bài tập.Một học làm bài vào bảng phân tích tiếng ,GV 
 đã chuẩn bị,sau đó dán lên bảng lớp. 
- GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng, HS tự chữa bài vài vở BT
- Vài HS trung bình, yếu nhắc lại mỗi tiếng gồm có mấy bộ phận(3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh) 
b. Bài tập 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong 2 câu thơ.
 - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi 
 - Học sinh làm vào vở bài tập
 - Học sinh nêu kết quả bài làm.
 - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng (ngoài- hoài)
 c. Bài 3: Ghi các tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng ấy 
 cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn,cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.
 - HS đọc yêu cầu bài 3, ba học sinh đọc khổ thơ 
 - Học sinh suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở bài tập
 - HS nêu miệng kết quả bài làm của mình 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
+ Những tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ: choắt – thoắt, xinh – nghênh 
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần oăt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn : xinh – nghênh (vần inh – ênh)
d.Bài tập 4: Qua các bài tập trên em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?(HS khá, giỏi)
 - HS đọc nội dung BT 4 
 - Học sinh làm vào vở bài tập
 - Học sinh nêu kết quả bài làm.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:Hai tiếng bắt vầ với nhau có thể giống 
 nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
e. Bài tập5.Thi giải câu đố.(HS khá, giỏi)
- Giáo viên nêu câu đố – học sinh thi giải câu đố nhanh.
- Học sinh nêu câu trả lời và giải thích lí do.
 - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.(chữ : bút, út, ú )
C. Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét chung tiết học, HS nhắc lại nội dung bài
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyÖn tõ vµ c.doc