Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống

v Bài mới: .

Hoạt động1: Hình thành khái niệm

Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét

Bài tập 1, 2:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.

- GV kết luận, chốt lại lời giải đúng – chỉ bảng phụ đã viết câu khiến, nói lại tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu.

Câu khiến: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

Tác dụng: Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.

Dấu hiệu cuối câu: Có dấu chấm than ở cuối câu.

Bài tập 3

- GV chia bảng lớp làm 2 phần, mời 6 HS tiếp nối nhau lên bảng – mỗi em một câu văn, sau đó mỗi em tự đọc câu văn của mình.

- GV cùng HS nhận xét từng câu, rút ra kết luận: Khi viết câu nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả của mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than.

 

docx 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 6452Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 27-30 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
CÂU KHIẾN 
TUẦN 27 – TIẾT 53
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nắm được cấu tạo & tác dụng của câu khiến.
Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần Nhận xét).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: . 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1, 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
GV kết luận, chốt lại lời giải đúng – chỉ bảng phụ đã viết câu khiến, nói lại tác dụng của câu, dấu hiệu cuối câu.
Câu khiến: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
Tác dụng: Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
Dấu hiệu cuối câu: Có dấu chấm than ở cuối câu. 
Bài tập 3
GV chia bảng lớp làm 2 phần, mời 6 HS tiếp nối nhau lên bảng – mỗi em một câu văn, sau đó mỗi em tự đọc câu văn của mình.
GV cùng HS nhận xét từng câu, rút ra kết luận: Khi viết câu nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, nhờ vả của mình với người khác, ta có thể đặt ở cuối câu dấu chấm hoặc dấu chấm than.
Chú ý: 
+ Đặt dấu chấm ở cuối câu khi đó là lời yêu cầu, đề nghị  nhẹ nhàng.
+ Đặt dấu chấm than ở cuối câu khi đó là lời đề nghị, yêu cầu  mạnh mẽ (thường có các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải  đứng trước động từ trong câu), hoặc có hô ngữ ở đầu câu; có từ nhé, thôi, nào  ở cuối câu.
GV chốt: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả  người khác làm một việc gì đó gọi là câu khiến.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
GV dán bảng 4 băng giấy – mỗi băng giấy viết 1 đoạn văn – mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn. Sau đó đọc các câu văn với giọng điệu phù hợp với câu khiến.
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS: trong SGK, câu khiến thường được dùng để yêu cầu HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập. Cuối các câu khiến này thường có dấu chấm.
GV phát giấy khổ to cho các nhóm.
GV nhận xét, tính điểm thi đua cho mỗi nhóm.
Bài tập 3:
GV nhắc HS: đặt câu khiến phải hợp với đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn (bạn cùng lứa tuổi phải khác với anh chị, cha mẹ, thầy cô giáo).
GV nhận xét, mời những HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Bài tập 1, 2:
1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi
HS phát biểu ý kiến
HS chỉnh sửa lại theo lời giải đúng
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu BT3.
HS suy nghĩ, làm cá nhân, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh, viết vào vở.
6 HS tiếp nối nhau lên bảng đặt câu, sau đó mỗi em tự đọc câu văn của mình.
Cả lớp nhận xét, rút ra kết luận.
Nhiều HS nhắc lại.
hS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của 
bài tập 1 
HS làm việc cá nhân vào vở 
4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến trong mỗi đoạn văn. Sau đó đọc câu văn với giọng điệu phù hợp với câu khiến.
 Đoạn a: - Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
 Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!
 Đoạn c: - Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
 Đoạn d: - Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Đại diện nhóm phân công các bạn tìm câu khiến trong SGK, ghi nhanh vào giấy.
Sau thời gian quy định, các nhóm dán kết quả làm bài trên bảng lớp, đọc những câu khiến tìm được.
Cả lớp cùng nhận xét, tính điểm cao cho nhóm tìm được đúng, nhiều câu khiến.
HS đọc yêu cầu bài tập
HS đặt các câu khiến, viết vào vở.
Một số em làm vào phiếu.
HS tiếp nối nhau đọc những câu khiến đã đặt. Những em HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài làm trên bảng lớp, đọc kết quả.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, viết vào vở 5 câu khiến.
Luyện từ và câu
CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
TUẦN 27 – TIẾT 54
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS nắm được cách đặt câu khiến.
Biết đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài cũ: Câu khiến
GV kiểm tra
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
GV hướng dẫn HS biết cách chuyển câu kể thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK.
GV dán 3 băng giấy, phát bút màu mời 3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. Sau đó từng em đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp.
GV nhận xét.
Lưu ý: Cách 4: GV mời 1, 2 HS đọc lại nguyên văn câu kể, sau đó chuyển câu kể đó thành câu khiến chỉ nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến. 
GV lưu ý HS:
+ Với những yêu cầu, đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. Với những yêu cầu, đề nghị, nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
+ Có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV: Các em cần viết nhiều câu khiến từ câu kể đã cho; có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý. 
GV phát cho 4 HS – mỗi em 1 băng giấy viết 1 câu trong BT1.
GV nhận xét. GV mời 4 HS làm bài trên băng giấy lên bảng dán kết quả làm bài. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS: đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp. 
GV phát riêng 3 tờ giấy khổ rộng cho 3 HS làm bài.
GV nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, nhiều câu, phù hợp với nghi thức xã giao. 
Bài tập 3, 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm tư.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết LTVC trước.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS làm bài.
3 HS lên bảng chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau. Sau đó từng em đọc lại câu khiến với giọng điệu phù hợp. 
Cả lớp nhận xét.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
4 HS làm bài trên băng giấy.
HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển câu kể thành câu khiến. 
Cả lớp nhận xét.
4 HS làm bài trên băng giấy dán kết quả lên bảng.
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân vào vở
3 HS làm bài trên giấy.
HS tiếp nối nhau đọc kết quả – chuyển câu kể thành câu khiến. 
Cả lớp nhận xét.
3 HS làm bài trên băng giấy dán kết quả lên bảng.
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo nhóm tư.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. 
Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 5 câu khiến.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
TUẦN 28 – TIẾT 55
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc & HTL (Yêu cầu như tiết 1)
2Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. 
3.Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ. 
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL (như tiết 1) 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau
Hoạt động 2: Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính của các bài tập đọc này
GV viết tên bài lên bảng lớp:
Sầu riêng, Chợ Tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá. 
GV nhận xét, tính điểm thi đua theo các tiêu chí:
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
GV chốt lại lời giải đúng, dán phiếu đã ghi lời giải, mời 1 – 2 HS đọc bảng kết quả 
Hoạt động 3: nghe – viết 
GV đọc bài thơ Cô Tấm 
GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ lục bát; cách dẫn lời nói trực tiếp (Mẹ về khen bé: “Cô tiên xuống trần”); tên riêng cần viết hoa (Tấm); những từ ngữ mình dễ viết sai (ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na) 
Bài thơ nói lên điều gì? 
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút)
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu)
HS trả lời
HS đọc yêu cầu của bài
HS đọc tên bài
HS đọc thầm các bài tập đọc trên, s ... 
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
 Câu 4: Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? 
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sụ (cách b & c) 
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sụ (cách b & c, d) 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ & không giữ được lịch sự.
GV nhận xét, kết luận.
+ Lan ơi, cho tớ về với!
+Cho đi nhờ một cái!
+ Chiều nay, chị đón em nhé!
+Chiều nay, chị phải đón em đấy!
+ Đừng có mà nói như thế!
+Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
+ Mở hộ cháu cái cửa!
+Bác mở giúp cháu cái cửa này với!
Bài tập 4:
GV: với mỗi tình huống, có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự. 
GV phát giấy khổ rộng cho vài em.
GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò: 
-GV Tổng lết tiết học
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, viết vào vở 4 câu khiến – với mỗi tình huống ở BT4.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm.
-Hát tập thể
1 HS làm lại BT2, 3
1 HS làm lại BT4
HS nhận xét
-Hs lắng nghe
4 HS tiếp nối nhau đọc các BT1, 2, 3, 4.
HS đọc thầm lại đoạn văn ở BT1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2, 3, 4.
HS phát biểu ý kiến
 Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói & người nghe, có cách xưng hô phù hợp.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo nhóm đôi
HS phát biểu ý kiến, sửa lại theo lời giải đúng.
+ lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô Lan, tớ, từ với, ơi thể hiện quan hệ thân mật.
+ câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô. 
+ câu lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện sự đề nghị thân mật.
+ từ phải trong câu có tính bắt buộc, mệnh lệnh không phù hợp với lời đề nghị của người dưới.
+ câu khô khan, mệnh lệnh.
+ lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục vì có cặp từ xưng hô tớ – cậu, từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.
+ nói cộc lốc
+ lời lẽ lịch sự, lễ độ vì có cặp từ xưng hô bác – cháu, thêm từ giúp sau từ mở thể hiện sự nhã nhặn, từ với thể hiện tình cảm thân mật. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài.
HS tiếp nối nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt.
Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
-Hs lắng nghe.
-Hs ghi nhận và thực hiện.
Luyện từ & Câu
 BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM 
TUẦN 30 – TIẾT 59
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Tiếp tục mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm.
-Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
-Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
-Một số tờ phiếu viết nội dung BT1, 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
vKhởi động: 
vBài cũ: Giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị. 
-	GV kiểm tra 2 HS
-	GV nhận xét & chấm điểm 
vBài mới: 
Ø	Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm 
Bài tập 1:
-	GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, thi tìm từ.
-	GV nhận xét, khen ngợi những nhóm tìm đúng, nhiều từ.
Bài tập 2:
-	GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, thi tìm từ.
-GV nhận xét, khen ngợi những nhóm tìm đúng, nhiều từ.
Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn về du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được
Bài tập 3:
-	Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
-	GV chấm điểm một số đoạn văn viết tốt. 
vCủng cố - Dặn dò:
-Tổng kết tiết học.
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở đoạn văn ở BT3.
-Chuẩn bị bài: Câu cảm.
-Hát tập thể
-	1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-	1 HS làm lại BT4.
-	Cả lớp nhận xét 
-	HS đọc yêu cầu của bài tập
-	Các nhóm trao đổi, thi tìm từ.
-	Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a)Đồ dùng cần cho chuyến du 
lịch: va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, thức uống
b)Phương tiện giao thông: tàu 
thủy, tàu hỏa, ô tô con, máy bay, tàu điện, xe buýt, nhà ga, sân bay, cáp treo, bến xe, xe đạp, xe xích lô
C)Tổ chức, nhân viên phục vụ 
du lịch: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch
a)	Địa điểm tham quan, du lịch: 
phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử
-	HS đọc yêu cầu của bài tập
-	Các nhóm trao đổi, thi tìm từ.
-	Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a)	Đồ dùng cho cuộc thám hiểm: 
la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, diêm, vũ khí 
b)	Những khó khăn, nguy hiểm 
cần vượt qua: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát, sự cô đơn 
c)	Những đức tính cần thiết của 
người tham gia: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khổ 
-	HS đọc yêu cầu của bài tập
-	HS làm bài cá nhân. Mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm.
-	HS đọc đoạn viết trước lớp. 
-	Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
-Hs lắng nghe.
-Hs ghi nhận và thực hiện.
Luyện từ & câu
Bài: CÂU CẢM
TUẦN 30 – TIẾT 60
Ngày soạn:.Ngày dạy:
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-	Nắm được cấu tạo & tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm.
-	Biết đặt & sử dụng câu cảm.
-	Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
-	Bảng phụ viết sẵn các câu cảm ở BT1 (phần Nhận xét).
-	Vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần Luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1Khởi động: 
2Bài cũ: MRVT: Du lịch – Thám hiểm
-	GV kiểm tra 2 HS
-	GV nhận xét
3Bài mới: 
*Giới thiệu bài 
-Trong cuộc sống, các em có thể gặp những chuyện khiến các em phải ngạc nhiên, thán phục, vui mừng hoặc buồn bực. Trong những tình huống đó, các em thường biểu lộ thái độ bằng những câu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về loại câu này.
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
-	GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2, 3.
-	Yêu cầu HS hoạt động nhóm
-	GV nhận xét
-	GV kết luận
+ Câu cảm dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói.
+ Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời; quá, lắm, thật
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
-	Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
-	GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
-	GV phát phiếu cho một số HS.
-	GV nhận xét; mời vài HS dán bài làm lên bảng lớp.
-	GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
-	GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
-	GV phát phiếu cho một số HS
-	GV nhận xét; mời vài HS dán bài làm lên bảng lớp.
-	GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
-	GV nhắc HS: 
+ Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm.
+ Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.
-	Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi.
4Củng cố - Dặn dò: 
-	Tổng kết tiết học .
-	GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-	Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài; về nhà tự đặt 3 câu cảm, viết vào vở. 
-	Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu.
-Hát tập thể
-	2 HS đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm.
-	HS nhận xét
-Hs lắng nghe.
-	3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập.
-	HS hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
-	Đại diện nhóm trình bày.
Bài 1:
-	Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! (Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo).
-	A! Con mèo này khôn thật ! (Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.)
Bài 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than.
-	Nhiều HS nhắc lại.
-	HS đọc thầm phần ghi nhớ
-	3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
-	HS đọc yêu cầu của bài tập
-	HS làm việc cá nhân vào vở. Một số HS làm bài trên phiếu.
-	HS phát biểu ý kiến.
-	HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
-	HS đọc yêu cầu của bài tập
-	HS làm việc cá nhân vào vở. Một số HS làm bài trên phiếu.
-	HS phát biểu ý kiến.
-	HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
-	HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc đúng giọng câu cảm).
-	HS hoạt động nhóm đôi, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
-Hs lắng nghe.
-Hs ghi nhận và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxLT & C T27-30u.docx