Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 (2 cột)

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 (2 cột)

I. Mục đích, yêu cầu:

 -Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

 -Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1, 2.

 -HS khá, giỏi: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)

 -Có thói quen viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV: Viết sẵn bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp, SGK.

 HS: SGK, vở, bút,.

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8	Ngày day: 13/10/2009
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. Mục đích, yêu cầu:
 -Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
 -Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1, 2.
 -HS khá, giỏi: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)
 -Có thói quen viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Viết sẵn bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp, SGK.
 HS: SGK, vở, bút,...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết các câu sau:
+Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
+Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
-Nhận xét cách viết hoa tên riêng và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: -GV ghi đề
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng.
-Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí 
 Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng.
Tên người:
Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi.
 Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích 
Tô –mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận: Tô –mát và Ê-đi-xơn.
+Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
+cách viết hoa trong cùng một bộ phận như thế nào?
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi
+Cách viết tên một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt.
-Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở BT3 là những tên riêng được phiên anh Hán Việt (âm ta mược từ tiếng Trung Quốc). 
 c. Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
-Yêu cầu HS lên bảng lấy ví dụ minh hoạ cho từng nội dung.
-Gọi HS nhận xét tên người, tên địa lí nước ngoài bạn viết trên bảng.
 d. Luyện tập: 
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Phát phiếu cho nhóm 4 HS.Yêu cầu HS trao đổi và làm bài tập. Nhóm làm xong dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng.
-Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm 
+Đoạn văn viết về ai?
+Em đã biết nhà bác học Lu-I Pa-xtơ qua phương tiện nào?
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở.
-Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng.
-Kết luận lời giải đúng.
 Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài quan sát tranh để đoán thử cách chơi trò chơi du lịch.
-Dán 4 phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức.
-Gọi HS đọc phiếu của nhóm mình.
-Bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất.
3. Củng cố- dặn dò:
-Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài,cần viết như thế nào?
-Nhật xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã viết ở bài tập3.Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép.
-3HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp viết vào vở.
-Lắng nghe.
-HS đọc cá nhân, đọc trong nhóm đôi, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Trả lời.
Tên địa lí:
Hi-ma-la-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ma/la/a 
Đa- nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa/ nuýp
Lốt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là
Niu Di-lân có 2 bộ phận Niu và Di-lân
Công-gô: có một bộ phận gồm 2 tiếng là Công/ gô.
+Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
+Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời 
+Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như tên người, tên địa lí Việt Nam: tất cả các tiếng đều được viết hoa.
-Lắng nghe.
-3 HS đọc thành tiếng.
-4 HS lên bảng viết tên người, tên địa lí nước ngoài theo đúng nội dung.
Vídụ: Mi-tin, Tin-tin, Lô-mô-nô-xốp, ...
-Nhận xét.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Nhận xét, sửa chữa 
+Ác-boa, Lu-I, Pa-xtơ, Quy-dăng-xơ.
1 HS đọc thành tiếng.
+Đoạn văn viết về gia đình Lu-I Pa-xtơ +Em biết đến Pa-xtơ qua sách Tiếng Việt 3, qua các truyện về nhà bác học nổi tiếng
-2 HS đọc 
-HS thực hiện viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
-Nhận xét, bổ sung
-Tìm tên nước phù hợp với tên thủ đô của nước đó hoặc tên thủ đô phù hợp với tên nước.
-Thi điền tên nước hoặc tên thủ đô tiếp sức.
-2 đại diện của nhóm đọc một HS đọc tên nước, 1 HS đọc tên thủ đô của nước đó.
-HS tự nêu
-Cả lớp thực hiện
	Ngày dạy: 14/10/2009
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
 - Luôn có ý thức tốt trong học tập
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Tranh minh hoạ trong SGK trang 84. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
 HS: SGK,vở, bút,...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng viết tên người, tên địa lí nước ngoài. 
 -Cần chú ý điều gì khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài ?
-Nhận xét. cho điểm .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV ghi đề
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
-GV dùng phấn gạch chân những từ ngữ và câu văn đó.
+ Những từ ngữ và câu văn đó là của ai?
+Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
-Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật...
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu. HS thảo luận cặp đôi: 
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. 
+Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm?
- GV nhận xét, kết luận
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+Từ “lầu”chỉ cái gì?
+Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
+Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
+Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
-Dùng để đánh dấu từ ‘lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
 c. Ghi nhớ:
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Yêu cầu HS tìm những ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép.
-Nhận xét tuyên dương 
 d. Luyện tập:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
-Yêu cầu HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.
-Gọi HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung.
-GV kết luận
 Bài 3:
a. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Gọi HS làm bài, nhận xét, chữa bài.
-Kết luận lời giải đúng.
Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
+ tại sao từ “vôi vữa” được đặt trong dấu ngoặc kép?
b. tiến hành tương tự như a
3. Củng cố dặn dò:
-Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài sau:MRVT: Ước mơ và trả lời CH SGK.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp viết vào vở nháp
- Lu-I Pa-xtơ, Ga-ga-rin, In-đô-nê-xi-a
- HS trả lời
-Lắng nghe.
-2 HS đọc yêu cầu và nội dung.
+Từ ngữ : “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho...., ai cũng được học hành.”
+....là lời của Bác Hồ.
+Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc, lớp đọc thầm, thảo luận
+... khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”.
+....khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như lời nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn được học hành.”
-2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
+" lầu” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, đẹp đẽ.
+Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè bé, nhưng không phải “lầu” theo nghĩa trên.
+từ “lầu” nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quý.
+Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè.
-Lắng nghe.
-3 HS đọc. Cả lớp đọc thầm và thuộc 
-HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.
+Cô giao bảo em: “Con hãy cố gắng lên nhé!”
-2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
-2 HS cùng bàn trao đổi thảo luận.
-1 HS đọc bài làm của mình.
-Nhận xét, chữa bài 
*" Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
* “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi xoa.”
-1 HS đọc. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
-Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-1 HS lên bảng làm, HS khác làm vở
-Nhận xét, chữa bài 
+Vì từ “Vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt .
-Lời giải: “trường thọ”, “đoản thọ”.
- HS nêu
-HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC4T8Chuan.doc