Giáo án mầm non - Tuần 7: Chủ đề: Nhu cầu của gia đình

Giáo án mầm non - Tuần 7: Chủ đề: Nhu cầu của gia đình

TUẦN 7

CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH

Thực hiện từ 14/10 đến 18/10/2013

I/ MỤC TIÊU:

1. Phát triển nhận thức:

* Khám phá khoa học:

- Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình, biết kể tên, đặc điểm, công dụng của đồ vật đó.

* Làm quen với toán:

- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. (CS 104).

2. Phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng sức khỏe:

- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt trong gia đình : khăn, bàn chải đánh răng, ca uống nước, thìa xúc cơm

- Trẻ biết những món ăn hàng ngày mang đến cho trẻ những lợi ích gì, giúp trẻ ăn hết xuất, mau lớn và khỏe mạnh.

 

doc 32 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 3068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án mầm non - Tuần 7: Chủ đề: Nhu cầu của gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HỚN QUẢN
TRƯỜNG MẦM NON TÂN QUAN
¶¶¶¶¶
GIÁO ÁN
{Ÿ{Ÿ{Ÿ{
CHỦ ĐỂM: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
TUẦN 7
GIÁO VIÊN: HỒ THỊ THANH HƯƠNG
LỚP: LÁ 1
NĂM HỌC: 2013-2014
TUẦN 7
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Thực hiện từ 14/10 đến 18/10/2013
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình, biết kể tên, đặc điểm, công dụng của đồ vật đó.
* Làm quen với toán:
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. (CS 104).
2. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt trong gia đình : khăn, bàn chải đánh răng, ca uống nước, thìa xúc cơm
- Trẻ biết những món ăn hàng ngày mang đến cho trẻ những lợi ích gì, giúp trẻ ăn hết xuất, mau lớn và khỏe mạnh.
* Vận động:
- Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m*0.25m*0.35m) (cs 11).
- Hợp tác, phối hợp với các bạn trong nhóm. Nghe và hiểu các lời hướng dẫn của cô, biết thực hiện theo hướng dẫn.
3. Phát triển thẩm mỹ:
- Thuộc, hiểu và hát được bài hát: “Bố là tất cả” theo yêu cầu của cô.
- Vận động đúng theo nhịp bài hát: Bố là tất cả.
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát, âm nhạc về chủ đề bản thân.
4. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về các đồ dùng cần thiết trong gia đình.
- Phát âm đúng, rõ ràng chữ cái e-ê. Tô màu chữ cái e-ê khéo léo, không lem ra ngoài.
- Hiểu và trả lởi được các câu hỏi của cô về câu chuyện: Hai anh em.
- Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói.
5. Phát triển tình cảm – xã hội:
- Biết giữ gìn các đồ dùng gia đình mình và khuyên các bạn khác cùng mình giữ gìn các đồ dùng gia đình cẩn thận.
- Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. (CS 60)
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. (CS 34)
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường: cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, không vứt rác, bẻ cây
MẠNG NỘI DUNG
Đồ dùng nhà bé
- Mỗi gia đình cần có các đồ dùng để phục vụ cho sinh hoạt của mọi người (phục vụ ăn uống, mặc, đi lại, giải trí). Để có những đồ dùng này thì bố mẹ phải đi làm kiếm tiền để mua sắm nên cần sử dụng đồ dùng gia đình hợp lý, tiết kiệm. Nói được tên gọi, công dụng, chất liệu của đồ dùng đó.
Chơi với số 10
- Biết đếm đến 10, nhận biết và gắn số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
Bố là tất cả
- Vận động theo nhịp bài hát với nhiều hình thức và nói được tình cảm bố dành cho con.
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Bé với chữ cái e-ê
- Nhận biết và đọc đúng, rõ ràng chữ cái: e-ê, chơi đúng luật các trò chơi cô tổ chức.
Bé khỏe bé ngoan
- Rèn kỹ năng của chân, tay, sự nhanh nhẹn, chú ý có chủ định, thực hiện đúng động tác đi thăng bằng trên ghế thể dục, tham gia chơi tốt trò chơi theo yêu cầu của cô.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển nhận thức
Thứ 3: Chơi với số 10
- HĐ1: Chơi với số 10.
- HĐ2: Bé nào giỏi hơn.
Phát triển thể chất
Thứ 2: Đồ dùng nhà bé
- HĐ1: Nhà của bé.
- HĐ2: Những đồ dùng thân quen.
- HĐ3: Bé thi tài.
Phát triển thẩm mỹ
Thứ 4: Bố là tất cả 
- HĐ1: Bé vận động giỏi.
- HĐ2: Giai điệu vui.
- HĐ3: Ba ngọn nến lung linh.
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Phát triển ngôn ngữ
Thứ 5: Bé với chữ cái e-ê
- HĐ1: Câu chuyện tình bạn.
- HĐ2: Chữ cái đáng yêu.
- HĐ3: Bé vui khỏe.
Phát triển thể chất
Thứ 6: Bé khỏe bé ngoan
- HĐ1: Bé quét nhà.
- HĐ2: Bé yêu thể dục.
- HĐ3: Hồi tĩnh.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-XÃ HỘI
- Phân vai: Trò chơi: gia đình, shop mini về đồ dùng gia đình.
- XD: XD siêu thị của bé.
- NT: Vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình như; tủ, giường, chén, bátCắt, dán các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Nghe hát về gia đình.
- HT: Xếp hột hạt chữ cái: e-ê. Tô màu chữ cái e-ê. Ghép tranh: ti vi, bàn ghế, bếp ga. Phân nhóm đồ dùng theo công dụng. Thư viện: đọc sách, tranh ảnh về gia đình.
- Thiên nhiên: Đong nước vào chai.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
(Thực hiện từ 14/10 đến 18/10/2013)
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ và trò chuyện với trẻ.
- Đón trẻ: nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện đầu giờ: trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng của gia đình: Tên gọi, đặc điểm, công dụng của đồ dùng đó. Giáo dục trẻ biết yêu quí và giữ gìn đồ dùng gia đình.
- Trẻ chơi theo ý thích.
Tiêu chuẩn bé ngoan
 - Nghe trống lắc biết giờ vào lớp.
 - Giờ học không gây ồn ào.
 - Không xả rác bừa bãi ra lớp.
Thể dục sáng
- Cho trẻ tập theo bài thể dục tháng 10/2013.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát tranh ảnh về đồ dùng gia đình.
- TC: Tìm người láng riềng.
- TCDG: 
Kéo co.
- Chơi tự do với nước, chai.
- Cùng nhau kể về các đồ dùng trong gia đình mà bé yêu thích.
- TC: Bịt mắt nghe tiếng.
- TCDG: Ném còn.
- Chơi tự do với lá cây, que.
- Trò chuyện về những ngày quan trọng của gia đình.
- TC: Chơi xổ số.
- TCDG: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do với phấn.
- Tìm hiểu về công dụng 1 số đồ dùng trong nhà bé.
- TC: Thi nói nhanh.
- TCDG: Chìm, nổi.
- Chơi tự do với hột, hạt.
- Kể chuyện sáng tạo về những đồ dùng trong gia đình trẻ.
- TC: Chim đổi lồng.
- TCVĐ: Ô ăn quan.
- Cùng nhau tưới cây và lau lá cây.
Hoạt động có chủ đích
Khám phá khoa học:
Đồ dùng nhà bé.
Phát triển nhận thức: 
Chơi với số 10.
Phát triển thẩm mỹ: 
Bố là tất cả.
Phát triển ngôn ngữ: 
Bé với chữ cái e-ê.
Phát triển vận động: 
Bé khỏe bé ngoan.
Hoạt động góc
- Phân vai: Trò chơi: gia đình, shop mini về đồ dùng gia đình.
- XD: XD siêu thị của bé.
- NT: Vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình như; tủ, giường, chén, bátCắt, dán các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Nghe hát về gia đình.
- HT: Xếp hột hạt chữ cái: e-ê. Tô màu chữ cái e-ê. Ghép tranh: ti vi, bàn ghế, bếp ga. Phân nhóm đồ dùng theo công dụng. Thư viện: đọc sách, tranh ảnh về gia đình.
- Thiên nhiên: Đong nước vào chai.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn.
- Trẻ ăn hết xuất, giờ ăn không nói chuyện, ăn xong đánh răng, vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Trẻ ngủ đúng nệm của mình, ngủ ngon giấc.
Hoạt động chiều
- Dạy TTVS: “Súc miệng, đánh răng”.
-HĐ tự do.
- VSNG cuối ngày, trả trẻ.
- Làm quen chuyện: Hai anh em.
- HĐ tự do.
- VSNG cuối ngày, trả trẻ.
- Ôn bài hát: Bố là tất cả.
- HĐ tự do.
- VSNG cuối ngày, trả trẻ.
- Tập tô chữ cái rỗng trong sách.
- HĐ tự do.
- VSNG cuối ngày, trả trẻ.
- Làm quen bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề.
- HĐ tự do.
- VSNG cuối tuần, trả trẻ.
Lễ giáo
- Giáo dục vệ sinh cá nhân.
- Trẻ biết tự phục vụ, rửa tay, lau tay, rửa mặt, chải đầu, chải răng, thay quần áo.
- Biết thực hiện thao tác vệ sinh và giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
- Biết lấy tay che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi. Biết rửa tay trước khi ăn, khi đi vệ sinh bằng xà bông.
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, TD SÁNG
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Đánh giá
1. ĐÓN TRẺ
- Cô đến lớp trước 6h 30p để dọn dẹp lớp sạch sẽ, đón trẻ vào lớp.
- Trao đổi với phụ huynh về ngày hội đến trường của bé.
- Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Đón trẻ từ phụ huynh, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ.
2. THỂ DỤC SÁNG
- Trẻ tập được các động tác của bài tập.
- Trẻ vận động nhẹ nhàng theo nhạc.
- GD trẻ siêng tập thể dục để có sức khỏe tốt.
- Sân tập rộng rãi, thoáng mát.
- Đài, nhạc.
1/ Khởi động: Đồng hồ báo thức.
2/ Bài tập trọng động:
“Lại đây với cô ” .
Hai tay đưa ra trước sau đó áp vào ngực đưa tay ngang và về TTCB chân nhún đều (8lần).“Lại đây với cô ” .
Chân nhún đều lần lượt đưa từng tay áp vào ngực, và lần lượt đưa từng tay ra theo lời bài hát (4 lần).
“Lại đây với cô ”
Hai tay đưa ngang tay phải chống hông tay trái vòng qua phải ,sau đó vế TTCB và đổi chân. (4 lần)
 “Lại đây với cô ”
Bước chân trái sang trái 1bước tay đưa ngang sau đó cúi người xuống 2 tay chạm đất, đứng thẳng hai tay giang ngang và về TTCB (4 lần).
“Lại đây với cô ”
Bước chân trái sang trái 1 bước hai tay giang ngang xoay người 1 tay ngang trước ngực một tay sau lưng (4lân)
“Lại đây với cô ”
Hai tay chống hông nhảy chân sáo.
3/ Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng theo bài con công hay múa.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Đánh giá
Phân vai
* Trọng tâm ngày thứ nhất
- Trò chơi: gia đình, shop mini về đồ dùng gia đình.
- Trẻ biết được góc chơi, thể hiện tốt vai chơi của mình. Biết phối hợp với bạn khi chơi.
- Gd trẻ chơi đoàn kết và biết giữ gìn đồ chơi.
- Đồ chơi sẵn có ở lớp, đồ dùng gia đình.
* Góc phân vai:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung góc chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi của mính. Công việc bán hàng, người mua.
- Sau đó để trẻ tự thể hiện vai chơi của mình.
Học tập:
*Trọng tâm ngày thứ 2
- Xếp hột hạt chữ cái: e-ê. Tô màu chữ cái e-ê. Ghép tranh: ti vi, bàn ghế, bếp ga. Phân nhóm đồ dùng theo công dụng. Thư viện: đọc sách, tranh ảnh về gia đình.
- Biết xếp hột hạt chữ cái: e-ê. Tô màu chữ cái e-ê. Ghép tranh: ti vi, bàn ghế, bếp ga 
- Trẻ biết cách xem sách, lật từng trang.
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học.
- Hột hạt, chữ số.
- Tranh ảnh về gia đình.
- Sách báo, tranh ảnh về gia đình.
* Góc học tập:
- Cô hướng dẫn trẻ cách xếp hột hạt chữ cái: e-ê. Tô màu chữ cái e-ê. Ghép tranh: ti vi, bàn ghế, bếp ga...
- Hướng dẫn trẻ cách ghép tranh, cách giở sách.
- GD trẻ khi chơi phải biết đoàn kết, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi, không giành đồ chơi của nhau.
- Chơi xong biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
Nghệ thuật:
*Trọng tâm ngày thứ 3
- Vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình như; tủ, giường, chén, bátCắt, dán các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Nghe hát về gia đình.
- Trẻ ngồi đúng tư thế, vẽ và tô màu không lem ra ngoài. Rèn kỹ năng vẽ và tô màu.
- Biết vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình như; tủ, giường, chén, bátCắt, dán các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
- Nghe và hát được các bài hát về gia đình. Biết vận động nhún nhảy theo nhạc.
- Bút chì, giấy A4, màu sáp, giấy màu.
- Băng, đĩa, đài...
* Góc nghệ thuật:
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu đồ dùng trong gia đình như: tủ, giường, chén, bátCắt, dán các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình  đều, đẹp, không lem ra ngoài.
- Hướng dẫn trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Hướng dẫn trẻ trưng bày sản phẩm đúng n ... n muỗng mới nhận ra được ích lợi của bếp ga. Nên cảm thấy rất hối hận vì đã hiểu sai về bạn bếp ga. Hai bạn bèn đi xin lỗi bạn bếp ga và kêu bạn ấy trở về. Bếp ga chẳng những không giận mà còn trở về ngôi nhà ấm cúng cùng các bạn. Từ đó, ba bạn sống rất vui vẻ và đoàn kết với nhau.”
* Giáo dục trẻ phải biết yêu quí và giữ gìn đồ dùng trong gia đình thì mới sử dụng được lâu, giúp bố mẹ chúng ta tiết kiệm tiền.
2/ Hoạt động 2: Chữ cái đáng yêu.
* Chữ cái e:
- Các con nhìn xem cô có hình ảnh về gì đây?
- Các con hãy cùng cô đọc từ dưới hình nào: Yêu em bé.
 Cô cho trẻ đếm số lượng tiếng và chữ cái trong câu.
- Bạn nào giúp cô lên lấy chữ cái đã học xuống nào. (không có chữ cái đã học)
- Các con ơi, hôm nay cô cùng các con làm quen nhóm chữ cái màu đỏ nhé! Còn những chữ cái màu xanh thì hôm sau cô sẽ dạy các con.
- Lớp mình bạn nào biết chữ này rồi lên phát âm dùm cô nào.
- Lớp mình có bạn biết rồi, có bạn chưa biết, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về hai chữ cái này nha!
- Các con cùng chú ý nghe cô phát âm chữ e.
- Âm e, e, e.
- Cho cả lớp phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. (cô chú ý sửa sai).
- Các con quan sát và cho cô biết các con có nhận xét gì về chữ cái e.
 Trẻ nhận xét, cô tổng hợp: Chữ cái e cấu tạo gồm: 1 nét gạch ngang từ trái qua phải và 1 nét cong tròn bên trái.
 Cho cả lớp phát âm chữ cái e. Giới thiệu cho trẻ chữ cái e in thường, e viết thường, e in hoa.
* Chữ cái ê:
- Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các con 1 chữ cái nữa, đó là chữ cái ê, các con cùng chú ý nghe cô phát âm nha.
- Âm ê, ê, ê.
- Cho cả lớp phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. (cô chú ý sửa sai).
- Các con quan sát và cho cô biết các con có nhận xét gì về chữ cái ê.
 Trẻ nhận xét, cô tổng hợp: Chữ cái ê cấu tạo giống chữ cái e thêm cái nón trên đầu là 2 nét xiên trái và xiên phải.
 Cho cả lớp phát âm chữ cái ê. Giới thiệu cho trẻ chữ cái ê in thường, ê viết thường, ê in hoa.
* So sánh chữ cái e-ê:
- Giống nhau: đều có một nét gạch ngang từ trái qua phải và 1 nét cong tròn bên trái. 
- Khác nhau: chữ ê có mũ trên đầu, còn chữ e không có.
 Cho trẻ phát âm lại chữ cái e-ê.
3/ Hoạt động 3: Bé vui khỏe.
* Trò chơi: “Đi tìm kho báu”.
- Luật chơi: nói đúng chữ cái trên cánh cửa thần.
- Cách chơi: hai bạn đứng đối diện nhau làm cánh cửa thần, đường đi đến kho báu phải qua 4 cánh cửa thần, muốn qua được cửa thần phải đọc được chữ cái trên cánh cửa đó, đến cánh cửa cuối cùng thì xuất hiện kho báu.
* Trò chơi: “Cùng ghép nào”.
- Luật chơi: ghép đúng chữ cái e-ê từ các nét rời.
- Cách chơi: cho mỗi trẻ 1 rổ các nét chữ cái rời, cho trẻ xếp chữ cái theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi: “Bé nào tinh mắt hơn”.
- Luật chơi: gạch đúng các chữ cái e-ê trong bài thơ Làm anh.
- Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội: thi nhau gạch chân chữ cái e-ê. Đội nào gạch nhanh và đúng nhiều nhất sẽ thắng.
* Kết thúc: 
- Nhận xét nhẹ nhàng.
- Cho trẻ nghỉ.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
˜ ˜ { Ÿ { Ÿ { Ÿ { Ÿ { ™ ™
Thứ 6, ngày 18/10/2013
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: BÉ NHANH NHẸN
I/ Mục tiêu:
- Dạy trẻ kỹ năng đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m*0.25m*0.35m).
- Rèn kỹ năng của chân, tay, sự nhanh nhẹn, chú ý có chủ định, thực hiện đúng động tác đi thăng bằng trên ghế thể dục, tham gia chơi tốt trò chơi theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ tính kiên trì, đoàn kết.
* Nội dung tích hợp:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi đàm thoại cùng cô.
- Phát triển nhận thức với hành động đếm kết quả sau trò chơi thi đua.
- Phát triển thẩm mỹ qua bài hát: Bé quét nhà.
- Phát triển tình cảm xã hội: trẻ biết đoàn kết với bạn trong các hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
- Trước giờ học: cho trẻ làm quen với động tác của bài tập phát triển chung.
- Trong giờ học: ghế thể dục, đài, nhạc, trống lắc...
III/ Các bước tiến hành:
1/ Hoạt động 1: Bé quét nhà.
- Hát bài hát: “Bé quét nhà”.
- Em bé trong bài hát này đang làm gì?
- Ở nhà các con thường làm gì giúp bố mẹ?
- Để có sức khỏe tốt giúp bố mẹ thì chúng ta phải thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt nha.
2/ Hoạt động 2: Bé yêu thể dục.
1. Bạn nào khéo léo hơn: cho trẻ đi chạy các kiểu chân theo lời bài hát đồng hồ báo thức.
2. Bé yêu thể dục: theo bài hát: “Lại đây với cô”.
- Thở 1: gà gáy (2l*8N).
- Tay 4: hai tay gập trước ngực. (4l*8N).
- Chân 3: Đứng đưa chân ra trước. (4l*8N)
- Bụng 3: hai tay giơ cao, nghiêng người. (2l*8N).
- Bật 1: bật liên tục về phía trước (4l).
3. Bé khéo léo:
- Qua kiểm tra cô thấy lớp mình ai cũng có sức khỏe tốt. Các con nhìn cô làm trước nha!
- Lần 1, 2: Kết hợp giải thích rõ ràng.
 Chuẩn bị: đứng đầu ghế thể dục. Bước từng chân lên ghế sau đó đi bước nhịp nhàng, tay nọ chân kia, mắt nhìn thẳng. Khi tới đầu ghế bên kia từ từ bước xuống đất và đi về chỗ.
 X X X X X X X X X X X X X X
 X X X X X X X X X X X X X X
 Mời 2 trẻ lên làm mẫu, cô nhận xét, sửa sai.
* Thử tài của bé:
- Lần 1: trẻ thực hiện theo từng nhóm, cô bao quát, sửa sai. (Thực hiện 2-3 lần)
- Lần 2: cho trẻ thi nhau đi thăng bằng trên ghế thể dục gắn tranh lôtô về gia đình.
* Trò chơi: “Chiếc thìa xinh xắn”.
Luật chơi: chạy thật nhanh đưa quả trứng về đích.
Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội, mỗi bạn đầu hàng cầm 1 cái thìa, trên thìa có 1 quả trứng. Khi cô hô bắt đầu thì mỗi bạn của mỗi đội bước lên ghế thể dục và đi về phía cuối ghế. Bạn nào làm rơi sẽ phải đi lại từ đầu. Sau đó bỏ trứng vào rổ của đội mình, bạn khác tiếp tục lên. Sau thời gian 3 phút, đội nào mang được nhiều trứng về hơn sẽ thắng.
 Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần, cô bao quát trẻ chơi.
3/ Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
Nội dung đánh giá
Xác định nguyên nhân
Biện pháp rèn trẻ
1.Về mục tiêu chủ đề
Các mục tiêu trẻ thực hiện được:
Các mục tiêu trẻ không làm được:
2.Về nội dung chủ đề
Các nội dung thực hiện tốt:
Các nội dung chưa thực hiện được:
3.Về tổ chức các hoạt động của chủ đề
*Hoạt động học
Hoạt động trẻ tham gia tích cực:
............................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động trẻ to ra không thích thú, không tích cực tham gia:
Hoạt động trẻ còn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng:
*Hoạt động góc
Khu vực chơi được trẻ chọn nhiều nhất/ ít nhất:
Trò chơi được nhiều trẻ thích nhất:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động của trẻ trong các trò chơi như thế nào: quan hệ với các bạn trong khi chơi, ngôn ngữ giao tiếp, kĩ năng chơi, sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, những sáng tạo của trẻ trong khi chơi
.............................................................................................................................................................................................
...
*Chơi ngoài trời
Các khu vực chơi được trẻ lựa chọn nhiều nhất/ ít nhất:
..
.
Các hoạt động trẻ thích tham gia nhiều nhất:
4.Những vấn đề khác
Về sức khỏe, thói quen, hành vi trong ăn uống vệ sinh:
.
Những trẻ nghỉ dài ngày tham gia các hoạt động không đầy đủ:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những trẻ cần lưu ý đặc biệt:
.............................................................................................................................................................................................
....
....
PHIẾU THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỚP
(THEO CÁC LĨNH VỰC)
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Thời gian theo dõi, đánh giá: từ 14/10 đến 18/10/2013
STT
Họ tên trẻ
PT Nhận thức
PT TC-XH
PT Thẩm mỹ
PT Ngôn ngữ
PT Thể chất
Đạt
K
đạt
Đạt
K đạt
Đạt
K đạt
Đạt
K
đạt
Đạt
K đạt
1
Nguyễn Thùy Ân
2
Vũ Đức Anh
3
Lê Thị Kim Anh
4
Lê Hoàng Gia Bảo
5
Phạm Quốc Cường
6
Phạm Lê Doanh
7
Điểu Minh Dũ
8
Nguyễn Anh Đức
9
Điểu Epraim
10
Nguyễn Minh Hải
11
Vũ Thị Bích Hằng
12
Lê Vũ Anh Hào
13
Ngô Phúc Hậu
14
Nguyễn Thị Dịu Hiền
15
Phạm Nguyễn Hoàng
16
Điểu Khanh
17
Nguyễn Hữu Khiêm
18
Điểu Thành Lộc
19
Võ Phạm Trúc Mai
20
Vũ Hiền Mai
21
Vũ Anh Minh
22
Lê Quang Nam
23
Nguyễn Hà Quỳnh Nga
24
Phan Hữu Nghĩa
25
Đoàn Thị Thu Ngọc
26
Vũ Thị Thanh Nhã
27
Nguyễn Thị Yến Nhi
28
Điểu Lâm Duy Phong
29
Trần Quốc Phước
30
Trang Srây Ng. Phước
31
Trần Khắc Quân
32
Cầm Bá Quý
33
Điểu Sơ Rưm
34
Ngô Tiến Sỹ
35
Lê Tấn Tài
36
Nguyễn Đức Thảo
37
Trần Bảo Thy
38
Thị Ngọc Trúc
39
Vũ Đình Tuấn
40
Phạm Ngọc Vân
TỔNG
PHIẾU THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỚP 
(THEO CHỦ ĐỀ)
CHỦ ĐỀ: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Thời gian theo dõi, đánh giá: từ 14/10 đến 18/10/2013
STT
HỌ VÀ TÊN
CS 11
CS 34
CS 60
CS 104
TỔNG
1
Nguyễn Thùy Ân
2
Vũ Đức Anh
3
Lê Thị Kim Anh
4
Lê Hoàng Gia Bảo
5
Phạm Quốc Cường
6
Phạm Lê Doanh
7
Điểu Minh Dũ
8
Nguyễn Anh Đức
9
Điểu Epraim
10
Nguyễn Minh Hải
11
Vũ Thị Bích Hằng
12
Lê Vũ Anh Hào
13
Ngô Phúc Hậu
14
Nguyễn Thị Dịu Hiền
15
Phạm Nguyễn Hoàng
16
Điểu Khanh
17
Nguyễn Hữu Khiêm
18
Điểu Thành Lộc
19
Võ Phạm Trúc Mai
20
Vũ Hiền Mai
21
Vũ Anh Minh
22
Lê Quang Nam
23
Nguyễn Hà Quỳnh Nga
24
Phan Hữu Nghĩa
25
Đoàn Thị Thu Ngọc
26
Vũ Thị Thanh Nhã
27
Nguyễn Thị Yến Nhi
28
Điểu Lâm Duy Phong
29
Trần Quốc Phước
30
Trang Srây Ng. Phước
31
Trần Khắc Quân
32
Cầm Bá Quý
33
Điểu Sơ Rưm
34
Ngô Tiến Sỹ
35
Lê Tấn Tài
36
Nguyễn Đức Thảo
37
Trần Bảo Thy
38
Thị Ngọc Trúc
39
Vũ Đình Tuấn
40
Phạm Ngọc Vân
TỔNG
Soạn xong tuần 7
GV soạn giảng:
Hồ Thị Thanh Hương
HPCM Duyệt:
ƯU ĐIỂM:
HẠN CHẾ:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7NHU CAU CUA GIA DINH.doc