Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Bài 28 đến 31 - Trịnh Thu Ngà

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Bài 28 đến 31 - Trịnh Thu Ngà

Bài 29: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.

 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.

 - HS có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông.

II. Chuẩn bị:

 * Giáo viên:

 - Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ và cả những hình ảnh về vi phạm an toàn giao thông.

 - Hình gợi ý cách vẽ.

 - Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.

 * Học sinh:

 - Vở tập vẽ.

 - Bút chì, màu và tẩy.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Bài 28 đến 31 - Trịnh Thu Ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28: Vẽ trang trí
Trang trí lọ hoa
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.
	- Học sinh biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích.
	- Học sinh quý trọng, gìn giữ đồ vật trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Một vài lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau.
	- Ảnh một số kiểu lọ hoa đẹp. Hình gợi ý cách trang trí lọ hoa.
	- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới:
- Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Cho học sinh quan sát một số lọ hoa và hỏi:
(?) Em có nhận xét gì về các lọ hoa này?
(?) Lọ hoa gồm có những bộ phận nào?
(?) Màu sắc của các lọ hoa này có giống nhau không?
(?) Ngoài các lọ hoa này em còn biết các dạng lọ nào nữa?
- GV chỉ vào đồ dùng học tập để học sinh nhận biết được tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ. Cách trang trí cũng như cách vẽ màu.
* Hoạt động 2: Cách trang trí
- GV treo 2 lọ hoa có cách trang trí khác nhau và hỏi:
(?) Hai lọ hoa này có gì khác nhau?
(?) Vậy muốn trang trí được lọ hoa như thế này em cần phải làm gì?
- GV treo đồ dùng và hướng dẫn cách vẽ. Tuỳ theo lọ hoa mà các em chọn hoạ tiết để vẽ.
- Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ.
- Phác hình mảng ở thân lọ tuỳ theo ý thích.
- Phác hình trang trí cụ thể ở từng phần.
- Vẽ hoạ tiết vào các mảng như: hoa, lá, côn trùng, chim, thú, phong cảnh,
- Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt bài mới đẹp.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Trước khi học sinh làm bài, GV giới thiệu một số bài vẽ của học sinh các lớp trước hoặc hình 1, trang 67 SGK và hình 2, trang 68 SGK để học sinh tham khảo cách vẽ.
- Trong khi học sinh thực hành, GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời.
* Hoạt động 4: nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh nhận xét bài :
+ Hình dáng lọ hoa;
+ Cách trang trí (mới, lạ, hài hoà);
+ Màu sắc đẹp, có đậm nhạt;
- HS xếp loại bài vẽ theo ý thích.
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
* Dặn dò: 
- Sưu tầm và quan sát những hình ảnh về An toàn giao thông có trong sách báo, tranh ảnh,
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Quan sát một số lọ hoa.
- Xung phong nhận xét.
- Miệng, thân và đáy lọ.
- Vài em trả lời.
Học sinh trả lời.
- Quan sát lọ hoa.
- Khác nhau về cách trang trí.
- Tìm chọn hoạ tiết để trang trí, sau đó vẽ phác các hình mảng trang trí.
- Theo dõi cô hướng dẫn cách trang trí lọ hoa.
- Quan sát bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
- Học sinh thực hành.
- Cả lớp cùng nhận xét bài đã hoàn thành.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
 Bài 29: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
	- HS có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Sưu tầm hình ảnh về giao thông đường bộ, đường thuỷ và cả những hình ảnh về vi phạm an toàn giao thông.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Bài vẽ đẹp của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV treo tranh và hỏi:
(?) Bức tranh này vẽ đề tài gì? 
(?) Trong tranh có những hình ảnh nào?
(?)Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ?
- GV tóm tắt: Tranh vẽ về đề tài giao thông thường có các hình ảnh: 
. Giao thông đường bộ: xe ô tô, xe máy, xe đạp đi trên đường; người đi bộ trên vỉa hè, có cây và nhà ở hai bên đường.
. Giao thông đường thuỷ: tàu, thuyền, ca nô đi trên sông, có cầu bắt qua sông,
- Đi trên đường bộ hay đường thuỷ cần phải chấp hành những quy định về an toàn giao thông.
. Thuyền, xe không được chở quá tải.
. Người và xe phải đi đúng phần đường quy định.
. Người đi bộ phải đi trên vỉa hè.
. Khi có đèn đỏ, xe và người phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp,
- Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý để học sinh tìm, chọn được nội dung đề tài.
(?) Em có thể chọn hình ảnh gì để vẽ vào tranh của mình?
- Có thể vẽ: Cảnh tham gia giao thông trên đường phố như: ngưòi lái xe, có nhà, cây cối. Vẽ cảnh có tín hiệu đèn đỏ. Cảnh tàu thuyền trên sông,
- GV gợi ý học sinh cách vẽ: 
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích. Màu phải rõ đậm, nhạt.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS xem một số bài vẽ đẹp của HS các lớp trước.
- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, gợi ý các em vẽ ô tô, ô tô khách, xe máy,vẽ hình ảnh phụ như cây, nhà, biển báo, đèn hiệu,
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại một số bài.
+ Nội dung rõ chưa;
+ Các hình ảnh chính, phụ có sinh động;
+ Màu sắc đã rõ nội dung chưa;
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp và liên hệ giáo dục:
- Các em phải thực hiện an toàn giao thông: Đi xe bên phải đường, đi bộ phải đi trên vỉa hè, dừng lại khi có đèn đỏ. 
* Dặn dò: Chuẩn bị đất nặn để tập nặn tiết sau.
- Quan sát tranh.
- An toàn giao thông.
- Người đang tham gia giao thông.
- Người là hình ảnh chính, cây cối và nhà cửa ở phía sau là hình ảnh phụ.
- Học sinh lắng nghe.
- Xung phong trả lời.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ.
- Xem bài của học sinh các lớp trước.
- Học sinh thực hành.
- Cùng nhau nhận xét bài.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Tuần 30 
Bài 30: Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI TỰ DO 
I. Mục tiêu:
	- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.
	- HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích.
	- Biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Một số tượng nhỏ; người, con vật bằng thạch cao, sứ,
	- Ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn.
	- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu những hình hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý học sinh nhận xét:
- Cho học sinh xem một số bài tập nặng dáng người, con vật.
- Hãy nhận xét bài nặn đã đẹp hay chưa đẹp, vì sao?
- Có thể nặn nhiều hình dáng người, con vật khác nhau. Nhớ lại hình dáng con người, con vật.
* Hoạt động 2: Cách nặn
- GV gọi học sinh nhắc lại cách nặn mà các em đã được học ở bài 23.
- GV thao tác cách nặn con vật hoặc người:
+ Nặn từng bộ phận: Đầu, thân, chân,rồi dính ghép lại thành hình;
+ Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn.
- Cho các em xem một số bài tập nặn của học sinh các lớp trước để các em tham khảo.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Gợi ý để học sinh nặn:
 - Trong khi học sinh nặn, giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm những em còn lúng túng. 
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng học sinh nhận xét và xếp loại một số bài tập nặn:
+ Hình (rõ đặc điểm);
+ Dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động);
+ Sắp xếp (rõ nội dung).
- GV bổ sung, động viên HS có bài nặn đẹp. Tuyên dương các em trước lớp.
- Dặn dò: 
+ Về nhà tập nặn các dáng khác với ở lớp.
- Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ.
- Quan sát.
- Xung phong trả lời.
- Trả lời.
- Một em nhắc lại cách nặn.
 - Quan sát GV hướng dẫn cách nặn.
- Học sinh thực hành.
- Chú ý lắng nghe.
- Nhận xét bài.
Tuần 31
Bài 31: Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
	- HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
	- Mẫu vẽ: một số mẫu khác nhau để vẽ theo nhóm.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Bài vẽ của học sinh các lớp trước.
 * Học sinh:
	- Vở tập vẽ. 
	- Bút chì, màu và tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
- Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét:
(?) Vật mẫu mà các em quan sát có dạng hình gì?
(?) Em có nhận xét gì về hai vật mẫu này?
(?) Độ đậm nhạt của chúng như thế nào?
 - GV bổ sung sau khi các em nhận xét. Ở mỗi hướng nhìn khác nhau thì mẫu sẽ khác nhau.
 - Cho học sinh nhận xét một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp.Giáo viên nhận xét lại bài.
* Hoạt động 2: cách vẽ
- GV treo hình minh họa cách vẽ.
- Hãy cho biết cách vẽ
- Quan sát mẫu vẽ.
+ Ước lượng chiều cao so với chiều ngang;
+ Vẽ phác khung hình chung cho cân đối với trang giấy.
+ Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chính; vẽ nét chi tiết. chú ý độ đậm nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
- Yêu cầu học sinh khi vẽ phải quan sát mẫu để vẽ.
- Cho các em xem bài vẽ của các bạn lớp trước để các em tham khảo.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV bày mẫu theo nhóm, yêu cầu học sinh nhìn mẫu rõ nhất để vẽ.
- Trong khi học sinh làm bài GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lung túng.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Cho học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành.
+ Bố cục cân đối với tờ giấy;
+ Hình vẽ rõ đặc điểm của vật mẫu;
+ Màu sắc rõ đậm, nhạt;
- GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp.
- Dặn dò:
- Quan sát chậu cảnh (hình dáng và cách trang trí) để chuẩn bị cho bài sau: Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
- Trả lời.
- Theo dõi
- Học sinh thực hành.
- Nhận xét bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_bai_28_den_31_trinh_thu_nga.doc