Bài:3 VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài con vật. vẽ màu theo ý thích .
- HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV:- SGK, SGV
- Tranh, ảnh một số con vật.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ con vật của HS lớp trước.
- HS:- SGK+ Tranh ảnh các con vật.
- Vở tập vẽ 4.
- Bút chì tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: *Giới thiệu bài:
*Nội dung bài:
Ngày soạn: 06/09/2008 Ngày giảng:10/09/2008 Lớp : 4A,4B,4C,4D Bài 1:vẽ trang trí Màu sắc và cách pha màu I. Mục tiêu: - Học sinh biết thêm cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím. - Học sinh nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. - Học sinh yêu thích màu sắc và ham thích vẽ. II. Đồ dùng dạy học: GV - SGK, hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu. - Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha màu: Da cam, xanh lục, tím. - Bảng màu giới thiệu các màu nóng lạnh và các màu bổ túc. HS - Sách giáo khoa và vở tập vẽ. - Hộp màu, (sáp màu). III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. Hđ 1:Quan sát, nhận xét: - Ba màu cơ bản đã học ở lớp dưới là những màu nào? - Giáo viên giới thiệu hình 2 trang(3) SGK và giải thích cách pha màu từ ba màu cơ bản. - Giáo viên giới thiệu cặp màu bổ túc: Các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại tạo thành những cặp màu bổ túc.Hai màu trong cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản tôn nhau lên rực rỡ hơn. - Giáo viên giới thiệu màu nóng, màu lạnh. - Giáo viên cho học sinh quan sát màu nóng, Màu lạnh ở hình 4-5 SGK(trang4) - Màu nóng? - Màu lạnh? - Kể tên một số đồ vật, hoa,quả có màu nóng? - Kể tên một số đồ vât, hoa, quả có màu lạnh? b. Hđ 2 : Cách pha màu: - Giáo viên làm mẫu cách pha màu. - Giáo viên giới thiệu màu ở hộp sáp màu, bút dạ. c.Hđ 3: Thực hành: - Giáo viên quan sát hướng dẫn cách pha màu:Tuỳ theo lượng màu ít hay nhiều của hai màu dùng để pha mà có màu thứ ba đậm hay nhạt. - Giáo viên hướng dẫn pha màu để vẽ vào vở bài tập. d.HĐ4: Nhận xét , đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn ra một số bài để nhận xét và xếp loại: - Giáo viên khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp. - Màu đỏ- vàng- xanh lam. - Đỏ+vàng = da cam - Xanh lam+vàng = xanh lục - Đỏ+xanh lam = Tím - Học sinh quan sát hình 3,4 SGK. - Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại. - Lam -- Da cam - Vàng --- Tím - Học sinh quan sát. -.Học sinh mở SGK trang 4 - Là những màu gây cảm giác ấm nóng. - Là những màu gây cảm giác mát lạnh. - Quả cà chua chín (đỏ, vàng) hoa hồng nhung, hoa cúc vàng. - Quả cam xanh, lọ hoa màu lam, quả ổi xanh, hoa cúc tím. - Học sinh quan sát. - Học sinh tập pha các màu : Da cam, xanh llục, tím trên giấy nháp bằng màu vẽ của mình. - Học sinh làm bài tập trong vở tập vẽ. - Học sinh nêu nhận xét của mình. 4. Dặn dò: - Quan sát màu trong thiên nhiên và gọi tên cho đúng. - Quan sát hoa, lá thực. Đó duyệt, ngày 08/09/2008 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh ****************************************************************************************** Ngày soạn: 14/09/2008 Ngày giảng:17/09/2008 Lớp : 4A,4B,4C,4D Bài:2: Vẽ theo mẫu vẽ hoa , lá I. Mục tiêu: - Bước đầu biết tìm, nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá. - Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ mầu theo mẫu hoặc theo ý thích . - HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên,có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học: - GV: - Tranh ,ảnh một số loại hoa ,lá có hình dáng ,màu sắc đẹp và một số bông hoa cành lá đẹp để lầm mẫu vẽ. - Hình gợi ý cách vẽ hoa , lá. - Bài vẽ của học sinh lớp trước. - HS : -SGK .Vởtập vẽ 4. -Một số hoa ,lá thật. -Bút chì ,tẩy ,màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: *Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a.HĐ 1;Quan sát nhận xét - GV giới thiệu hoa, lá thật . - Tên của bông hoa này là gì? Hình dáng, đặc điểm, màu sắc như thế nào? - Lá này là lá cây gì? Màu sắc của nó như thế nào? - Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết? - Các loại hoa và lá có giống nhau về hình dáng không? b.HĐ 2 : Cách vẽ hoa, lá: - GV giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ để học sinh quan sát: - Trước tiên vẽ khung hình chung của hoa, lá . - Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác nét chính của hoa, lá. - Chỉnh sửa cho gần giống mẫu, vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm. - Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - GV cho HS xem bài vẽ của học sinh năm trước. c.HĐ 3: Thực hành. - GV lưu ý HS: quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ, sắp xếp hình sao cho cân đối với tờ giấy. d.HĐ 4: Nhận xét, đánh giá: - GV + HS chọn ra một số bài để đưa ra nhận xét.. - GV nhận xét, xếp loại từng bài. - HS quan sát . - Hoa cúc bông to nhiều cách màu vàng. - Lá bàng, màu xanh, phần chat lá hơI nhọn, ở phần giữa lá bầu to, coa gân lá. - Hoa hồng, hoa huệ, hoa mai, lá sen, lá bưởi, lá trầu. - Mỗi loại hoa, chiếc lá một hình dáng khác nhau và có vẻ đẹp riêng. - HS nhìn mẫu để vẽ . - Vẽ theo trình tự các bước như hướng dẫn. - Cách sắp xếp hình. - Hình dáng, đặc điểm, màu sắc so với màu. 4. Dặn dò: - Quan sát các con vật và sưu tầm tranh ảnh các con vật. - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho giờ sau Đó duyệt, ngày 15/09/2008 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh ****************************************************************************************** Ngày soạn: 20/09/2008 Ngày giảng:24/09/2008 Lớp : 4A,4B,4C,4D Bài:3 Vẽ tranh đề tài các con vật quen thuộc I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài con vật. vẽ màu theo ý thích . - HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: -GV:- SGK, SGV - Tranh, ảnh một số con vật. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ con vật của HS lớp trước. - HS:- SGK+ Tranh ảnh các con vật. - Vở tập vẽ 4. - Bút chì tẩy, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: *Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a.HĐ 1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - GV cho HS quan sát tranh, ảnh con vật. - Tranh vẽ con gì? - Màu sắc, hình dáng của nó như thế nào? - Đặc điểm nổi bật của nó là gì? - Kể tên các bộ phận chính của nó? - Ngoài các con vật trong tranh vừa quan sát em còn biết con vật nào nữa ? - Em thích nhất con vật nào ?vì sao? - Em định vẽ con vật nào? - Hãy tả lại hình dáng , đặc điểm và màu sắc của con vật em định vẽ? b.HĐ 2 : Cách vẽ con vật: - GV giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ : - Bước 1: Vẽ khung hình chung của con vật. - Bước 2: Vẽ các bộ phận chi tiết cho rõ đặc điểm. - Bước 3: Sửa chữa , hoàn chỉnh hình và vẽ màu cho đẹp . * Lưu ý: Có thể vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh đẹp và sinh động như: Mèo mẹ, mèo con, gà mẹ, gà con hoặc cảnh vật như cây, nhà. c.HĐ 3: Thực hành: - GV quan sát chung, gợi ý những em HS còn lúng túng. d.HĐ 4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài (đẹp và chưa đẹp) để nhận xét. - Hướng dẫn HS nhận xét về: + Cách chọn con vật? + Cách sắp xếp hình? + Hình dáng con vật? + Các hình ảnh phụ? + Cách vẽ màu? - GV nhận xét, xếp loại từng bài. - HS quan sát. - Con ngựa. - To, cao, khoẻ mạnh. Lông màu lông vàng. - Có bốn chân cao, dài, đuôi dài, cổ hơi dài, có bờm. - Đầu (hai tai, hai mắt, mõm) cổ, thân, bốn chân và đuôi.. - Con gà, con mèo, con thỏ, con lợn, con trâu, con bò. - VD: Con gà trống vì nó có bộ lông màu rất đẹp và nó biết gáy vào mỗi buổi sáng gọi em thức dậy đi học. - con mèo.(VD) - Con mèo thân dài, có bốn chân nhỏ dài, đuôi dài màu lông vàng có hai tai ngắn nhỏ, mắt tròn đen, đầu hơi tròn, luc thì nó nằm dài sưởi nắng khi thì thu mình rình chuột. - HS vẽ bài vào vở tập vẽ. - HS chọn bài theo bàn. - Phù hợp, chưa phù hợp. - Hợp lí. - Sinh động, rõ đặc điểm. - Phù hợp với nội dung. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà quan sát các con vật trong cuộc sống hàng ngày và tìm ra đặc điểm về hình dáng, màu sắc của chúng. Đó duyệt, ngày 22/09/2008 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh ****************************************************************************************** Ngày soạn: 28/09/2008 Ngày giảng:01/10/2008 Lớp : 4A,4B Bài 4: Vẽ trang trí chép hoạ tiết trang trí dân tộc I/Mục tiêu: -Giúp học sinh biết thêm về vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc. -HS biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc. -HS yêu quý chân trọng và có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc. II/ chuẩn bị: GV: Sưu tầm một số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc. Hình hướng dẫn cách vẽ. Bài vẽ của HS lớp trước. HS : - Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc . - Vở tập vẽ, bút chì , thước kẻ , màu vẽ. III/ Các hoạt động dạy-học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: *Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho học sinh quan sát các hình ảnh hoạ tiết dân tộc. - Các hoạ tiết trang trí là những hình ảnh nào? - Hình hoa, lá ,con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì? - Đường nét , cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào? - Hoạ tiết dùng để trang trí ở đâu? *GVKL: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông chât để lại, chúng ta phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy. b. HĐ 2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc: - GV vẽ mẫu lên bảng + giảng giải. - Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết. - Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác bằng các đường thẳng. - Quan sát so sánh để điều chỉnh hình cho giống mẫu. - Hoàn chỉnh hình vẽ và vẽ màu theo ý thích. c. HĐ 3: Thực hành: - GV yêu cầu HS chép hoạ tiết dân tộc ở SGK. - GV quan sát, nhắc nhở cách sắp xếp hình trên giấy. d. Nhận xét , đánh giá: - GV cùng HS chọn một số bài vẽ để nhận xét: - Cách vẽ hình? - Cách vẽ nét? - Cách vẽ màu? - Học sinh quan sát . - Hình hoa, lá, con vật. - Đã được đơn giản và cách điệu. - Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ. - Đình chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo. - Học sinh làm bài vào vở tập vẽ. - Vẽ màu theo ý thích. - Học sinh chọn bài đẹp theo ý thích của mình - Giống mẫu, chưa giống mẫu. - Mềm mại, sinh động. - Tươi sáng, hài hoà . 4. Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh. xem trước bài giờ sau. Đó duyệt, ngày 29/09/2008 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh ****************************************************************************************** Ngày soạn: 04/10/2008 Ngày giảng:08/10/2008 Lớp : 4A,4B,4C,4D Bài 5 : thường thức mĩ thuật xem tranh phong cảnh I/ Mục tiêu: - HS làm quen và they được ... vẽ. - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Đó duyệt, ngày 23/03/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm ****************************************************************************************** Ngày soạn: 28/02/2009 Ngày giảng:01/04/2009 Lớp : 4A,4B Bài 29 : Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông I/ Mục tiêu: - HS hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung . - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng - HS có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông. II/ Chuẩn bị: -GV:- Tranh ảnh về an toàn giao thông. - Hình gợi ý cách vẽ và bài vẽ của học sinh. -HS : - Vở tập vẽ, tranh ảnh an toàn giao thông, bút, màu. III/Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: -Tranh vẽ về đề tài gì? - Trong tranh có những hình ảnh nào? + Mọi người đều phải chấp hành luật an toàn giao thông. - Thuyền, xe không được chở quá khổ, quá tải. - Người, xe phải đi đúng phần đường quy định. - Không chấp hành đúng luật lệ sẽ làm cho giao thông bị ùn tắc hoặc gây ra tai nạn giao thông nguy hiẻm, có thể làm chết người hoặc hư hỏng tài sản. b.HĐ2: Cách trang trí hình tròn : - Vẽ phác hình ảnh chính, phụ. - Hình ảnh chính làm rõ nội dung. - Hình ảnh phụ làm cho tranh thêm sinh động. - Vẽ màu. c.HĐ3: Thực hành: - Sắp xếp hình ảnh rõ nội dung. - Hình ảnh phụ phù hợp. - Màu kín tranh d.HĐ4: Nhận xét - đánh giá : - GV hướng dẫn HS nhận xét bài: - Bố cục? - Màu sắc? - Hình vẽ? - Sinh hoạt. - An toàn giao thông. - Giao thông đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp đi trên đường, người đi bộ đi trên vỉa hè có cây, nhà hai bên đường. - Đường thuỷ tàu, thuyền đi trên sông, cầu bắc qua sông. - Chọn nội dung để vẽ tranh. - An toàn giao thông. - Vi phạm luật giao thông. 4. Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ. - Thực hiện an toàn giao thông. - Sơu tầm tranh ảnh các loại tượng. Đó duyệt, ngày 30/03/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm ****************************************************************************************** Ngày soạn: 03/04/2009 Ngày giảng:08/04/2009 Lớp : 4A,4B Bài 30 : tập nặn tạo dáng đề tài tự chọn I/ Mục tiêu: - HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. - HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. - HS biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II/ Chuẩn bị: -GV:- Tượng ảnh về người hoặc con vật. - Đất nặn, giấy màu hoặc hồ dán. -HS : - Vở tập vẽ 3, giấy màu, hồ dán, đất nặn. III/Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - Đặc điểm chính của người? ( bộ phận chính của người) - Các bộ phận chính của con vật? - Màu sắc? - Các dáng như thế nào? b.HĐ2: Cách nặn : - Nặn từng bộ phận rồi gắn kết lại với nhau - Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận . c.HĐ3: Thực hành: - Cá nhân: nặn người hoặc con vật. - Nhóm: nặn theo đề tài. d.HĐ4: Nhận xét - đánh giá : - GV hướng dẫn HS nhận xét bài: - Hình: rõ đặc điểm. - Dáng: sinh động phù hợp với các hoạt động. - Sắp xếp: rõ nội dung - Đầu, mình, chân, tay - Đầu, cổ, mình, thân, đuôi. - Vàng, nâu, hồng. - Đi, đứng, quay, nằm. - Tìm nội dung để nặn. - Tạo thành đề tài. 4. Dặn dò: - Quan sát đồ vật dạng hình trụ hoặc hình cầu. - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Đó duyệt, ngày 06/04/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm ****************************************************************************************** Ngày soạn: 09/04/2009 Ngày giảng:15/04/2009 Lớp : 4A,4B Bài 31 : vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu I/ Mục tiêu: - HS hiểu biết cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ, hình cầu. - HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. - Ham thích tìm hiểu các đồ vật xung quanh. II/ Chuẩn bị: -GV:- Mộu, hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của học sinh. -HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, màu vẽ. III/Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - Tên của từng vật mẫu? - Hình dáng, đặc điểm. - Vị trí của mẫu? Có che khuất nhau không? - Tỉ lệ của mẫu? - Vật mẫu nào đậm hơn? - Quan sát mẫu theo 3 hướng? b.HĐ2: Cách vẽ : - ứơc lượng chiều cao, ngang và vẽ phác khung hình chung của mẫu. - Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, vẽ phác khung hình từng vật mẫu - Vẽ các nét chính, vẽ nét chi tiết. - Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. c.HĐ3: Thực hành: - Vẽ theo mẫu bày. - Hình dáng gần giống mẫu - Màu sắc có độ đậm nhạt. d.HĐ4: Nhận xét - đánh giá : - GV hướng dẫn HS nhận xét bài: - Bố cục? Cân đối hài hoà. - Màu sắc? đẹp hay chưa? - Hình vẽ? - Cái ca và quả. - Ca: Hình trụ, có quai, miệng, thân, đáy. - Quả: Dạng hình tròn, cuống, núm, thân, đáy. - Quả đứng trước, ca ở phía sauvà bị che khuất một phần. - Ca to và cao hơn quả. - Cái ca - Vẽ bài theo mẫu. - Tỉ lệ giữa hai mẫu. - Độ đậm nhạt. 4. Dặn dò: - Quan sát chậu cảnh, hình dáng , cách trang trí - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Đó duyệt, ngày 13/04/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm ****************************************************************************************** Ngày soạn: 18/04/2009 Ngày giảng:22/04/2009 Lớp : 4A,4B Bài 32 : Vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh I/ Mục tiêu: - HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng về hình dáng, cách trang trí. - HS biết cách tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích. - HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh. II/ Chuẩn bị: -GV : ảnh một số chậu cảnh, hình gợi ý cách tạo dáng và trang trí chậu cảch . - Giấy màu, hồ dán, kéo. -HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, màu vẽ,thước kẻ. III/Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - Hình dáng của chậu cảnh? - Các nét để tạo dáng chậu cảnh? - Cách trang trí? - Họa tiết dùng để trang trí? - Khi trông cây cảnh nên chọn chậu phù hợp với từng loại cây. b.HĐ2: Cách tạo dáng và trang trí : - Phác khung hình chung của chậu. Vẽ trục đối xứng . - Tìm tỷ lệ các bộ phận: Miệng, thân, đế. Vẽ phác bằn nét thẳng. - Vẽ nét chi tiết tạo dáng chậu. - Vẽ hình mảng trang trí, vẽ họa tiết và vẽ màu. c.HĐ3: Thực hành: - Vẽ hoặc xé dán chậu cảnh. - Cách tạo dáng chậu cảnh. - Cách trang trí. - Vẽ màu. d.HĐ4: Nhận xét - đánh giá : - GV hướng dẫn HS nhận xét bài: - Hình dáng chậu: Đẹp, mới, lạ. - Trang trí: Độc đáo, về bố cục, hài hòa về màu sắc. - Chậu thấp, miệng rộng, có chân. - Chậu hình chữ nhật, có chân, miệng rộng hơn đáy. - Nét cong, nét thẳng - Miệng, thân, đáy. - Hoa, lá, con vật, hình học, các mảng màu. - Cá nhân: làm bài vào vở. - Nhóm: vẽ trên bảng, vẽ vào khổ giấy A3, cắt hoặc xé dán. 4. Dặn dò: - Quan sát các hoạt động vui chơi trong ngày hè. - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Đó duyệt, ngày 20/04/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm ****************************************************************************************** Ngày soạn: 25/04/2009 Ngày giảng:29/04/2009 Lớp : 4A,4B Bài 33 : Vẽ tranh đề tài vui chơI trong mùa hè I/ Mục tiêu: - HS biết tìm chọn nội dung, đề tài về các hoạt động vui chơi trong ngày hè. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài. - Yêu thích các hoạt động trong mùa hè. II/ Chuẩn bị: -GV:- Tranh ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè. - Hình gợi ý cách trang trí. -HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, màu vẽ. III/Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Quan sát, nhận xét: - Nghỉ hè các em được đi đâu? - Tranh vẽ cảnh gì? - Hình ảnh chính? - Màu sắc ? - Nhớ lại các hình ảnh, màu sắc của cảnh mùa hè. b.HĐ2: Cách vẽ tranh : - Vẽ hình ảnh chính, hoạt động của thiếu nhi. - Hoàn chỉnh hình. - Vẽ màu tươi sáng đúng với cảnh sắc mùa hè. c.HĐ3: Thực hành: - Cá nhân: Vẽ vào vở. - Nhóm: Vẽ hoặc xé dán. - Bố cục, hình ảnh, màu sắc. d.HĐ4: Nhận xét - đánh giá : - GV hướng dẫn HS nhận xét bài: - Bố cục? - Màu sắc? - Hình vẽ? - Tắm biển, cắm trại, đi thăm ông bà - Các bạn đang thả diều, cắm trại. - Các bạn nhỏ đang vui chơi. - Trong sáng, tươi vui. - Chọn nội dung, hình ảnh để vẽ hoặc xé dán. 4. Dặn dò: - Vẽ thêm tranh - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Đó duyệt, ngày 27/04/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm ****************************************************************************************** Ngày soạn: 28/04/2009 Ngày giảng:06/05/2009 Lớp : 4A,4B Bài 34 : Vẽ tranh đề tài tự do I/ Mục tiêu: - HS hiểu và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. - Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. - Quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II/ Chuẩn bị: -GV:- Tranh, ảnh về các đề tài. - Hình gợi ý cách vẽ. -HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, màu vẽ. III/Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: HOạT Động của thầy hoạt động của trò a. HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - Tranh vẽ về đề tài gì? - Các hình ảnh trong tranh? - Màu sắc ? - Vẽ tự do là vẽ như thế nào? - Cách vẽ tranh? b.HĐ2: Thực hành : - Tự chọn nội dung phù hợp với khả năng và thích nhất để vẽ tranh. - Tìm nội dung, đề tài khác nhau để có tranh với cảm nhận riêng của từng học sinh. d.HĐ4: Nhận xét - đánh giá : - GV hướng dẫn HS nhận xét bài: - Bố cục? Đẹp, lạ mắt - Màu sắc? Hài hòa, có đậm nhạt. - Hình vẽ? Hợp lí, sinh động. - Nhà trường, thiếu nhi, lễ hội, phong cảnh. - Thể hiện đúng với nội dung đề tài. - Phong phú, tươi sáng thể hiện đúng trọng tâm đề tài, có đậm nhạt. - Vẽ tranh theo một đề tài tự chọn không phụ thuoocjvaof một đề tài cụ thể đã cho trước. - Giống như các bước vẽ tranh đề tài 4. Dặn dò: - Vẽ tranh vào khổ giấy A4 - Chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Đó duyệt, ngày 04/05/2009 Tổ trưởng: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Tài liệu đính kèm: