Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tiết 7 đến 18

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tiết 7 đến 18

MỤC TIÊU :

 HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.

 HS biết cách nặn và nặn được con vật yêu thích.

 HS thêm yêu mến các con vật.

CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

 SGK, SGV.

 Tranh ảnh một số các con vật quen thuộc.

 Hình gợi ý cách nặn ( ở bộ đồ dùng dạy học hoặc tự làm ).

 Sản phẩm nặn con vật của HS ( hoặc GV tự nặn ).

 Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán

HS:

 SGK

 Đất nặn hoặc vở thực hành, giấy màu, hồ dán.

 Giấy nháp ( để lót bàn khi nặn ).

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I Ổn định : (1 phút )

 Hát

 II. Bài cũ : (3 phút )

- Kiểm tra ĐDHT của HS.

 III. Bài mới :

 1. Giới thiệu bài :( 1phút )

 Hôm nay chúng ta sẽ tập nặn những con vật mà các em yêu thích.

 2. Bài dạy :

 

doc 34 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tiết 7 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ 4 ngày 12 tháng 10 năm 2005
Môn :Mỹ thuật
Bài : 7
Vẽ tranh 
Đề tài phong cảnh quê hương
MỤC TIÊU
HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương .
HS biết cách vẽ và vễ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
HS thêm yêu mến quê hương
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
SGK, SGV
 Một số tranh ,ảnh phong cảnh .
Bào vẽ phong cảnh của HS các lớp trước
HS: 
SGK 
Tranh ảnh phong cảnh 
Giấy vẽ , vở
Bút chì , tẩy, màu vẽ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I Ổn định : (1 phút )
	- Hát
II. Bài cũ : (4 phút )
 Kiểm tra ĐDHT của HS.
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài : 
 Hôm nay chúng ta sẽ tập vẽ tranh về đè tài phong cảnh quê hương
 2. Bài dạy : 
Ghi bảng Vẽ tranh : Đề tài phong cảnh quê hương 
TG
Giáo viên
Học sinh
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
Dùng tranh ảnh giới thiệu để HS nhận biết:
Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh đẹp của quê hương , đất nước.
Cảnh vật trong tranh thường là nhà cửa, phố phường, hàng cây , cánh đồng , đồi núi, biển cả ,
Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp, chép lại y nguên phong cảnh thực mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ.
Đặt câu hỏi để HS tiếp cận đề tài :
Xung quanh nơi em ỏ có những cảnh đẹp nào không ?
Em đã được đi tham quan , nghỉ hè ở đâu ? Phong cảnh đó như thế nào ?
Ngoài khu vực em ở và nơi đã tham quan , em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu nữa?
Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích? 
Em hãy chọn phong cảnh nào để em vẽ tranh ?
GV bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp là : cây , nhà ,con đướng, bầu trời , và phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc của không gian chung . Nên chọn cảnh vật quen thuộc , dễ vẽ , phù hợp với khả năng ; tránh chọn cảnh phức tạp, khó vẽ.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá
Gv giới thiệu cho HS biết hai cảnh vẽ tranh phong cảnh :
Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp ( vẽ ngoài trời : Công viên, sân trường ,đường phố )
Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát.
GV gợi ý HS 
Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối , hợp lí , rõ nội dung.
Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền . có thể vẽ nết trước rồi mới vẽ màu sau , nhưng cùng có thể dùng màu vẽ trực tiếp.
Trước khi vẽ Gv nên cho HS xem tranh phong cảnh của HS các lớp trước để gợi ý các em cách chọn cảnh và thể hiện.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
Yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ ,chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy.
Vẽ hình ảnh chính trước , hình ảnh phụ sau , luôn nhớ vẽ cảnhlà trọng tâm, có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động .
Trong khi HS vẽ , GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
Khuyến khích HS vẽ tự do theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn một số bài điển hình có ưu điểm và nhược điểm rõ nét nhận xét về :
+ Cách chọn cảnh .
+ Cách sắp xếp bố cục ( hình ảnh chính , phụ )
+ Cách vẽ hình , vẽ màu.
- Nhấn mạnh những điểm tốt cần phát huy và những điểm chưa tốt cần khắc phục.
Cảnh công viên, cảnh ao cá .
- Tham quan ở Đà Lạt , Vịnh Hạ Long . Cảnh rất là đẹp 
 - Cảnh suối tiên, cảnh Hầm Hô
 Có suối chảy , cây cối ,
Tự chọn theo ý thích 
Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối , hợp lí , rõ nội dung.
Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền . có thể vẽ nết trước rồi mới vẽ màu sau , nhưng cùng có thể dùng màu vẽ trực tiếp.
Xem tranh 
Thực hành vẽ 
HS chọn một số bài điển hình có ưu điểm và nhược điểm rõ nét nhận xét về :
+ Cách chọn cảnh .
+ Cách sắp xếp bố cục ( hình ảnh chính , phụ )
+ Cách vẽ hình , vẽ màu.
- Nhấn mạnh những điểm tốt cần phát huy và những điểm chưa tốt cần khắc phục.
 IV . Củng Cố : (4 phút )
	- Vừa rồi chúng ta vừa vẽ cảnh gì 
	- Em hãy nêu cho cô cách vẽ trang trí hoa lá như thế nào?.
 V . Dặn dò : ( 1 phút )
	Về nhà các em hãy tập quan sát các con vật quen thuộc
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 8 Thứ 4 ngày 19 tháng 10 năm 2005
Môn : Mỹ Thuật 
Tiết : 8
MỤC TIÊU :
HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật.
HS biết cách nặn và nặn được con vật yêu thích.
HS thêm yêu mến các con vật.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV.
Tranh ảnh một số các con vật quen thuộc.
Hình gợi ý cách nặn ( ở bộ đồ dùng dạy học hoặc tự làm ).
Sản phẩm nặn con vật của HS ( hoặc GV tự nặn ).
Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán
HS: 
SGK
Đất nặn hoặc vở thực hành, giấy màu, hồ dán.
Giấy nháp ( để lót bàn khi nặn ).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I Ổn định : (1 phút )
Hát
 II. Bài cũ : (3 phút )
Kiểm tra ĐDHT của HS.
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài :( 1phút ) 
Hôm nay chúng ta sẽ tập nặn những con vật mà các em yêu thích.
 2. Bài dạy : 
TG
Giáo viên
Học sinh
5’
5’
15’
2’
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
GV dùng tranh ảnh các con vật, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về nội dung bài học:
Đây là con vật gì?
Hình dáng và các bộ phận của con vật ra sao?
Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật.
Màu sắc của con vật như thế nào?
Hình dáng của con vật khi hoạt động ( đi, đứng, chạy) thay đổi như thế nào?
Ngoài hình ảnh những con vật đã xem, GV yêu cầu HS kể thêm những con vật mà HS biết, miêu tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
GV hỏi thêm một số HS: 
Đây là con vật gì?
Các em sẽ nặn nó trong hoạt động nào?
ư
HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn con vật
GV dùng đất nặn và yêu cầu HS chú ý quan sát cách nặn mẫu của GV.
 Nặn từng từng bộ phận rồi ghép dính lại:
Nặn các bộ phận chính của con vật ( thân, đầu ).
Nặn các bộ phận khác (chân, tai, đuôi).
Ghép dính các bộ phận
Tạo dáng và sữa chữa hoàn chỉnh con vật.
Nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân đầu chân  từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
GV nặn mẫu thêm một con vật khác cho HS.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
GV yêu cầu HS chuẩn bị đất nặn, giấy lót bàn để làm BT thực hành.
Nhắc HS nên chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn
Khuyến khích các em có năng khiếu, biết cách nặn nhanh, có thể nặn 2 hay nhiều con vật rồi sắp xếp thành “gia đình con vật” hoặc thành đàn các con vật trong rừng hay vật nuôi ở nhà
GV cho HS nặn theo nhóm
GV gợi ý những HS nặn chậm nên tìm chọn con vật có hình dáng đơn giản để nặn.
GV đến từng bàn để quan sát, gợi ý hoặc hướng dẫn bổ sung, giúp các em tạo dáng và sắp xếp hình nặng thành đề tài.
GV nhắc HS khi nặn cố gắng giữ vệ sinh lớp học. Nặn xong rửa tay, lau tay sạch sẽ.
 ÿ
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
GV yêu cầu HS bày sản phẩm lên bàn, hoặc bày theo nhóm, tổ.
GV đến từng bàn gợi ý HS nhận xét và chọn 1 số sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để nhận xét, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. 
GV gợi ý HS xếp loại 1 số bài và khen ngợi những HS làm bài đẹp
HS nhìn hình và trả lời các câu hỏi của GV.
HS trả lời
HS chú ý xem GV nặn.
HS chuẩn bị đất nặn và thực hành nặn con vật yêu thích theo cách nặn mà GV đã hướng dẫn.
HS bày sản phẩm lên bàn
HS nhận xét các sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu để rút kinh nghiệm.
HS xếp loại và khen những bài đẹp.
 	IV . Củng Cố :( 2 phút )
	- Vừa rồi chúng ta vừa tập nặn tạo dáng.
	- Em hãy nêu cho cô cách nặn tạo dáng các con vật yêu thích như thế nào?.
 V . Dặn dò : ( 1 phút )
	Về nhà các em hãy tập quan sát hoa lá.
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 9 Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2005
Môn :Mỹ thuật
Bài : 9
MỤC TIÊU :
HS nhận biết được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của 1 số loại hoa, lá đơn giả; nhận ra vẻ đẹp của họa tiết hoa lá trong trang trí.
HS biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản 1 số bông hoa, chiếc lá.
HS yêu mến vẽ đẹp của thiên nhiên.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, SGV.
Chuẩn bị 1 số hoa , lá thật ( hoa, lá có hình dáng đơn giản, đặc điểm và màu sắc khác nhau ).
Một số ảnh chụp hoa, lá và hình hoa, lá đã được vẽ đơn giản; một số bài vẽ trang trí có sử dụng họa tiết hoa lá.
Hình gợi ý cách vẽ. 
Bài vẽ của HS các lớp trước.
HS: 
SGK
Một vài bông hoa, chiếc lá thật.
Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
Bút chì, tẩy, màu vẽ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1’ I Ổn định : (1 phút )
	- Hát
3’ II. Bài cũ : (3 phút )
 Kiểm tra ĐDHT của HS.
 III. Bài mới :
1’ 1. Giới thiệu bài : (1 phút )
 Hôm nay chúng ta sẽ tập vẽ trang trí 1 số bông hoa và lá.
 2. Bài dạy : 
TG
Giáo viên
Học sinh
1’
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu 1 số hoa, lá thật hoặc ảnh chụp về hoa, lá và bài trang trí hình vuông, hình tròn có sử dụng họa tiết hoa, lá để HS nhận ra:
Các loại hoa, lá có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp và phong phú. 
Hình vẽ hoa, lá thường được sử dụng trong trang trí nhưng cần vẽ đơn giản cho đẹp hơn:
Cho biết tên gọi của các loại hoa lá.
Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau?
Kể tên một số loại hoa lá mà em biết.
Hoa hồng, hoa cúc thường có những màu gì?
So sánh hình dáng của lá hoa hồng và lá hoa cúc.
Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào?.
Ùß
GV bổ sung để các em nhận thấy hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng.
GV giới thiệu 1 số hoa, lá thật như hoa hồng, hoa cúclá bưởi, lá trầu không, và hình các loại hoa ... V.
HS cùng trao đổi về cách bày mẫu.
HS làm bài không dùng thước kẻ.
 	IV . Củng Cố : (1 phút )
	- Vừa rồi chúng ta vừa tập vẽ chân dung.
 V . Dặn dò : (1 phút )
	Về nhà các em hãy sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau.
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 16 Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2005 
Môn : Mỹ Thuật 
Tiết : 16
	 tt	
MỤC TIÊU :
HS biết cách tạo dáng mọt số đồ vật băng vỏ hộp
HS tạo dàng được đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích
HS ham thích tư duy sáng tạo
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK ,SGV , một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp ,các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tập tạo dáng vỏ hộp giấy
HS: SGK , một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I Ổn định : (1 phút 
 II. Bài cũ : (3 phút )
Kiểm tra ĐDHT của HS.
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài :( 1phút ) 
Hôm nay chúng ta sẽ tập tạo dáng ô tô bằng vỏ hộp
 2. Bài dạy : 
TG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét
Giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp giấy ( Hs1 trang 38 SGK và gợi ý để HS nhận biết :
Tóm tắt : Các loại vỏ hộp , nút chai, bìa cớng , với nhiều hình dáng khác nhau , có thể sử dụng để tạo thành nhiều đồ chơi đẹp theo ý thích 
Muốn tạo dáng một đồ vật cần phải nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp .
Hoạt động 2 : Cách tạo dáng 
Yêu cầu Hs chọn hình để tạo dáng :
Làm mẫu cho HS quan sát .
Tạo dáng ô tô 
Một vỏ hộp to bằng thùng chở hàng
Một hoặc hai vỏ hộp nhỏ làm buồng lái và đầu ô tô
Cắt 4 hình tròn làm bánh xe
Làm thêm vài chi tiết cho ô tô đẹp hơn như đèn , cửa 
Hoạt động 3 :Thực hành 
Gợi ý cho các nhóm :
Chọn đồ vật để tạo dáng
Thảo luận , tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm 
Chọn vật liệu
Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận 
Gợi ý thêm cho các em 
Tìm hình dáng
Chọn vật liệu và cắt hình cho phù hợp
Ghép , dính các bộ phận 
Hoạt động 4 :Nhận xét , đánh giá
Tóm tắt và khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp .
Tên của hình tạo dáng : con mèo , ô tô
Các bộ phận của chúng 
Nguyên liệu để làm
Chọn hình để tạo dáng : ô tô .
Suy nghĩ tìm ra các bộ phận chính của hình sao cho rò đặc điểm và sinh động 
Chọn hình dáng và màu sắc vỏ h[pj để làm các bộ phận cho phù hợp.Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghéo cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính.
Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn 
Dính các bộ phận bằng keo, hồ , băng dính  để hoàn chỉnh hình .
Thực hành theo nhómđể cùng nhau tạo thành một sản phẩm theo ý thích .Mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS.
Hình dáng chung (rõ đặc điểm)
Các bộ phận , chi tiết ( hợp lý . sinh động )
Màu sắc ( hài hoà , tươi vui)
Hs xếp loại bài theo cảm nhận riêng 
IV . Củng Cố :( 2 phút )
	- Vừa rồi chúng ta vừa tập tạo dáng ô tô bằn vỏ hộp
	- Em hãy nêu cho cô cách tạo dáng ô tô bằng vỏ hộp thích như thế nào?.
 V . Dặn dò : ( 1 phút )
	Về nhà các em hãy tập trang trí hình vuông 
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 17 Thứ 4 ngày 21 tháng 12 năm 2005 
Môn : Mỹ Thuật 
Tiết : 17
	 VẼ TRANG TRÍ 	
MỤC TIÊU :
HS hiểu biết về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống
HS biết chọn hoạ tiết và trang trí được hình vuông ( sắp xếp hình mảng, hoạ tiết , màu sắc hài hoà ,có trọng tâm )
HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông 
CHUẨN BỊ
Giáo viên : SGK ,SGV . Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông của HS các lớp trước 
Sưu tầm một số bài trang trí hình vuông đã in trong các giáo trình mĩ thuật .Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông 
HS : SGK , giấy vẽ ,bút chì , com pa . thước kẻ . màu sắc.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I Ổn định : (1 phút )	
Hát
 II. Bài cũ : (3 phút )
Kiểm tra ĐDHT của HS.
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài :( 1phút ) 
Hôm nay chúng ta vẽ trang trí : Trang trí hình vuông 
 2. Bài dạy : 
TG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét 
Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1 ,2 trang 40 SGK để HS nhận xét và tìm ra cách trang trí 
Có nhiều cách trang trí hình vuông
Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục .
Hoạ tiết chính thường to hơn và ở giữa 
Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn , ở 4 góc hoặc xung quanh 
Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu . cùng độ đậm nhạt
Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
Gợi ý HS so sánh , nhận xét hình 1 ,2 trang 40 SGK để tìm ra sự giống nhau của cách trang trí về bố cục, hình vẽ và màu sắc .
Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông 
Vẽ một số hình vuông trên bảng hoặc yêu cầu HS xem hình 3 , trang 41 SGK để hướng dẫn :
Kẻ các trục 
Tìm và vẽ các hình mảng trang trí 
Sử dụng một số họa tiết như hình hoa , lá đơn giản vẽ vào các hình mảng cho phù hợp để HS nhận ra :
Cách sắp xếp hoạ tiết ( đối xứng, nhắc lại , xen kẽ  )
Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng .
Sau đó cho HS lên bảng vẽ hoạ tiết vào các hình còn lại 
Gợi ý cách vẽ màu :
Không vẽ quá nhiều màu ( dùng từ 3 đến 5 màu )
Vẽ màu vào hoạ tiết chính trước , hoạ tiết phụ và nền vẽ sau 
Màu sắc cần có đậm nhạt để làm nổi rõ trọng tâm 
Hoạt động 3 : Thực hành 
Nhắc HS : 
Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy 
Kẻ các đường trục bằng bút chì ( kẻ đường chéo góc trước và kẻ đường trục giữa sau )
Vẽ các hình maeng theo ý thích : hình mảng chính ở giữa ( có thể là hình tròn , hinhg vuông hay hình tứ giác ,) các hình mảng phụ ở bốn góc hoặc xung quanh .
Vẽø hoạ tiết các mảng . các hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau .
Chọn và vẽ màu theo ý thích , có đậm, có nhạt
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Cùng HS tìm chọn một số bài vẽ có những ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá , xếp loại .
Có nhiều cách trang trí hình vuông
Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục .
Hoạ tiết chính thường to hơn và ở giữa 
Hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn , ở 4 góc hoặc xung quanh 
Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu . cùng độ đậm nhạt
Màu sắc và đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài.
HS thực hành vẽ
Vẽ hình vuông vừa với tờ giấy 
Kẻ các đường trục bằng bút chì ( kẻ đường chéo góc trước và kẻ đường trục giữa sau )
Vẽ các hình mang theo ý thích : hình mảng chính ở giữa ( có thể là hình tròn , hình vuông hay hình tứ giác ,) các hình mảng phụ ở bốn góc hoặc xung quanh .
Vẽø hoạ tiết các mảng . các hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau .
Chọn và vẽ màu theo ý thích , có đậm, có nhạt
 	IV . Củng Cố :( 2 phút )
	- Vừa rồi chúng ta 
 V . Dặn dò : ( 1 phút )
	Về nhà các em vẽ theo mẫu : Tĩnh vật lọ hoa và quả 
Rút kinh nghiệm 
TUẦN 18 Thứ 4 ngày 28 tháng 12 năm 2005 
Môn : Mỹ Thuật 
Tiết : 18
	 VẼ THEO MẪU	
MỤC TIÊU :
Hs nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng , đăc điểm
HS biết cách vẽ và vẽ đượ hình dáng gần giống với mẫu , vẽ được màu theo ý thích 
HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật .
CHUẨN BỊ
Giáo viên : SGK ,SGV , một số mẫu lọ và quả khác nhau , hình gợi ý cách vẽ ( cách bố cục, vẽ khung hình và vẽ hình ) .Một số tranh vẽ lọ và quả của hoạ sĩ và của HS
HS : SGK , giấy vẽ ,bút chì . thước kẻ . màu sắc.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 I Ổn định : (1 phút )	
Hát
 II. Bài cũ : (3 phút )
Kiểm tra ĐDHT của HS.
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài :( 1phút ) 
Hôm nay chúng ta vẽ theo mẫu :Tĩnh vật lọ và quả 
 2. Bài dạy : 
TG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét 
Gợi ý HS nhận xét :
Bố cục của mẫu : chiều rộng , chiều cao của toàn bộ mẫu . vị trí của lọ và quả ( ở trước , ở sau , tách rời , che khuất nhau )
Hình dáng , tỉ lệ của lọ và quả
Đậm nhạt và màu sắc của mẫu .
Hoạt động 2 : Cách vẽ lọ và quả 
Giới thiệu mẫu và hình gợi ý cách vẽ và yêu cầu HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu .
Dựa vào hình dáng của mẫu , sắp xếp khung hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc tờ giấy cho hợp lí .
Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hinhd cho tương xứng với tờ giấy .
So sánh tỉ lệ và vẽ phác khung hình của lọ , quả sau đó phác hình dáng của chúng bằng các nét thẳng , mờ
Nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết sao cho giống hình lọ và quả .
Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 3 : Thực hành
Hoạt động 4 :Nhận xét , đánh giá 
Gợi ý cho Hs nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
Bố cục ,tỉ lệ 
Hình vẽ , nét vẽ
Đậm nhạt và màu sắc
Bố cục của mẫu : chiều rộng , chiều cao của toàn bộ mẫu . vị trí của lọ và quả ( ở trước , ở sau , tách rời , che khuất nhau )
Hình dáng , tỉ lệ của lọ và quả
Đậm nhạt và màu sắc của mẫu
Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ 
Ước lượng khung hình chung và riêng , tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả .
Phác các nét chính của hình lọ và quả 
Nhìn mẫu , vẽ hình cho giống mẫu .
Vẽ hình xong có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu .
Hs nhận xét một số bài đã hoàn thành về :
Bố cục ,tỉ lệ 
Hình vẽ , nét vẽ
Đậm nhạt và màu sắc
Nhận xét xếp loại những bạn có bài vẽ đẹp
 	IV . Củng Cố :( 2 phút )
	- Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
 V . Dặn dò : ( 1 phút )
	Về nhà các em sưu tầm và tìm hiểu về trang dân gian Việt Nam
Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_tiet_7_den_18.doc