Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 1 đến 20 - Năm học 2011-2012

Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 1 đến 20 - Năm học 2011-2012

I- MỤC TIÊU

 Học sinh:

- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.

- Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu

- Yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối

II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp (SGK/tr.6)

 - Một số bông hoa, cành lá đẹp

 - Hình gợi ý cách vẽ (SGK/tr.7)

 2. Học sinh: - Một số mẫu bông hoa, cành lá thật

 - Vở tập vẽ, bút chì, màu

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Tổ chức: Sĩ số:

 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh

 3. Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 1 đến 20 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1:
Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 1: Vẽ trang trí
 Màu sắc và cách pha màu
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục và tím
Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. Pha được màu theo hướng dẫn.
Yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1. Giáo viên: - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
	 - Hình giới thiệu ba màu cơ bản (SGK)
 - Hình hướng dẫn cách pha màu (SGK)
2. Học sinh: - SGK, VTV, bút màu.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- Gv yêu cầu HS nhắc lại ba màu cơ bản
+ Ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam
- Giới thiệu H.2- SGK/tr.3 và yêu cầu HS nêu cách pha các màu da cam, xanh lục, tím
- Giới thiệu các cặp màu bổ túc H.3-SGK/tr.4
+ Màu bổ túc: các màu được pha từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại sẽ tạo thành từng cặp màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi đặt cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn
- Giới thiệu bảng màu nóng, màu lạnh (H.4; 5-SGK/tr.4)
+ Màu nóng: là những màu gây cảm giác ấm, nóng (H.4)
+ Màu lạnh: là những màu gây cảm giác mát, lạnh (H.5).
- Gv yêu cầu HS kể tên các đồ vật trong lớp có màu nóng, màu lạnh.
HĐ2. Hướng dẫn cách pha màu
- Gv yêu cầu HS đọc mục 2/SGK/tr.5
- Gv hướng dẫn cách pha màu:
a, Màu bột
b, Màu nước
c, Sáp màu, chì màu.
HĐ3. Hướng dẫn thực hành.
- Gv yêu cầu HS:
+ Tập pha các màu: da cam, xanh lục, tím lên giấy nháp.
+ Làm phần bài tập tr.4/VTV
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn HS biết sử dụng chất liệu và cách pha màu.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Gv cùng HS chọn 5 bài vẽ màu hoàn thành, gợi ý để HS nhận xét, xếp loại.
- Khen ngợi những HS vẽ màu đúng, đẹp
- Thực hiện
- Xem H.2 và nêu cách pha màu:
Đỏ + vàng = da cam
 Xanh lam + vàng = xanh lục
 Đỏ + xanh lam = tím
- Xem H.3 để nhận ra các cặp màu bổ túc
 Đỏ Xanh lục
 Xanh lam Da cam
 Vàng Tím
(H.3)
- Xem H.4; 5
(H.4)
(H.5)
- VD: màu trên trang phục cặp sắch, hộp màu, bình đựng nước
- 2 HS đọc
- Quan sát
- Thực hiện.
- Chọn và nhận xét bài
Dặn dò HS:
	- Quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu cho đúng.
	- Quan sát và chuẩn bị mẫu hoa lá cho giờ sau.
Tuần 2:
 Thứ tư ngày tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 2: Vẽ theo mẫu
 vẽ hoa, lá
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.
Biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu
Yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
 1. Giáo viên: - Tranh, ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp (SGK/tr.6)
 - Một số bông hoa, cành lá đẹp
 - Hình gợi ý cách vẽ (SGK/tr.7)
 2. Học sinh: - Một số mẫu bông hoa, cành lá thật
 - Vở tập vẽ, bút chì, màu
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Tổ chức: Sĩ số: 
 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Hướng dẫn quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu tranh, ảnh, mẫu hoa lá thật và nêu câu hỏi
? Tên của bông hoa, chiếc lá 
? Hình dáng, đặc điểm của mỗi bông hoa, chiếc lá 
? Màu sắc của mỗi loại hoa, lá
? Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc của từng bông hoa, chiếc lá
? Kể tên và nêu đặc điểm một vài loại bông hoa, chiếc lá mà em biết
HĐ2. Hướng dẫn cách vẽ hoa, lá
- Gv yêu cầu HS chọn mẫu
- Gv minh hoạ bảng cách vẽ hoa và lá
+ Vẽ phác khung hình chung của hoa và lá (a)
+Vẽ phác hình bằng các nét thẳng, mờ (b)
+ Dựa vào nét phác để hoàn chỉnh hình vẽ (c)
+ Vẽ màu theo ý thích (d)
(a)
(c)
HĐ3. Hướng dẫn HS thực hành
- Gv nhắc HS
+ Quan sát kỹ mẫu hoa, lá trước khi vẽ
+ Sắp xếp hình vẽ cho cân đối với phần giấy trong VTV
+ Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy
- Hình dáng, màu sắc, đặc điểm của hình vẽ so với mẫu
- Xếp loại bài vẽ
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi
- Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến
- Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
- Hs thực hiện
- Hs quan sát cách vẽ
(b)
(d)
- Hs lắng nghe
- Hs làm bài vào phần thực hành- TVT/tr.7
- Hs tiếp thu
*Dặn dò HS: 
- Quan sát các con vật và sưu tầm tranh ảnh về các con vật.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau.
Tuần 3:
Thứ tư ngày tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 3: Vẽ tranh
 đề tài các con vật quen thuộc
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen thuộc.
Biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, SGV.
	 - Tranh, ảnh một số con vật
 - Bài vẽ con vật của học sinh các lớp trước.
2. Học sinh: - ảnh các con vật, VTV, bút chì, tẩy, màu.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv cho HS xem tranh, ảnh một số con vật và nêu câu hỏi
? Tên con vật
? Hình dáng, màu sắc của con vật
? Đặc điểm nổi bật của con vật
? Các bộ phận chính của con vật
- Gv yêu cầu HS kể tên một số con vật và miêu tả lại hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật định vẽ.
- Gv tiểu kết:
*Xung quanh chúng ta có nhiều con vật gần gũi quen thuộc, mỗi con có hình dáng, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng. Khi các con vật hoạt động đều có hình dáng khác nhau.
 Muốn vẽ được bức tranh đẹp về con vật cần quan sát kĩ và ghi nhớ màu sắc, đặc điểm, hình dáng của nó cùng với quang cảnh xung quanh.
- Gv giới thiệu tranh vẽ về con vật-SGK/tr.8; 9
HĐ2. Hướng dẫn cách vẽ tranh con vật
- Gv minh hoạ bảng theo từng bước
+ Vẽ phác hình dáng chung của con vật (a)
+ Vẽ các bộ phận, chi tiết cho rõ đặc điểm (b)
+ Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ (c)
+ Vẽ màu theo ý thích (d)
(a)
(c)
HĐ3. Hướng dẫn thực hành
- Gv nêu yêu cầu:
+ Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật định vẽ
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy
+Vẽ theo các bước đã hướng dẫn.
- Gv bao quát lớp và gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng HS.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Gv yêu cầu HS chọn 5 bài hoàn thành, và nhận xét về:
+ Cách chọn con vật (phù hợp với khả năng)
+ Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)
+ Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động)
+ Các hình ảnh phụ (phù hợp với nội dung)
+ Cách vẽ màu (rõ trọng tâm, có đậm, có nhạt)
- Gv gợi ý HS xếp loại bài vẽ đã nhận xét
- Hs xem tranh, suy nghĩ và trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 3 HS miêu tả.
- Hs lắng nghe
- Hs tham khảo cách vẽ hình, cách bố cục và cách vẽ màu.
- Hs chú ý theo dõi cách vẽ
(b)
(d)
- Vẽ con vật mà em thích
- 2 HS chọn bài
- Hs nhận xét
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Hs xếp loại bài vẽ
Dặn dò HS:
	- Quan sát các con vật trong cuộc sống hàng ngày
	- Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc
Tuần 4:
 Thứ tư ngày tháng năm 2011
Mĩ thuật:
Bài 4: Vẽ trang trí
 Hoạ tiết trang trí dân tộc
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
Biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc
Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, SGV.
	 - Một số mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc
 - Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
 - Bài vẽ của HS các lớp trước.
2. Học sinh: - SGK, VTV
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Hướng dẫn quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu H.1-SGK/tr.11 ; nêu câu hỏi gợi ý để HS quan sát, nhận biết:
? Các hoạ tiết trang trí là những hình gì
? Hình hoa, lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì
? Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào
? Hoạ tiết được dùng trang trí ở đâu
- Gv bổ sung: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
HĐ2. Hướng dẫn HS cách chép hoạ tiết trang trí
- Gv chọn một vài hình hoạ tiết đơn giản ở SGK và vẽ lên bảng để HS thấy được cách vẽ theo từng bước:
+ Tìm và vẽ hình dáng chung và vẽ phác các nét chính (H.a, b)
+ Nhìn mẫu, vẽ các nét chính, sau đó sửa lại và vẽ hoàn chỉnh hình (H.c, d)
+ Vẽ màu theo ý thích
 (a) (b)
HĐ3. Hướng dẫn thực hành
- Gv yêu cầu HS chép lại một hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình hoạ tiết trước khi vẽ
- Nhắc HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn, chú ý sắp xếp hoạ tiết cân đối với phần giấy.
- Gợi ý HS vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động.
- Khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Gv cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về:
+ Cách vẽ hình ( Giống mẫu)
+ Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)
+ Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hoà)
- Gv gợi ý HS xếp loại các bài vẽ đã nhận xét.
- Hs quan sát H.1 và nhận xét:
+ Hình hoa, lá, con vật
+ Đã được đơn giản và cách điệu
+ Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ
+ Đình chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo
- Hs lắng nghe
- Quan sát cách vẽ
 (c) (d)
- Hs thực hiện
- 2 HS chọn bài
- Hs khác nhận xét.
- Hs xếp loại bài vẽ.
Dặn dò HS:
- Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh.
Tuần 5:
 Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật:
Bài 5: Thường thức mĩ thuật
 Xem tranh phong cảnh
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
Yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, tranh ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
2. Học sinh: - SGK, tranh, ảnh phong cảnh.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Giới thiệu vài nét về tranh phong cảnh
- Gv giới thiệu 3 bức tranh phong cảnh và yêu cầu HS xem tranh cần chú ý:
+ Tên tranh; tên tác giả
+ Các hình ảnh trong tranh
+ Màu sắc; chất liệu dùng để vẽ tranh
- Gv nêu đặc điểm của tranh phong cảnh (SGK/tr.13)
HĐ2. Hướng dẫn HS xem tranh
a. Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913-1976).
- Gv yêu cầu HS xe ... đẹp và phù hợp với nhân vật.
HĐ3 Thực hành
- Gv yêu cầu HS quan sát hoặc nhớ lại khuôn mặt của một bạn trong lớp để vẽ bài.
- Gv gợi ý và nhắc HS vẽ bài theo trình tự đã hướng dẫn.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Gv yêu cầu HS chọn một số bài vẽ đẹp và treo lên bảng phụ.
- Gv giợi ý HS nhận xét bài vẽ về:
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình, các chi tiết và màu sắc.
- Gv yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về một số bài vẽ chân dung.
- Yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo ý thích
- Gv bổ sung cho ý kiến của HS, động viên, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
- Hs quan sát và so sánh
- Hs quan sát
- Hs nghe
- Hs xem hình trong SGK/tr.37 để thấy được cách vẽ.
- Hs quan sát
- Hs thực hành vào VTV
- 2 Hs thực hiện
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 3 HS
Hs rút kinh nghiệm bài sau.
Dặn dò HS:
Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận, ...
Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau.
Tuần 16
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Bài 16: Tập nặn tạo dáng
 Nặn tạo dáng hoặc xé dán con vật hoặc ô tô
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Biết cách nặn tạo dáng hoặc xé dán một số con vật, ô tô
Tạo dáng được con vật hoặc ô tô theo ý thích.
HS khá, giỏi: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô
 - Ham thích tư duy sáng tạo.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, SGV.
	 - Một số ảnh con vật và ô tô.
	 - Đất nặn, bảng con, giấy màu, keo dán.
2. Học sinh: - SGK, VTV
 - Đất nặn, bảng con hoặc giấy màu, keo dán.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 4A: 4B: 4C: 4D:
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của HS 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu ảnh về con vật và đặt câu hỏi:
? Tên con vật
? Các bô phận của chúng
? Màu sắc
? Đặc điểm của con vật
- Gv giới thiệu ảnh chụp cái ô tô hoặc ô tô đồ chơi ( nếu có)
? Các chi tiết của ô tô
? Hình dáng của các chi tiết
? Màu sắc
HĐ2. Cách tạo dáng
- Gv yêu cầu HS chọn một hình cụ thể để tạo dáng:
a) Cách nặn con vật:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại cách nặn con vật
Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại:
+ Lấy lượng đất vừa với từng bộ phận của con vật;
+ Nặn hình đầu, mình, chân, đuôi ... 
+Nặn các chi tiết khác
+ Ghép thành hình con vật và tạo dáng cho sinh động
Cách 2: Nặn con vật từ một thỏi đất:
+ Vuốt, nặn,... từ một thỏi đất thành các bộ phận chính ( đầu, mình, chân)
+ Nặn thêm các chi tiết ( mắt, tai, đuôi,...) rồi ghép, dính vào cho giống với hình dáng, đặc điểm của con vật.
+ Tạo dáng cho con vật: đi, đúng, ngồi, nằm, ngoái cổ lại,...
b) Cách xé dán con vật:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại cách xé dán con vật đã hoạ ở lớp dưới:
+ Xé từng chi tiết của con vật từ lớn đến nhỏ: mình, đầu, chân, đuôi, tai, mắt,
+ Ghép các chi tiết lại thành hình con vật rồi dán vào phần giấy trong VTV.
c) Cách nặn ô tô
- Gv nặn mẫu:
+ Nặn đầu ô tô
+ Nặn thùng xe
+ Nặn 4 hình tròn làm bánh xe
+ Ghép lại thành hình cái ô tô hoàn chỉnh.
d) Cách xé dán
- Gv thực hành mẫu:
+ Xé hình đầu ô tô
+ Xé hình thùng xe
+ Xé hình bánh xe, đèn,
+ Ghép các chi tiết và dán vào VTV
HĐ3. Thực hành
Nặn một con vật hoặc ô tô theo ý thích
Y/C HS khá, giỏi: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô.
- Gv yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
- Gv bao quát lớp, gợi ý cho các nhóm:
+ Tìm hình dáng
+ Nặn các chi tiết
+ Ghép, dính các bộ phận
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Y/C HS bày sản phẩm theo nhóm và nhận xét về:
+ Hình dáng chung
+ Các bộ phận, chi tiết
+ Màu sắc
- Gv tóm tắt và khen ngợi những HS có sản phẩm đẹp.
- Hs quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
+ Con trâu, con mèo, con thỏ
+ Đầu, mình, chân, đuôi, tai
- Hs nêu
- Hs quan sát
+ Đầu xe, thùng xe, bánhễ
- Hs nêu
- Hs tự chọn
- 3 Hs nêu
- 3 Hs nhắc lại
- Hs quan sát cách nặn
- Hs quan sát
- Hs thực hành theo nhóm
- Hs khá, giỏi cần đạt
- Hs nhận xét
- Hs nghe
 	Dặn dò HS:
	- Về nhà: xé dán hình con vật hoặc ô tô vào VTV	
- Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông.
Tuần 18
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Bài 18: Vẽ theo mẫu
 Tĩnh vật lọ hoa và quả
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
Biết cách vẽ và vẽ được hình dáng gần giống mẫu
HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
 - Yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, SGV.
	 - Một số mẫu lọ, quả khác nhau
	 - Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh: - SGK, VTV, bút chì, màu, tẩy
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 4A: 4B: 4C: 4D:
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của HS 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Quan sát, nhận xét	
- Gv bày mẫu và gợi ý HS nhận xét;
+ Bố cục của mẫu:
? Chiều rộng so với chiều cao của toàn bộ vật mẫu
? Vị trí của lọ và quả ( ở trước, ở sau, tách rời, che khuất nhau...)
? Hình dáng, tỉ lệ của quả
? Đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
- Gv bổ sung.
HĐ2. Cách vẽ lọ và quả
- Gv Giới thiệu cách bày mẫu H1/tr.42 SGK
- Gv giới thiệu H2/tr.43 SGK:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của toàn bộ vật mẫu (H.2a)
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận của tong vật mẫu rồi vẽ các hình chính (H.2b)
+ Nhìn mẫu để vẽ các nét chi tiết cho hoàn chỉnh hình (H.2c)
+ Vẽ đậm nhạt để tạo khối cho mẫu hoặc vẽ màu theo ý thích (H.2d)
HĐ3. Thực hành
Vẽ lọ và quả ( bằng bút chì đen hoặc màu)
*Y/C HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ hình gần với mẫu
- GV theo dõi lớp và nhắc nhở HS:
+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ
+ Ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả.
+ Phác các nét chính bằng nét thẳng mờ
+ Nhìn mẫu, vẽ hình cho giống mẫu
+ Vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc màu.
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Gv gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành về:
+ Bố cục, tỉ lệ
+ Hình vẽ, nét vẽ
+ Đậm nhạt và màu sắc.
- Gv xếp loại và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
- Hs quan sát mẫu và nhận xét.
- Hs khác bổ sung.
- Hs nghe
- Hs quan sát
- Hs quan sát và theo dõi cách vẽ
- Hs vẽ bài vào VTV
- Hs khá, giỏi cần đạt
- Hs nhận xét
- Hs tiếp thu
	Dặn dò HS:
	- Sưu tầm và tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam.
Tuần 19
Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuật
Bài 19: Thường thức Mĩ thuật
 Xem tranh dân gian Việt Nam
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ tuật của tranh dân gian Việt nam thông qua nội dung và hình thức
HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
 - Yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, SGV.
	 - Một số tranh Dân gian Việt Nam
2. Học sinh: - SGK, VTV.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 4A: 4B: 4C: 4D:
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của HS 
3.Bài mới: Giới thiệu vài nét về tranh Dân gian Việt Nam
Tuần 20
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật
Bài 20: Vẽ tranh
 đề tài ngày hội quê em
I- Mục tiêu
 Học sinh: 
Hiểu về đề tài ngày hội truyền thống của quê hương
Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích
HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Thêm yêu quê hương đất nước qua các hoạt động lễ hội
* Tích hợp HĐGD NGLL: Tìm hiểu về tết cổ truyền Việt Nam và các trò chơi dân tộc
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
1.Giáo viên: - SGK, SGV.
	 - Một số tranh về đề tài ngày hội (SGK/tr.46)
	 - Tranh vẽ đề tài ngày hội của HS
2. Học sinh: - SGK, VTV, bút chì, màu, tẩy...
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Tổ chức: Sĩ số: 4A: 4B: 4C: 4D:
2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của HS 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1. Tìm, chọn nội dung đề tài
- Gv yêu cầu HS xem ảnh ở SGK/tr.46
? Trong ngày hội có những hoạt động gì
? Những người trong ảnh đang làm gì
? Trang phục của có có gì khác biệt so với trang phục thường ngày
? Các đồ vật trang trí trong ngày hội
? Em đã được tham gia những ngày hội nào ở địa phương mình
? Kể lại các hoạt động trong ngày hội đó
? Kể tên những trò chơi được diễn ra trong ngày hội mà em biết
- Gv tóm tắt: 
+ Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ.
+ Em có thể tìm, chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để vẽ tranh
HĐ2. Cách vẽ tranh
- Gv gợi ý HS:
+ Chọn một ngày hội ở quê hương màu em thích để vẽ
+ Có thể chỉ vẽ một hoạt động nhỏ trong ngày hội như: rước kiệu, rước cờ, hát dân ca, đấu vật, chọi gà, chọi trâu, chơi cờ người...
+ Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung, hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội như cờ, hoa, sân, đình, người xem hội...
+ Màu sắc: tươi sáng, rực rỡ thể hiện không khí vui tươi của ngày hội
HĐ3. Thực hành
Vẽ một bức tranh về ngày hội ở quê em
* Yêu cầu HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp
- Gv gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng trong các chọn nội dung đề tài
+ Tìm và vẽ các hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh, vẽ các hình ảnh hoạt động phụ khác để cho tranh thêm phong phú sinh động.
- Gv gợi ý HS tìm màu, vẽ màu
HĐ4. Nhận xét, đánh giá
- Gv chọn một số bài hoàn thành yêu cầu HS nhận xét và xếp loại về:
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
+ Cách thể hiện nội dung đề tài
- Hs tìm ra bài vẽ mà mình thích.
- Hs xem trong SGK/tr.46 và trả lời câu hỏi
VD: Hội Đền Hùng,hội làng, hội Hiền,lễ hội chọi trâu
- 3HS
- Đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền
- Hs nghe
- Hs tự chọn
- Hs theo dõi
- Hs vẽ bài vào VTV
- Hs khá, giỏi cần đạt
- Hs nhận xét
- Bổ sung nhận xét và xếp loại bài
- 3 HS
	*Tích hợp HĐGD NGLL: Tết là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam, Tết thường kéo dài khỏng 5 - 6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên trong gia đình sinh sống, làm ăn ở nơi xa có thể về vui cảnh đoàn viên ít ngày, nhưng ý nghĩa thiệng liêng nhất của tết ở chỗ người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên.
	Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão và thịnh vượng cho năm mới. Vào những ngày Tết, người dân thường cùng gia đình đi thăm hỏi, chúc tết người thân và bạn bè, cùng tham gia tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, đấu vật, chọi gà, đua thuyền
- Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
- Hs nghe
Dặn dò HS:
	- Hoàn thành bài (nếu chưa xong)
	- Tìm hiểu thêm về ngày Tết và các trò chơi dân tộc.
	- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài vẽ trang trí hình tròn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_4_tuan_1_den_20_nam_hoc_2011_2012.doc