Giáo án Mĩ thuât, thể dục, âm nhạc - Tuần 22

Giáo án Mĩ thuât, thể dục, âm nhạc - Tuần 22

THỂ DỤC

NHẢY DÂY - PHỐI HỢP MANG VÁC

TRÒ CHƠI: “TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA”

SGV/111 TGDK:35’

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được động tác tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.

- Biết cách di chuyển tung và bắt bóng.

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.

- Thực hiện được động tác bật cao.

- Thực hiện tập phối hợp chạy-mang vác.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

II. Địa điểm – Phương tiện: SGV/111

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuât, thể dục, âm nhạc - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THỂ DỤC 
NHẢY DÂY - PHỐI HỢP MANG VÁC
TRÒ CHƠI: “TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA”
SGV/111 	TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được động tác tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
- Biết cách di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Thực hiện tập phối hợp chạy-mang vác.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm – Phương tiện: SGV/111
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung và phương pháp
Định lượng
Đội hình
A- Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học
- Chạy quanh sân
- Xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông vai,.
- Trò chơi “Nhảy lướt sóng”
6 – 10 phút
1 – 2 
1 – 2 vòng
1 – 2 
1 – 2 
 Hàng dọc
Vòng tròn
B- Phần cơ bản
a- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người
+ Các tổ tập theo khu vực đã quy định
+ HS tự ôn dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
+ Thi đua giữa các tổ với nhau. GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ có nhiều người làm đúng.
 b- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
- Tập luyện theo từng cặp
- Thi đua giữa các cặp với nhau.
- GV tuyên dương cặp thực hiện tốt. 
c- Tập bật cao và tập chạy – mang vác
- GV làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn.
- HS bật nhảy thử 1 số lần rồi mới bật chính thức.
- Tập phối hợp chạy – mang vác theo từng nhóm 3 người
- GV làm mẫu 1 lần sau đó HS làm theo.
- Thi bật nhảy cao.
d- Chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”
 + GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, QĐ chơi.
 + Cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau dưới sự điều khiển của GV. 
 + Sau 1 số lần chơi, GV có thể tăng thêm yêu cầu, đảo vị trí, khích lệ HS. - GV nhắc HS đảm bảo an toàn trong khi chơi. 
18 –22 phút
 5 – 7 phút
6 - 8 phút
5 - 7 phuùt
1 – 2 lần x 6 – 8 mét
1 – 2 lần
5 – 7 phút
C- Phần kết thúc
- Thực hiện một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao bài về nhà
4 – 6 phút
1 – 2
1 – 2
1 – 2
2 – 3
4 hàng dọc
IV/ Phần bổ sung: 
 THỂ DỤC 
NHẢY DÂY
DI CHUYỂN TUNG BẮT BÓNG
SGK/113 TGDK: 35’
- Thực hiện được động tác tung bắt bóng theo nhóm .
- Biết cách di chuyển tung và bắt bóng.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện được động tác bật cao.
- Thực hiện tập phối hợp chạy-mang vác.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
I. Mục tiêu: 
II. Địa điểm – Phương tiện: SGV/113
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung và phương pháp
Định lượng
Đội hình
A- Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học
- Chạy quanh sân
- Xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông vai,.
- Trò chơi khởi động “Con cóc là cậu ông Trời”
6-10 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
Hàng dọc
Vòng tròn
B- Phần cơ bản
a- Ôn di chuyển tung và bắt bóng 
+ Các tổ tập theo khu vực đã quy định .
+ HS tự ôn. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập.
+ GV quan sát, sửa sai, nhắc nhở, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng.
+ Thi đua giữa các tổ với nhau.
+ GV biểu dương tổ có nhiều người làm đúng.
b- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
Hình thức như trên
- Chọn đại diện từng tổ nhảy tính số lần.
- Biểu dương tổ thắng cuộc.
c- Tập bật cao, chạy, mang vác
 Hình thức, phương pháp tổ chức tập luyện như bài 43
18-22 phút
6-8 phút
5-7 phút
7-9 phút
C- Phần kết thúc
- Chạy chậm.
- Thực hiện một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao bài về nhà
4-6 phút
1-2 phút
2-3 phút
4 hàng dọc
 IV/ Phần bổ sung: 
MỸ THUẬT
 VẼ TRANG TRÍ:
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM
SGK/63 TGDK: 35’
I-Mục tiêu
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
*HS khá giỏi: Kẻ đúng các chữ A, B, M, N theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II- Đồ dùng dạy học
+ GV: Chuẩn bị 1 số mẫu vẽ - Bài vẽ của HS lớp trước.
+ HS: Thước, màu, bút chì
III- Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động đầu tiên - Ổn định lớp và hát
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
+ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- GV giới thiệu 1 số kiểu chữ khác nhau, yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
+ Sự giống và khác nhau của các kiểu chữ
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
+ Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- GV bổ sung và tóm tắt các ý chính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách kẻ chữ.
- GV yêu cầu xác định vị trí của nét thanh nét đậm.:
+ Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh
+ Nét kéo xuống là nét đậm
- GV kẻ mẫu vài chữ, vừa kẻ, vừa phân tích để HS nắm vững bài.
+ Tìm khuôn khổ chữ
+ Trong 1 dòng chữ, nét thanh có độ mảnh như nhau, các nét đậm có độ dày bằng nhau thì dòng chữ mới đẹp
+ GV cho HS xem 2 dòng chữ đẹp và chưa đẹp để HS thấy rõ nét thanh nét đậm trong dòng chữ.
- Tuỳ thuộc vào khổ chữ mà kẻ nét thanh nét đậm cho phù hợp.
Hoạt động 3: Thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS kẻ được các chữ A: B; M; N
- GV nêu yêu cầu bài tập
+ Tập kẻ các chữ A: B; M; N
+ Kẻ màu trên các con chữ và nền
+ Vẽ màu gọn, đều
- HS làm bài cá nhân vào vở thực hành.
- Trong khi HS vẽ, GV đi từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm cho các em.
- GV nhắc HS : tìm màu chữ, màu nền. Cách tìm vị trí các nét chữ, .
- Yêu cầu các em hoàn thành bài tập ở lớp
- Khen ngợi HS kẻ nhanh, động viên các em kẻ chậm.
3. Hoạt động cuối cùng: Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
- Xếp loại, khen ngợi, nhận xét chung. - GV tổng kết, có thể chọn 1 số bài vẽ đẹp làm ĐDDH
- Về quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích cho bài học sau.
IV/ Phần bổ sung:  
 ÂM NHẠC
 ÔN BÀI: TRE NGAØ BEÂN LAÊNG BAÙC
 TẬP ĐỌC NHẠC SOÁ 6
SGV/51 TGDK: 35’
I – Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
*Biết đọc bài TĐN số 6.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích âm nhạc.
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: - Nhạc cụ quen dùng, đĩa hát lớp 5
- Một vài động tác phụ họa
+ HS: SGK âm nhạc lớp 5
 - Nhạc cụ gõ
III- Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động đầu tiên : 
- GV yêu cầu HS hát lại bài Tre ngà bên Lăng Bác
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Thực hành hát . Thi trình diễn trước lớp
+ Mục tiêu: Giúp HS Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và vận động phụ họa
- HS hát bài hát theo nhóm.
- Các nhóm hát bài hát dưới hình thức đơn ca, song ca hay tốp ca.
- Các nhóm tự tìm động tác múa phụ hoạ cho bài hát.
- HS thi trình diễn trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Kể tên các bài hát có nội dung tương tự.
- GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
Hoạt động 2: *Tập TĐN số 6
+ Mục tiêu: Giúp HS ( khá giỏi ) Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách
- GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu của bài TĐN
- HS đọc bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp.
- HS đọc bài TĐN không có đệm đàn, sau đó ghép lời ca
- GV kiểm tra, đánh giá.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Cả lớp hát lại một lần, kết hợp gõ đệm
- GV nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung:. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTD.MT.AN.doc