Giáo án môn Âm nhạc tiểu học - Tuần 5 đến 23 - Giáo viên: Lê Thị Hoa - Trường Tiểu học 1 xã Viên An Đông

Giáo án môn Âm nhạc tiểu học - Tuần 5 đến 23 - Giáo viên: Lê Thị Hoa - Trường Tiểu học 1 xã Viên An Đông

Tiết 5 : ÔN TẬP BÀI HÁT : HÃY GIỮ CHO EM BẦU XANH

TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2

I-Mục tiêu :

 -Hs hát thuộc lời ca, đúng giai điệu vàsắc thái của bài. Làm quen với hình thức hát ca nông (hát đuổi).

 -Hs thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 2. Đọc nhạc, hát lời kết hợp với gõ phách.

II - Chuẩn bị :

 -Đàn phím điện tử 0rgan.

 -Một số động tác phụ hoạ cho bài hát .

 - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 2. Tranh bài TĐN số 2.

 -Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, mõ, trống nhỏ

III- Các hoạt động dạy -học :

 

doc 173 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc tiểu học - Tuần 5 đến 23 - Giáo viên: Lê Thị Hoa - Trường Tiểu học 1 xã Viên An Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
LỚP 5
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 22 tháng 9 năm 2008 .
Tiết 5 : ÔN TẬP BÀI HÁT : HÃY GIỮ CHO EM BẦU XANH
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2
b&a
I-Mục tiêu :
 -Hs hát thuộc lời ca, đúng giai điệu vàsắc thái của bài. Làm quen với hình thức hát ca nông (hát đuổi).
 -Hs thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 2. Đọc nhạc, hát lời kết hợp với gõ phách.
II - Chuẩn bị :
 -Đàn phím điện tử 0rgan.
 -Một số động tác phụ hoạ cho bài hát .
 - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 2. Tranh bài TĐN số 2.
 -Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, mõ, trống nhỏ
III- Các hoạt động dạy -học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3 -Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
-Giới thiệu và ghi tựa : Tiết 5 : Ôn tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh Tập đọc nhạc : TĐN số 2.
b. Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát :Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
-Gọi Hs nhắc lại tên bài hát và tên tác giả sau khi nghe giai điệu bài hát đã học ở tiết trước.
-Đệm đàn và hướng dẫn Hs ôn lại bài hát.
-Hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm .
-Hướng dẫn Hs hát :
+Đoạn a (lời 1): Nhóm 1 : hát câu 1 và 3; Nhóm 2 hát câu 2 và 4.
+Đoạn b : Tất cả cùng hát.
+Đoạn a (lời 2):
Một em lĩnh xướng câu hát 1; nhóm 1 hát câu 2.
Một em lĩnh xướng câu hát 3 ; nhóm 2 hát câu hát 4.
+Đoạn b tất cả cùng hát.
-Hướng dẫn Hs hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
-Yêu cầu từng nhóm lên biểủ diễn trước lớp.
-Nhận xét :
b. Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 2.
-Giới thiệu bài TĐN số 4 có tên là
“ Mặt trời lên” được viết ở nhịp 3với tính chất “Vừa phải – Nhịp nhàng”.
-Giới thiệu về nhịp 3 : là trong một ô nhịp có 3 phách : phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2 là phách mạnh vừa và phách thứ 3 là phách nhẹ
-Đặt câu hỏi :
+Nêu tên các nốt trong bài TĐN?
+Nêu các hình nốt có trong bài TĐN?
-Cho Hs luyện cao độ các nốt có trong bài TĐN : Đô, Rê, Mi, Son, La.
-Hướng dẫn Hs các bước Tập đọc nhạc cụ thể :
+Hướng dẫn Hs luyện đọc tiết tấu bài TĐN kết hợp gõ theo tiết tấu.
+Bước 2: Gv cho Hs đọc thứ tự tên nốt trong bài TĐN.
+Bước 3 : Gv dùng nhạc cụ thể hiện bài TĐN, rồi hướng dẫn Hs đọc cao độ kết hợp hình tiết tấu.
+Bước 4 : Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca. Sau đó Hs tự đọc nhạc và ghép lời ca.
-Nhận xét :
4. Củng cố – Dặn dò :
-Chỉ định 2-3 Hs nhắc lại tên bài học.
-Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Nhận xét tiết học :
-Dặn Hs về nhà học thuộc bài hát, ôn lại và chép bài TĐN số 2 vào vở.
-Nhắc lại tên bài .
-Trả lời : +Bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
+Tác giả : Huy Trân.
-Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV
-Hát kết hợp gõ đệm.
-Hát theo hướng dẫn của Gv.
-Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Biểu diễn trước lớp.
-Lắng nghe.
-Theo dõi.
-Trả lời :
+Tên nốt : Đô, Rê, Mi, Son, La.
+Hình nốt : Đen, trắng.
-Luyện cao độ theo hướng dẫn của Gv
-Thực hiện các bước TĐN theo hướng dẫn của Gv.
-Sau khi tập đọc thuần thục, Hs đọc cả bài với tốc độ vừa phải.
-Tiến hành luyện đọc theo hình thức : Dãy, nhóm, cá nhân
-Lắng nghe.
-Nhắc lại .
-Cả lớp hát kết hợp gõ đệm.
-Lắng nghe.
-Ghi nhớ.
LỚP 3
Ngày dạy : Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008 .
Tiết 5 : HỌC HÁT : BÀI ĐẾM SAO
(Nhạc và lời : Văn Chung)
b&a
I- Mục tiêu :
 -Hs hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát, hát với tình cảm vui tươi.
 -Hs hào hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn.
 -Giáo dục tinh thần tập thẻâtrong các hoạt động của lớp.
II- Chuẩn bị :
 -Đàn phím điện tử 0rgan.
 -Hát chuẩn xác và đệm thuần thục bài hát.
 -Máy nghe, đĩa nhạc Tập bài hát lớp 3.
 -Một vài động tác phụ hoạ.
 -Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, mõ, trống nhỏ
III - Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3 -Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
-Giới thiệu tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát.
-Ghi tựa : Tiết 5: Học hát : Bài Đếm sao (Nhạc và lời :Văn Chung).
b. Hoạt động 1 : Dạy hát bài Đếm sao.
-Cho Hs nghe đĩa hát mẫu, sau đó đệm đàn và hát lại một lẫn nữa.
-Hướng dẫn Hs đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 4 câu hát.
-Hướng dẫn Hs luyện thanh 1-2 phút.
-Dạy hát : Dạy từng câu nối tiếp cho đêùn hết bài. Hướng dẫn Hs ngân dài 2 phách những tiếng : Sáng, ông, sáng, trên; ngân dài 3 phách ở những tiếng : Sao, vàng, sao, cao. Nhắc Hs lấy hơi sau mỗi câu hát.
-Dạy xong bài hát, cho Hs hát lại nhiều lần để thuộc lời ca, giai điệu và tiết tấu bài hát. Nhắc Hs hát rõ lời, đều giọng.
-Gv sửa những câu Hs hát chưa đúng.
-Hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách :
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao
 x x x xx x xx x xxx
-Nhận xét :
c. Hoạt động 2 : Hát kết hợp múa đơn giản.
-Hướng dẫn Hs hát kết hợp múa đơn giản.
+Động tác 1 : Thực hiện trong hai câu hát đầu. Hai tay mềm mại giơ cao rồi uốn cong cho hai tay chạm nhau ở đầu ngón tay, lòng bàn tay quay ra phía trước. Nghiêng người sang trái rồi sang phải nhịp nhàng theo giai điệu.
+Động tác 2: Giữ nguyên động tác quay tròn tại chỗ khi hát 2 câu cuối bài.
-Sau khi tập thành thạo Gv mời từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
-Nhận xét :
4. Củng cố – Dặn dò:
-Hỏi tên bài hát? Tên tác giả?
-Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên.
-Đệm đàn, yêu cầu cả lớp hát kết hợp gõđệm theo phách.
-Nhạân xét tiết học :
-Dặn Hs về nhà học thuộc bài.
-Theo dõi.
-Nhắc lại.
-Nghe hát mẫu.
-Tập đọc lời ca theo tiết tấu.
-Luyện thanh theo hướng dẫn của Gv.
-Tập hát từng câu theo hướng dẫn của Gv.
-Chú ý những chỗ Gv nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát.
-Hát : +Đồng thanh.
+Dãy, nhóm.
+Cá nhân.
-Sửa sai (nếu có).
-Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Lắng nghe.
-Hát kết hợp múa đơn giản theo hướng dẫn của Gv.
-Lên biễu diễn trước lớp.
-Lắng nghe.
-Trả lời.
-Theo dõi.
-Cả lớp hát.
-Lắng nghe.
-Ghi nhớ.
LỚP 2
Ngày dạy : Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008 .
Tiết 5 : ÔN TẬP BÀI HÁT : XOÈ HOA
b&a
I- Mục tiêu :
 -Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Tập biểu diễn bài hát.
 -Thực hiện trò chơi theo bài hát thật sinh động.
II- Chuẩn bị :
 -Đàn phím điện tử 0rgan.
 -Một vài động tác múa đơn giản.
 -Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ
III- Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3 -Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
-Giới thiệu và ghi tựa : Tiết 5 : Ôn tập bài hát : Xoè hoa.
b. Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Xoè hoa.
-Đệm đàn, cho Hs nghe lại bài hát.
-Hướng dẫn Hs ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức : Hát theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca.
-Hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát :
+Câu 1 và câu 2 : Nhún chân bên trái, bên phải. Đầu nghiêng cùng bên với chân. Một tay giả như đang cầm cồng, chiêng, tay kia đang cầm dìu để đánh.
+Câu 3 : Tay đưa lên miệng như đang thổi sáo, khèn.
+Câu 4 : Tay đưa sang bên trái, bên phải theo động tác xoè hoa.
-Cho Hs tập biểu diễn trước lớp.
-Yêu cầu Hs nhận xét xem nhóm nào biểu diễn đẹp.
-Nhận xét :
c. Hoạt động 2 : Hát kết hợp với trò chơi theo bài hát “Xoè hoa”.
-Hướng dẫn Hs từng trò chơi :
+Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán tên câu hát trong bài (Gv gõtiết tấu của Từng câu hát, không cần theo thứ tự để xem Hs có nhận biết được không?).
Ví dụ: Gv gõ tiết tấu :
-Sau đó hỏi Hs nhận biết tấu trên là của câu hát nào?
-Tiếp tục gõ các âm hình tiết tấu khác trong bài hát để HS đoán (nếu nhóm, tổ nào nhận biết nhanh vạ đoán đúng sẽ thắng trong trò chơi này).
-Trò chơi 2 : Hát giai điệu bài hát bằng các nguyên âm : o, a, u, i.
-GV dùng các ngón tay làm kí hiệu để diễn tả các nguyên âm trên, bắt nhịp cho HS hát lại bài hát. Lần 1 hát đúng lời ca, lần 2 GV giơ tay theo kí hiệu nguyên âm nào thì HS sẽ hát câu hát theo đúng nguyên âm đó (GV chia lớp thành nhiều nhóm tham gia, nhóm nào hát đúng các nguyên âm theo yêu cầu của GV).
- Nhận xét:
4.Củng cố – Dặn dò:
-Yêu cầu cả lớp hát và vận động phụ hoạ.
- Nhận xét tiết học :
- Dặn HS ôn thuộc lời ca và các động tác minh hoạ.
-Nhắc lại.
-Nghe lại bài hát.
-Ôn lại bài hát “Xoè hoa”:
+Hát đồng thanh.
+Hát theo dãy, tổ.
+Hát cá nhân.
-Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca.
-Xem Gv làm mẫu.
-Thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của Gv.
-Làm theo (thực hiện vài lần để nhớ động tác).
-Biểu diễn trước lớp.
+Từng nhóm, tổ.
+Cá nhân.
-Nhận xét.
-Lắng nghe.
-HS nghe hướng dẫn.
-HS trả lời ( hát lên câu hát theo đúng tiết tấu đó)
-Các nhóm thi đua xem nhóm nào nhận biết nhanh nhất.
- HS nghe hướng dẫn để thực hiện theo cho đúng.
-Thi đua theo nhóm.
-Lắng nghe.
-Cả lớp thực hiện.
-Lắng nghe.
-Ghi nhớ.
LỚP 1
Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 26 tháng 9 năm 2008 .
Tiết 5 : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP,MỜI BẠN VUI MÚA CA
b&a
I- Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ.
- Biết hát kết hợp trò chơi.
II-Chuẩn bị:
- Đàn phím đ ... đơn và nốt móc kép.
-Theo dõi, hướng dẫn uốn nắn HS viết trên bảng con.
-Hướng dẫn HS viết vào trong vở.
-Nhận xét:
c. Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc: Du Bá Nha – Chung Tử Kì.
- GV kể câu chuyện Du Bá Nha – Chung Tử Kì.
-Hỏi: 
+Trong hai người ai biết chơi đàn ?
+Vì sao hai người lại kết thành đôi bạn thân ? (Vì cả hai người đều am hiểu về âm nhạc, một người chơi đàn hay, một người thưởng thức giỏi).
+Hỏi: Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nửa ?
-GV kể lại câu chuyện lần 2.
-Giáo dục HS yêu thích âm nhạc.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Chỉ định 2-3 HS nhắc lại tên bài học.
-Nhận xét tiết học:
-Dặn HS về nhà tập viết các nốt nhạc.
-Nhắc lại.
-Theo dõi để nhận biết tên các hình nốt.
-Ghi nhớ.
-Theo dõi.
-Viết các hình nốt vào bảng con.
-Viết trong vở.
-Lắng nghe.
-Theo dõi câu chuyện.
+Trả lời: Du Bá Nha.
+Trả lời.
+Trả lời.
-Theo dõi.
-Ghi nhớ.
-Nhắc lại.
-Lắng nghe.
-Ghi nhớ.
LỚP 2
Ngày dạy : Thứ tư, ngày 18 tháng 02 năm 2009
Tiết 23 : HỌC HÁT: BÀI CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
(Nhạc Pháp, lời Việt: Hoàng Anh)
b&a
 I- Mục tiêu:
 -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 -Biết bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” là bài hát của trẻ em Pháp. Lời Việt của tác giả Hoàng Anh.
 II- Chuẩn bị:
 -Đàn phím điện tử Organ.
 -Hát chuẩn xác và đàn thuần thục bài hát.
 -Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, mõ...
 -Bảng phụ chép lời ca.
 III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
-Giới thiệu bài hát, tác giả và nội dung bài hát.
- Ghi tựa: Tiết 23: Học hát: Bài Chú chim nhỏ dễ thương (Nhạc Pháp; lời Việt: Anh Hoàng).
b. Hoạt động 1: Dạy bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.
-GV đệm đàn kết hợp hát mẫu.
-Bài hát chia thành 6 câu hát. Hướng dẫn HS đọc lời ca từng câu theo tiết tấu.
-Hỏi: Bài hát nói về điều gì ?
-GV chốt lại nội dung của bài hát: Với nhịp điệu “Vui tươi – Rộn ràng”, tác giả đã nói lên tình cảm của bạn nhỏ với chú chim nhỏ xinh như những bạn tốt, bạn hiền với nhau.
-Hướng dẫn HS khởi động giọng.
-Dạy hát: Dạy hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu. Sau đó tập các câu hát tiếp theo và nối các câu để hoàn chỉnh bài hát.
-Lưu ý để hướng dẫn cho HS hát đúng yêu cầu:
+Hát với tốc độ hơi nhanh.
+Chú ý những chỗ lấy hơi trong bài.
+Biết chỗ kết thúc bài hát (... dễ thương).
-Hướng dẫn HS hát để nhớ lời ca và giai điệu bằng nhiều hình thức: Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân.
-Nhận xét.
c. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động.
-Hướng dẫn HS đứng hát và vận động tại chỗ (nhún chân bên trái, phải theo phách, tay vỗ theo phách mạnh và mạnh vừa của nhịp 4).
-Chỉ định từng nhóm (mỗi nhóm 5-6 em lên biểu diễn.
-Nhận xét:
4. Củng cố – Dặn dò:
-Hỏi: Tên bài hát ? Tác giả ?
-Đệm đàn, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
-Giáo dục HS bảo vệ loài chim.
-Dặn HS về học thuộc bài hát vừa học. 
-Theo dõi.
-Nhắc lại.
-Nghe hát mẫu.
-Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
-Trả lời.
-Theo dõi.
-Khởi động giọng.
-Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
-Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn và hát đúng theo yêu cầu của GV.
-Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV. Chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+Hát đồng thanh.
+Hát theo dãy, nhóm.
+Hát cá nhân.
-Lắng nghe.
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-Từng nhóm lên biểu diễn.
-Lắng nghe.
-Trả lời.
-Cả lớp thực hiện.
-Ghi nhớ.
-Ghi nhớ.
LỚP 1
Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 20 tháng 02 năm 2009.
Tiết 23 : ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH, 
TẬP TẦM VÔNG. NGHE NHẠC
b&a
 I- Mục tiêu:
 -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát.
 -Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca, vận động phụ hoạ và biết kết hợp trò chơi (bài Tập tầm vông)
 -Nghe hát để bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc.
 II- Chuẩn bị: 
 -Đàn phím điện tử Organ.
 -Hát chuẩn xác và đàn thuần thục 2 bài hát.
 -Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, mõ...
 III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
-Giới thiệu và ghi tựa: Tiết 23: Ôn tập 2 bài hát : Bầu trời xanh, Tập tầm vông. Nghe hát.
b. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bầu trời xanh.
-GV đệm đàn, cho HS nghe giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát ?
-Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức.
-Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
-Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Chỉ định 2-3 nhóm và cá nhân lên biểu diễn trước lớp.
-Nhận xét:
c. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Tập tầm vông.
-Hỏi HS bài hát nào vừa hát vừa kết hợp trò chơi đố nhau ?
-Hướng dẫn HS ôn lại bài hát. Lúc đầu GV đệm đàn cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 2.
-Hướng dẫn HS hát kết hợp với trò chơi “Tập tầm vông”.
-Nhận xét:
c. Hoạt động 3: Nghe hát.
-Ổn định lại tư thế, thái độ cho HS nghe hát.
-Giới thiệu: Bài hát “Bố là tất cả” – Nhạc: Thập Nhất, thơ: Đỗ Văn Khái.
-Cho HS nghe qua tác phẩm lần thứ nhất.
-Hỏi: Em nghe bài hát có hay không ?
-Cho HS nghe lại bài hát, sau đó nói qua về nội dung bài hát.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Chỉ định 2-3 HS nhắc lại tên bài học.
-Đệm đàn, yêu cầu cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách bài “Bầu trời xanh”.
-Nhận xét tiết học:
-Dặn HS về nhà ôn tập 2 bài hát.
-Nhắc lại.
-Nghe và trả lời: 
+Bài hát: Bầu trời xanh.
+Tác giả: Nguyễn Văn Quỳ.
-Hát theo hướng dẫn của GV.
-Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
-Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
-Biểu diễn.
-Lắng nghe.
-Trả lời: Bài hát Tập tầm vông.
-Ôn bài hát theo hướng dẫn của GV.
-Hát kết hợp trò chơi. 
-Lắng nghe.
-Tập trung, trật tự.
-Tập trung, trật tự.
-Theo dõi.
-Trả lời.
-Nghe tác phẩm.
-Nhắc lại.
-Cả lớp thực hiện.
-Lắng nghe.
-Ghi nhớ.
LỚP 4
Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 20 tháng 02 năm 2009.
Tiết 23 : HỌC HÁT: BÀI CHIM SÁO
(Dân ca: Khơ-me)
b&a
 I- Mục tiêu:
 -HS biết cáh hát có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi
 -Biết bài “Chim sáo” là dân ca của đồng bào Khơ-me (Nam Bộ).
 II- Chuẩn bị:
 -Đàn phím điện tử Organ.
 -Hát chuẩn xác và đàn thuần thục bài hát.
 -Máy nghe, đĩa nhạc Tập bài hát lớp 4.
 -Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, mõ...
 -Bảng phụ chép lời ca.
 III- Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
-Giới thiệu và ghi tựa: Tiết 23: Học hát: Bài Chim sáo – Dân ca: Khơ-me (Nam bộ).
-GV cho HS nghe hát mẫu (mở đĩa nhạc).
-Bài hát có 2 lời, mỗi lời có 3 câu. Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết.
-Hướng dẫn HS khởi động giọng 1-2 phút.
-Hỏi: Bài hát nói về điều gì ?
-Chốt lại nội dung của bài hát: Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ-me (Nam Bộ). Bài hát có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, lời ca mộc mạc, giản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một miền quê.
-Dạy hát: Dạy hát từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Trong quá trình tập hát, có những từ HS chưa biết như “trái thơm” (trái khóm); “đom boong” (quả đa), GV cần giải thích để giúp HS hiểu nội dung và thể hiện bài hát tốt hơn.
-Chú ý hướng dẫn HS hát đúng những chỗ có nốt hoa mĩ phải hát luyến nhanh, chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại. Những chỗ cuối câu trường độ ngân hai phách và hai phách rưỡi và 3 phách GV đếm để HS thực hiện đúng.
-Tập xong lời 1, cho HS hát tiếp lời 2 dựa trên giai điệu và tiết tấu của lời 1. Sau đó, cho HS hát lại vài lần để thuộc lời và giai điệu. GV giữ nhịp đều trong quá trình luyện hát.
-Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách:
Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay
 x x x x x x 
-Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca:
 Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay
 x x x x x x x x 
-Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhịp nhàng.
-Nhận xét:
c. Hoạt động 2: Bài đọc thêm: Tiếng sáo người tù.
-GV chỉ định HS đọc rõ ràng, diễn cảm từng đoạn trong câu chuyện “Tiếng sáo của người tù”.
-Hỏi: Cảm nhận của em sau khi đọc bài “Tiếng sáo người tù” ?
-GV nêu: Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng, trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.
4. Củng cố – Dặn dò:
-Hỏi: Tên bài hát ? Dân ca dân tộc nào?
-Đệm đàn, yêu cầu cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Nhận xét tiết học:
-Dặn HS về học thuộc bài hát.
Nhắc lại.
-Nghe hát mẫu.
-Đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
-Khởi động giọng.
-Trả lời theo cảm nhận.
-Theo dõi.
-Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
-Theo dõi để thể hiện đúng những chỗ có hoa mĩ, luyến và ngân dài theo hướng dẫn của GV.
-Luyện hát: 
+Hát đồng thanh.
+Hát theo dãy, tổ.
+Hát cá nhân.
-Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
-Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
-Hát kết hợp vận động nhịp nhàng.
-Lắng nghe.
-2-3 HS đọc bài đọc thêm.
-Trả lời theo cảm nhận.
-Lắng nghe.
-Trả lời.
-Cả lớp thực hiện.
-Lắng nghe.
-Ghi nhớ.
Phần kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an am nhac(2).doc