Giáo án Môn: Chính tả 4 - Học kì II - Trường Tiều học Bình Phú C

Giáo án Môn: Chính tả 4 - Học kì II - Trường Tiều học Bình Phú C

I. MỤC TIÊU:

- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Kim Tự Tháp Ai Cập

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x. iếc/iết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hai tờ phiếu nội dung BT2, BT3 hoặc 3b viết sẳn trên bảng lớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1025Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn: Chính tả 4 - Học kì II - Trường Tiều học Bình Phú C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Chính tả	Tuần: 19
Bài: KIM TỰ THÁP AI CẬP
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Kim Tự Tháp Ai Cập
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x. iếc/iết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hai tờ phiếu nội dung BT2, BT3 hoặc 3b viết sẳn trên bảng lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. GIỚI THIỆU : 
2. DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI :
Giới thiệu bài :
Cho học sinh quan sát tranh minh họa trang 5, SGK và hỏi :
- Quan sát trả lời
- Bức tranh vẽ gì ?
- Bức tranh vẽ KTT Ai Cập
GV : Đoc đoạn KTT Ai Cập và cho HS làm bài tập chính tả.
- Lắng nghe
Hướng dẫn nghe – viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
GV Đọc đoạn văn hoặc gọi 1 HS khá đọc
Hỏi : Kim Tự Tháp Ai Cập là lăng mộ của ai ?
Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào ?
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, đọc nhẫm theo.
KTT Ai Cập là lăng mộ của hoàng đế Ai Cập cổ đại.
KTT Ai Cập được xây dựng toàn bằng đá tảng. Từ cửa KTT đi vào là một hành lang tối và hẹp.
Đoạn văn nói gì ?
Đoạn văn ca ngợi KTT là một công trình kiến trúc vĩ đại.
b. Hướng dẫn viết từ khó :
Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Lăng mộ, nhằng nhịt, phương tiện, chuyên chở, làm thế nào ...
Yêu cầu HS viết các từ tìm được
3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp
c. Viết chính tả :
GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng, sau đó đọc cho HS viết
Nghe GV đọc và viết bài
d. Soát lỗi và chấm bài :
Đọc toàn bài cho HS soát lỗi
Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi
Thu chấm bài
Nhận xét bài viết của HS
Bài 2 : 
Gọi HS đọc yêu cầu
Ycầu HS đọc thầm đoạn văn
Dán 2 tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng
Yêu cầu HS tự làm bài 
Gọi HS nhận xét, chữa bài của bảng trên bảng.
Gọi HS đọc đọan văn hoàn chỉnh
Nhận xét bài làm của HS
1 HS đọc yêu cầu trong SGK
Đọc thầm đoạn văn trong SGK
2 HS lên bảng làm vào phiếu, HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân từ viết sai chính tả SGK.
Sinh – biết – sáng – tuyệt - xứng
Bài 3 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Chia bảng làm 4 cột cọt 4 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
1 HS đọc thành tiếng
4 HS làm bài trên bảng
HS dưới lớp làm bài trong SGK
Nhận xét
3. Củng cố – dặn dò :
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về nhà viết lại BT2 vào vở.
Môn: Chính tả	Tuần: 20
Bài: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr, uốt/uôc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẳn vào 3 tờ giấy
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẳn vào bảng phụ
Bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng viết một số từ so 1 HS dưới lớp đọc. Cả lớp viết vào vở.
HS viết và đọc
Nhận xét – lắng nghe
- Gọi HS dưới lớp nhận xét, chữa bài
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài :
Giờ chính tả hôm nay sẽ viết đoạn văn Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp và làm bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoặc uôc/uốt.
Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
GV đọc đoạn văn Cha đẻ chiếc lốp xe đạp.
H : Trước đây chiếc bánh xe đạp được làm bằng gì ?
Sự kiện nào làm Đân – lớp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp
- Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại
Hướng dẫn viết từ khó :
Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Đân – lớp, XIX, nẹp sắt, rất xóc, suýt ngã, cao su, lốp, săm ...
GV đọc cho HS viết từ khó
Viết chính tả
Soát lỗi và chấm bài
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
Nhận xét kết luận bài giải đúng và HS làm nhanh nhất và đúng.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
3 HS thi làm nhanh trên bảng lớp.
HS dưới viết bằng bút chì
Chữa bài vào vở
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười
Gọi Hs đọc lại khổ thơ, cả lớp đọc thầm để thuộc khổ thơ tại lớp.
3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
Cả lớp đọc thầm theo
Bài 3 :
Gọi Hs đọc yêu cầu của bài
2 HS đọc thành tiếng
Cho Hs quan sát tranh minh họa 
Lắng nghe
Yêu cầu Hs tự làm bài
Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn trên bảng.
Nhận xét – kết luận
Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
1 HS làm bài trên bảng phụ
HS dưới lớp viết bằng bút chì vào SGK
Chuyện đáng cười ở chỗ nào
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs xem lại bài
Môn: Chính tả	Tuần: 21
Bài: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a hoặc 2b viết hai lần trên bảng lớp
Bài tập 3 viết vào giấy to
Giấy viết sẳn các từ kiểm tra bài cũ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
GV kiểm tra Hs đọc và viết các từ khó, dễ lẫn của chính tả.
HS viết và đọc
Nhận xét – lắng nghe
Nhận xét phần đọc và viết của HS sau đó cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài :
Giờ chính tả hôm nay sẽ nhớ và viết lại 4 khổ thơ đầu trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và làm bài tập chính tả phân biệt : r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã.
- Lắng nghe
Hướng dẫn viết chính tả
+ Trao đổi nội dung đoạn thơ
Yêu cầu HS đọc đoạn thơ
H : Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai ? Vì sao phải như vậy ?
3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Khi trẻ con sinh ra phải cần có mẹ, có cha, có người chăm sóc.
Hướng dẫn viết từ khó :
Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ : sáng lắm, nhìn rõ, cho trẻ, lời ru, chăm sóc, sinh ra ngoan, nghĩ, rộng lắm.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
Viết chính tả
Soát lỗi và chấm bài
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu Hs tự làm bài
Nhận xét kết luận bài giải đúng và HS làm nhanh nhất và đúng.
2 HS thi làm nhanh trên bảng lớp.
HS dưới viết bằng bút chì
Gọi HS nhận xét chữa bài
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
2 HS làm trên bảng lớp
Nhận xét chữa bài
2,3 HS đọc lại khổ thơ
Bài 3 :
Gọi Hs đọc yêu cầu của bài
2 HS đọc thành tiếng
Chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS làm bài tiếp sức.
Gọi HS nhận xét chữa bài
Nhận xét – kết luận
Tuyên dương nhóm nhanh nhất
Nhận xét chữa bài
1 Hs đọc lại đoạn văn
tiếp nối nhau đặt câu
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs xem lại bài
Môn: Chính tả	Tuần: 22
Bài: SẦU RIÊNG
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n. hoặc út/úc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẳn vào 3 tờ giấy
Bài tập 3 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV kiểm tra Hs đọc và viết các từ khó, dễ lẫn của giờ chính tả trước.
3HS lên bảng
Nhận xét bài viết của HS
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài :
Giờ chính tả hôm nay sẽ viết đoạn 2 trong bài văn Sầu Riêng và bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ut/uc
- Lắng nghe
Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
Yêu cầu Hs đọc đoạn văn
Đoạn văn trên miêu tả gì ?
Những từ ngữ nào cho ta biết hoa sầu riêng rất đặc sắc ?
2 Hs đọc thành tiếng đoạn văn 
Đoạn văn miêu tả hoa sầu riêng
Hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ li ti như vảy cá.
Hướng dẫn viết từ khó :
Hướng dẫn Hs đọc và viết các từ sau : trổ, cuối năm, tỏa khắp khu vườn, giống cánh hoa sen ...
Viết chính tả
Soát lỗi và chấm bài
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
Nhận xét kết luận bài giải đúng và HS làm nhanh nhất và đúng.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
3 HS thi làm nhanh trên bảng lớp.
HS dưới viết bằng bút chì
Hỏi : Tại sao khi mẹ xuýt xoa, bé Minh mới òa khóc ?
1 HS đọc thành tiếng trước lớp
2 HS làm bài trên bảng
Nhận xét chữa bài
GV tổ chức cho HS làm bài tập 2b tương tự bài tập 2a
Hỏi :
Đoạn thơ cho ta thấy điều gì ?
Đoạn thơ cho ta thấy được sự tài hoa của các nghệ nhân vẽ hoa văn trên đồ sành sứ.
Hồ Tây là cảnh đẹp ở đâu ?
Hồ Tây là cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội
Bài 3 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
Tổ chức cho HS thi làm bài theo hình thức tiếp sức .
Gọi HS nhận xét, chữa bài
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
2 nhóm thi làm bài tiếp sức
đại diện hai nhóm đọc đoạn văn đã hoàn thành.
Nhận xét – bổ sung
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs xem lại bài và đọc thuộc bài thơ
Môn: Chính tả	Tuần: 23
Bài: CHỢ TẾT
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn thơ 
Tìm đúng các tiếng thích hợp có âm đầu s/x hoặc vần ức/ứt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to viết sẳn 2 lần nội dung mẩu chuyện
Viết sẳn các từ cần kiểm tra bài cũ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra các từ cần chú ý trong giờ chính tả
3HS lên bảng
Nhận xét bài viết của HS
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài ... ở chỗ : Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt, nhớ cả những chuyện xảy ra từ 500 năm trước. Cứ như chị sống hơn 500 năm.
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs xem lại bài và chép lại đoạn văn ở bài BT2 kể chuyện trí nhơ61 tốt cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Môn: Chính tả	Tuần: 29
Bài: ĐƯỜNG ĐI SAPA
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp bài : Đường đi Sapa
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi. hoặc v/d/gi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẳn 
Bài tập 3a, 3b vào bảng phụ
Giấy khổ to viết sẳn các từ kiểm tra bài cũ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV kiểm tra Hs đọc và phân biệt các các từ khó, dễ lẫn của giờ chính tả trước.
3HS lên bảng đọc và viết các từ ngữ
PB : Trung bình, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình.
PN : lếch thếch, nết na, chênh chếch, sống chết, trắng bệch, dính bết ...
Nhận xét chữ viết của HS
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài :
 Trong tiết chính tả hôm nay em sẽ nghe viết đoạn cuối bài Đường đi Sapa và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc v/d/gi 
- Lắng nghe
Hướng dẫn viết chính tả :
+ Trao đổi nội dung bài văn :
Gọi HS đọc thuộc lòng bài văn, sau đó gọi 1 HS đọc lại
Hỏi : Phong cảnh Sapa thay đổi như thế nào ?
Vì sao Sapa được gọi là "món quà tặng diệu kỳ" của thiên nhiên.
2 HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo
Phong cảnh Sapa thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục : mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
Vì Sapa có phong cảnh rất đẹp và sự thay đổi mùa trong một ngày ở đây thật lạ lùng và hiếm có.
Hướng dẫn viết từ khó :
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Luyên viết các từ : 
Thoắt cái, lá vàng rơi, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì ...
Viết chính tả
Soát lỗi và chấm bài
Hướng dẫn HS làm bài tập CTả
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm
1 nhóm dáng phiếu lên bảng và đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV gho nhanh vào phiếu.
Nhận xét kết luận các từ đúng
Gọi HS dưới lớp đọc những tiếng có nghĩa sau khi thêm dấu thanh. GV ghi nhanh lên bảng
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi hoàn thành phiếu
Đọc phiếu nhận xét, bổ sung.
Viết vào vở
GV tổ chức cho HS làm bài tập 2b tương tự như cách tổ chức làm bài 2 a
Bài 3 :
Gọi HS đọc yêu cầu nội dung
Yêu cầu HS làm bài cá nhân
Gọi HS đọc các câu văn đã hoàn thành HS dưới lớp nhận xét.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
1 HS làm bảng lớp.
HS cả lớp viết bút chì vào sách GK
Đọc, nhận xét bài làm của bạn.
Chữa bài
GV tổ chức cho HS làm bài tập 3b tương tự như cách làm bài 3a
Gọi HS đọc yêu cầu nội dung
Yêu cầu HS làm bài cá nhân
Gọi HS đọc các câu văn đã hoàn thành HS dưới lớp nhận xét.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Lời giải :
Thư viện, lưu giữ, bằng vàng, đại dương, thế giới.
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs xem lại bài và chép lại đoạn văn ở bài BT3 , đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở.
Môn: Chính tả	Tuần: 31
Bài: NGHE LỜI CHIM NÓI
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp bài : Nghe lời chim nói
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n. hoặc thanh hỏi, thanh ngã
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to – bút dạ
Bài tập 2a hoặc 2 b viết sẳn vào bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu mỗi HS viết 5 từ đã tìm được ở BT1 tiết chính tả tuần 30.
Gọi 2 HS đứng tại chỗ nêu lại 2 tin trong BT2 (không nhìn sách)
Nhận xét việc học của HS
Nhận xét chữ viết của HS
HS thực hiện theo yêu cầu
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài :
 Trong tiết chính tả hôm nay em sẽ nghe viết bài thơ Nghe lời chim nói và làm bài tập chính tả phân biệt l/n – thanh hỏi – thanh ngã
- Lắng nghe
Hướng dẫn viết Từ khó :
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS luyện đọc và viết các từ lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết ...
Viết chính tả
Thu chấm bài, nhận xét
Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Chia HS thành 4 nhóm
Phát giấy và bút dạ cho HS
Yêu cầu HS tìm từ
Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh lên bảng.
Kết luận những từ đúng
2 HS đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo
Hoạt động trong nhóm
Dán phiếu, đọc, nhận xét, bổ sung
HS viết vào vở khoảng 15 từ.
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu Hs tự làm bài, nhắc HS dùng bút chì gạch chân những từ không thích hợp.
Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng
Nhận xét kết luận bài giải đúng
Gọi Hs đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
GV tổ chức cho HS làm phần B tương tự như cách làm phần a.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới làm bằng bút chì vào SGK
Nhận xét, bổ sung.
Đáp án :
BĂNG TRÔI
Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 3.100 ki lô mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ
2 HS đọc thành tiếng
Đáp án
SA MẠC ĐEN
Ở nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs về nhà đọc lại các từ vừa tìm được, học thuộc các mẩu tin và chuẩn bị bài sau.
Môn: Chính tả	Tuần: 32
Bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn từ Ngày xửa ngày xưa ... trên những mái nhà trong bài : Vương quốc vắng nụ cười
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x. hoặc /o/ô/ơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2a hoặc 2b viết sẳn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
Yêu cầu 2 HS lên bảng. MỖi Hs đặt 2 câu trạng ngữ chỉ nơi chốn, xác định trạng ngữ trong câu.
Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì trong câu ?
Nhận xét cho điểm từng HS
Gọi Hs nhận xét câu trả lời của bạn
2 HS đặt câu trên bảng
HS đứng tại chỗ trả lời
Nhận xét
Nhận xét chữ viết của HS
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs xem lại bài và chép lại đoạn văn ở bài BT3 , đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở.
Môn: Chính tả	Tuần: 33
Bài: NÓI NGƯỢC
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
Nghe – viết chính xác, đẹp bài dân gian : Nói ngược
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi. hoặc thanh hỏi, thanh ngã
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2 viết sẳn vào bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
Gọi 3 HS lên bảng, viết từ láy
PB : Từ láy trong đó tiếng n2o cũng có âm tr hoặc ch
PN : Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iêu hoặc iu.
Nhận xét chữ viết của HS.
HS thực hiện theo yêu cầu
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI : 
Giới thiệu bài :
 Trong tiết chính tả hôm nay em sẽ viết một bài vè dân gian rất hay, hóm hỉnh có tên là Nói ngược và làm bài tập phân biệt r/d/gi và dấu hỏi, ngã.
- Lắng nghe
* Hướng dẫn viết chính tả
+ Tìm hiểu bài vè
Gọi HS đọc bài vè
Yêu cầu HS đọc thầm bài vè và trả lời câu hỏi
+ Bài vè có gì đáng cười ?
+ Nội dung bài vè là gì ?
2 HS đọc thành tiếng bài vè 
2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Bài vè có nhiều chi tiết đáng cười : ếch cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào ...
+ Bài vè toàn nói ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười.
* Hướng dẫn viết từ khó :
Yêu cầu HS tìm, luyện đọc, luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
HS luyện đọc và viết các từ : ngoài đồng, liếm lông, lao đao, lượm, trúm, tóc giống, đổ vồ, chim chích, diều hâu, quạ ...
Viết chính tả
Thu chấm chữa bài
Hướng dẫn làm bài tập
Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
Yêu cầu HS làm việc cặp đôi
Hướng dẫn Hs dùng bút chì gạch chân dưới những từ không thích hợp.
Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng
Nhận xét kết luận bài đúng
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận
nhận xét chữa bài
1 HS đọc bài báo hoàn thiện và cả lớp chữa bài
Đáp án : giải đáp, tham gia, dùng, theo dõi, kết quả, bộ não, không thể
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học
Yêu cầu Hs về nhà đọc lại bài báo. Vì sao người ta cười khi bị người khác cù ? 
Học thuộc bài vè dân gian Nói ngược và chuẩn bị bài sau.
Môn: Chính tả	Tuần: 34
Bài: ÔN HỌC KỲ II
Ngày:
I. MỤC TIÊU:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Các hoạt động của GV
Các hoạt động của HS
ĐDDH
3. Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 - CHINH TA HOC KY II.1.doc